Bài 19. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều>
Em hiểu thế nào về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Mở đầu
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 129 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hiểu thế nào về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức thực tế để chia sẻ hiểu biết mình về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Lời giải chi tiết:
- Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong Hiến pháp của Nhà nước ta.
- Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, của công dân nghĩa là: Không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại.
? mục 1
Trả lời câu hỏi mục 1 trang 130 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy đọc thông tin, tình huống và trả lời câu hỏi
a. Từ thông tin về quy định của Hiến pháp, theo em ở tình huống 1 và 2 hành vi của Liên và K ai đúng ai sai? Vì sao?
b. Thông tin trên nói đến quyền nào của công dân? Em hiểu nội dung quyền đó như thế nào?
Phương pháp giải:
a. Đọc các thông tin, tình huống và cho biết hành vi của Liên và K ai đúng ai sai và giải thích.
b. Chỉ ra quyền của công dân được nói đến trong thông tin và nêu nội dung của quyền đó.
Lời giải chi tiết:
a. Nhận xét hành vi của Liên và K ở tình huống 1 và 2:
- Hành vi của Liên là đúng, vì đã không tự ý đọc nhật kí của Hà, nghĩa là không tự ý kiểm soát thư tín của người khác.
- Hành vi của K là sai, vì đã tự ý xem tin nhắn của S, thực hiện hành vi trái pháp luật xâm phạm thư tín của người khác.
b. Các thông tin về Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự nói đến quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Quyền này có nghĩa là, thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân bảo đảm an toàn và bí mật, không ai được tự tiện bóc mở, tiêu huỷ, kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của người khác
? mục 2
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 132 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy đọc thông tin, tình huống và trả lời câu hỏi
a. Trong hai tình huống trên, quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của C và anh A đã bị xâm phạm như thế nào? Hậu quả gì có thể xảy ra khi quyền này bị xâm phạm?
b. Hành vi vi phạm của S và chị D dẫn đến hậu quả gì và có thể áp dụng trách nhiệm pháp lí nào?
Phương pháp giải:
a. Đọc các thông tin, tình huống và cho biết trong hai tình huống trên, quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của C và anh A đã bị xâm phạm như thế nào và nêu hậu quả của nó.
b. Chỉ ra hậu quả và trách nhiệm pháp lí đối với hành vi vi phạm của S và chị D.
Lời giải chi tiết:
a. - Tình huống 1: C đã bị xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín khi đi ra ngoài và bị S bạn cùng phòng tự ý đọc.
- Tình huống 2: Anh A đã bị xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín khi chị D truy cập trái phép vào tài khoản Facebook của anh A.
Hậu quả hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín có thể xảy ra khi quyền này bị xâm phạm có thể gây ra thiệt hại về vật chất và tinh thần cho người bị xâm hại hoặc làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.
b. Hành vi vi phạm của S và chị D dẫn đến hậu quả là cả hai người sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí từ hành vi vi phạm của mình, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm kỉ luật, bị xử phạt hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
? mục 3
Trả lời câu hỏi mục 3 trang 133 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy đọc trường hợp và trả lời câu hỏi
Theo em, hành vi đòi xem tin nhắn của H và việc từ chối của Q là đúng hay sai? Nếu là bạn của H, em sẽ làm gì?
Phương pháp giải:
- Đọc trường hợp và phân tích hành vi đòi xem tin nhắn của H và việc từ chối của Q là đúng hay sai. Giải thích.
- Đặt mình vào vị trí bạn H, liên hệ bản thân và xử lí tình huống.
Lời giải chi tiết:
- Hành vi đòi xem tin nhắn của H là sai và việc từ chối của Q là đúng, vì thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân bảo đảm an toàn và bí mật, không ai được bóc mở, kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của người khác nếu không được người đó cho phép.
- Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên H không nên đề nghị kiểm soát thư tín của bạn, vì đó là bí mật đời tư của người khác, cần phải được tôn trọng.
Luyện tập 1
Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 133 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Hành vi nào dưới đây là xâm phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc các hành vi và chỉ ra hành vi xâm phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Giải thích.
Lời giải chi tiết:
Hành vi xâm phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân: B. Tự tiện xem tin nhắn trên điện thoại của người khác. Vì pháp luật quy định thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân phải được đảm bảo an toàn, bí mật. Không ai được tự tiện xem tin nhắn, bóc thư của người khác khi chưa được phép.
