Bài 14. Thuật toán tìm kiếm tuần tự trang 49, 50 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Thuật toán tìm kiếm tuần tự yêu cầu danh sách cần tìm phải được sắp xếp. Điều gì xảy ra khi thuật toán tìm kiếm tuần tự không tìm thấy giá trị cần tìm trong danh sách? Chọn câu diễn đạt đúng hoạt động của thuật toán tìm kiếm tuần tự.
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
14.1
Thuật toán tìm kiếm tuần tự yêu cầu danh sách cần tìm phải được sắp xếp.
A. Đúng.
B. sai.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: B.
14.2
Điều gì xảy ra khi thuật toán tìm kiếm tuần tự không tìm thấy giá trị cần tìm trong danh sách?
A. Tiếp tục tìm kiếm và không bao giờ kết thúc.
B. Thông báo “Tìm thấy".
C. Thông báo “Tìm thấy" và kết thúc.
D. Thông báo “Không tìm thấy” và kết thúc.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết.
Lời giải chi tiết:
Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết.
14.3
Chọn câu diễn đạt đủng hoạt động của thuật toán tìm kiếm tuần tự.
A. Tìm trên danh sách đã sắp xếp, bắt đầu từ đầu danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp.
B. Tìm trên danh sách đã sắp xếp, bắt đầu từ giữa danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp.
C. Tìm trên danh sách bất kì, bắt đầu từ giữa danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp.
D. Tìm trên danh sách bất kì, bắt đầu từ đầu danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: D.
14.4
Thuật toán tìm kiếm tuần tự cần bao nhiêu bước để tìm thấy số 7 trong danh sách [1, 4, 8, 7, 10, 28]?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: C.
14.5
Thuật toán tìm kiếm tuần tự cần bao nhiêu bước để tìm thấy số 25 trong danh sách [3, 5, 12, 7, 11, 25]?
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: B.
14.6
Thực hiện thuật toán tìm kiếm tuần tự để tìm số 10 trong danh sách [2, 6, 8, 4, 10, 12]. Đầu ra của thuật toán là ?
A. Thông báo “Không tìm thấy”.
B. Thông báo “Tìm thấy".
C. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí thứ 5 của danh sách.
D. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí thứ 6 của danh sách.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: C.
14.7
Em hãy ghép mỗi nội dung ở cột A với những nội dung phù hợp ở cột B để xác định chính xác đầu vào và đầu ra của thuật toán tìm kiếm tuần tự.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các ý trong bảng và dựa vào kiến thức đã học để đánh dấu vào ô tương ứng.
Lời giải chi tiết:
1-a; 1-c; 2-b; 2-d.
14.8
Em hãy điền các từ/cụm từ: đã hết, “Không tìm thấy”, bằng, vị trí đầu tiên, “Tìm thấy” vào chỗ chấm (...) được đánh số trong các câu sau để được mô tả chính xác về thuật toán tìm kiếm tuần tự.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết.
Lời giải chi tiết:
(1) – vị trí đầu tiên
(4) – “Tìm thấy”
(3) — đã hết
(2) – bằng
(5) – “Không tìm thấy”
14.9
Cho danh sách học sinh sau đây:
Em hãy tạo bảng liệt kê các bước thực hiện thuật toán tìm kiếm tuần tự để tìm học sinh đầu tiên sinh vào tháng Một.
Phương pháp giải:
Lập bảng liệt kê các bước thực hiện thuật toán tìm kiếm tuần tự tương tự Hình 14.2 trong Hoạt động 1 của SGK.
Lời giải chi tiết:
Bước 1. Xét vị trí đầu tiên của danh sách.
Bước 2. Nếu giá trị của phần tử ở vị trí đang xét bằng giá trị cần tìm thi chuyển sang Bước 4,
nếu không thì chuyển đến vị trí tiếp theo.
Bước 3. Kiểm tra đã hết danh sách chưa. Nếu đã hết danh sách thi chuyển sang Bước 5.
nếu chưa thi lập lại từ Bước 2.
Bước 4. Trả lời "Tim thấy" và chỉ ra vị tri phần tử tim được; Kết thúc.
Bước 5. Trả lời "không tìm thấy"; Kết thúc.
Lần Lặp |
Tên học sinh |
Ngày sinh |
Có đúng học sinh cần tìm không |
Có đúng là hết danh sách không |
1 |
Nguyễn Châu Anh |
14/12/2010 |
Sai |
Sai |
2 |
Nguyễn Phương Chi |
09/02/2010 |
Sai |
Sai |
3 |
Hà Minh Đức |
05/01/2010 |
Đúng |
Sai |
……. |
………………… |
……………… |
………………. |
…………………… |
14.10
Thực hành: Em hãy tìm kiếm thông tin trên Internet để lập bảng danh sách khoảng 10 mặt hàng và đơn giá của mỗi mặt hàng. Sau đó thực hiện mặt hàng mà em thích nhất và thuật toán tìm kiếm tuần tự để tìm kiếm một mặt hàng đó.
Phương pháp giải:
Bước 1. Tìm kiếm thông tin trên Internet, lập bảng danh sách khoảng 10 mặt hàng và đơn giá của mỗi mặt hàng.
Bước 2. Chỉ ra tên một mặt hàng mà em thích nhất.
Bước 3. Lập bảng liệt kê các bước thực hiện thuật toán tìm kiếm tuần tự để tìm tên mặt hàng mà em thích nhất trong danh sách
Lời giải chi tiết:
- 10 mặt hàng và đơn giá của mỗi mặt hàng
STT |
Mặt hàng |
Đơn Giá |
1 |
Quả bóng rổ |
100.000 |
2 |
Bàn cờ vua |
80.000 |
3 |
Máy tính bỏ túi |
300.000 |
4 |
Báo hoa học trò |
30.000 |
5 |
Hộp bút |
30.000 |
6 |
Spinner |
20.000 |
7 |
Bộ êke, thước kẻ |
30.000 |
8 |
Truyện tranh |
40.000 |
9 |
Ván trượt |
200.000 |
10 |
Gấu bông |
150.000 |
- Ví dụ: mặt hàng em yêu thích nhất là: bàn cờ vua
- Lập bảng liệt kê các bước
Lần lặp |
Mặt hàng |
Đơn giá |
Có đúng mặt hàng em yêu thích không |
Có đúng là hết danh sách không |
1 |
Quả bóng rổ |
100.000 |
Sai |
Sai |
2 |
Bàn cờ vua |
80.000 |
Đúng |
Sai |
… |
……… |
………. |
……………………… |
………………………… |
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 16. Thuật toán sắp xếp trang 55, 56 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 15. Thuật toán tìm kiếm nhị phân trang 51, 52 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 14. Thuật toán tìm kiếm tuần tự trang 49, 50 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 13. Thực hành tổng hợp: Hoàn thiện bài trình chiếu trang 47, 48 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 12. Định dạng đối tượng trên trang chiếu trang 43, 44 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 16. Thuật toán sắp xếp trang 55, 56 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 15. Thuật toán tìm kiếm nhị phân trang 51, 52 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 14. Thuật toán tìm kiếm tuần tự trang 49, 50 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 13. Thực hành tổng hợp: Hoàn thiện bài trình chiếu trang 47, 48 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 12. Định dạng đối tượng trên trang chiếu trang 43, 44 SBT Tin học 7 Kết nối tri thức với cuộc sống