Bài 29. Làm quen với biến cố trang 56, 57, 58 Vở thực hành Toán 7

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Câu hỏi trắc nghiệm trang 56

Biến cố “Nhiệt độ thấp nhất trong tháng Một sang năm là ” là biến cố gì? A. Biến cố chắc chắn. B. Biến cố ngẫu nhiên. C. Biến cố không thể. D. Biến cố đồng khả năng.

Xem chi tiết

Bài 1 trang 56, 57

Minh lấy ngẫu nhiên một viên bi trong túi đựng 5 viên bi trắng và 5 viên bi đen có cùng kích thước. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể hay biến cố ngẫu nhiên? A: “Minh lấy được viên bi màu trắng”. B: “Minh lấy được viên bi màu đen”. C: “Minh lấy được viên bi màu trắng hoặc màu đen”. D: “Minh lấy được viên bi màu đỏ”.

Xem chi tiết

Bài 2 trang 57

Cho hai chiếc hộp, mỗi hộp đựng 6 tấm thể ghi các số 1; 2; 3; 4; 5; 6. Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ từ mỗi hộp. Điền vào chỗ chấm các từ thích hợp trong các từ sau: chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên.

Xem chi tiết

Bài 3 trang 57

Chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp {2; 3; 5; 6; 7; 8; 10}. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể hay biến cố ngẫu nhiên? A: “Số được chọn là số nguyên tố”. B: “Số được chọn là số bé hơn 11”. C: “Số được chọn là số chính phương”. D: “Số được chọn là số chẵn”. E: “Số được chọn là số lớn hơn 1”.

Xem chi tiết

Bài 4 trang 58

Chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp S= {12; 16; 18; 20; 22; 24; 30}. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố ngẫu nhiên, biến cố chắc chắn hay biến cố không thể? Biến cố A: “Chọn được số lẻ”. Biến cố B: “Chọn được số chia hết cho 5”. Biến cố C: “Chọn được số lớn hơn 11”.

Xem chi tiết

Bài 5 trang 58

Hai bạn An, Bình mỗi người gieo một con xúc xắc. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố ngẫu nhiên, biến cố chắc chắn hay biến cố không thể? a) Biến cố A: “Số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc đều là số nguyên dương”. b) Biến cố B: “Số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc đều là 1”. c) Biến cố C: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 12”.

Xem chi tiết