Luyện tập 2
Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 134 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
a. Hành vi của M đã xâm phạm quyền nào của L? Vì sao?
b. Theo em, L cần làm gì để bảo vệ quyền của mình khi bị xâm phạm?
Phương pháp giải:
Đọc trường hợp và phân tích trường hợp để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Hành vi của M đã xâm phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín vì: M tìm cách tiếp cận L để nghe trộm điện thoại.
b. Để bảo vệ quyền của mình, L nên thẳng thắn nói với bạn về hành vi nghe trộm đó khiến mình cảm thấy không được tự do, thoải mái. Đồng thời, giải thích cho bạn hiểu về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín để bạn nhận ra lỗi sai của mình và thay đổi.
Luyện tập 3
Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 134 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
a. Là bạn thân với nhau, K có quyền truy cập tài khoản trên mạng xã hội để đọc tin nhắn của T không? Vì sao?
b. Hành vi của K đã để lại hậu quả gì cho cả K và T?
Phương pháp giải:
Đọc trường hợp và phân tích trường hợp để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Dù là bạn thân của T, K cũng không có quyền truy cập tài khoản để đọc tin nhắn của T, vì tin nhắn là thư tín của cá nhân, được bảo đảm an toàn và bí mật, không ai được bóc mở, kiểm soát nếu không được người đó cho phép.
b. Hành vi của K để lại hậu quả:
- Đối với T: Bí mật, an toàn thư tín đã bị xâm phạm. T thì buồn và tổn thương, ít tiếp xúc với K.
- Đối với K: Có thể phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi vi phạm của mình. Làm mất tình bạn với T, không được vui khi T lạnh nhạt với mình.
Luyện tập 4
Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 134 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
a. Trong tình huống này, quyền nào của chị H đã bị xâm phạm?
b. Theo em, chị H cần làm gì để bảo vệ quyền thư tin của mình?
Phương pháp giải:
Đọc trường hợp và phân tích trường hợp để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Trong tình huống này, quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của chị H đã bị xâm phạm, đó là bị người khác đọc tin nhắn và chụp lại hình ảnh gửi cho người khác.
b. Để bảo vệ quyền thư tín của mình, chị H cần báo ngay cho công an để tìm ra thủ phạm. Đồng thời, bản thân chị H cần nâng cao cảnh giác khi đăng nhập ở những máy tính lạ.
Luyện tập 5
Trả lời câu hỏi Luyện tập 5 trang 134 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Tự liên hệ bản thân, em đã tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác hay chưa? Biểu hiện cụ thể như thế nào?
Phương pháp giải:
Liên hệ bản thân.
Lời giải chi tiết:
Bản thân em đã thực hiện tốt quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân:
- Không tự ý xem điện thoại, thư của người khác.
- Từ chối khi được người khác rủ xem điện thoại, thư của người khác.
- Yêu cầu người khác chấm dứt hành vi tự ý xem điện thoại, xem thư của mình.
Vận dụng 1
Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 134 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy viết một thông điệp về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
Phương pháp giải:
Viết một thông điệp về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
Lời giải chi tiết:
Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín đảm bảo sự riêng tư của mỗi công dân. Thư tín, điện thoại, điện tín đều thuộc về phần riêng tư, cá nhân của mỗi người. Quyền riêng tư này của công dân được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, không ai có quyền xâm phạm sự riêng tư này của người khác.
Vận dụng 2
Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 134 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy cùng nhóm bạn trong nhóm tìm hiểu về tình hình thực hiện pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín ở trường.
Phương pháp giải:
Tìm hiểu về tình hình thực hiện pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín ở trường.
Lời giải chi tiết:
- Các học sinh trong trường không có tình trạng tự ý xem điện thoại, thư của giáo viên và các bạn học sinh khác.
- Không có trình trạng mất thư, mất điện thoại trong các lớp học và trong toàn trường.
- Học sinh nhặt được thư của người khác sẽ trả lại thư cho người bị mất trong tình trạng nguyên vẹn.
- Học sinh biết cách từ chối khi được các bạn học trong lớp rủ xem điện thoại, thư của người khác.
- Học sinh đã biết cách yêu cầu người khác chấm dứt hành vi tự ý xem điện thoại, xem thư của mình.
- Bài 20. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 21. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 21. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 20. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 19. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 21. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 20. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 19. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều
- Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều