Giáo dục kinh tế và pháp luật 12, giải gdcd 12 cánh diều Chủ đề 8. Quyền và nghĩa vụ của công dân về văn hóa, xã..

Bài 13. Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Cánh diều


Em hãy cho biết các hình ảnh dưới dây thể hiện công dân đang thực hiện quyền và nghĩa vụ nào về bảo vệ di sản văn hoá.

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 94 SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật 12 – Cánh diều

Em hãy cho biết các hình ảnh dưới dây thể hiện công dân đang thực hiện quyền và nghĩa vụ nào về bảo vệ di sản văn hoá.

 

Phương pháp giải:

Dựa vào các hình ảnh để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Hình 1: Công dân đang thực hiện nghĩa vụ bảo vệ và phát huy di sản văn hóa.

- Hình 2: Công dân đang thực hiện quyền tiếp cận, hưởng thụ các di sản văn hóa vật chất và tinh thần của dân tộc.

Khám phá 1

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 96 SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật 12 – Cánh diều

Những hoạt động của đời sống tinh thần trong mỗi trường hợp trên thể hiện quyền và nghĩa vụ nào của công dân về bảo vệ di sản văn hoá?

Phương pháp giải:

Đọc thông tin và thực hiện các yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

- Trường hợp 1:

+ Quyền của công dân: Học sinh được tham quan, tìm hiểu ý nghĩa, lịch sử của các di sản văn hoá. Điều này thể hiện quyền tiếp cận, hưởng thụ di sản văn hoá.

+ Nghĩa vụ của công dân: Khi ghi chép lại các sự kiện, tìm hiểu thêm các tư liệu liên quan đến di tích, học sinh đang thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

- Trường hợp 2:

+ Quyền của công dân: Nhân dân được tham gia vào đời sống tinh thần phong phú, hưởng thụ các sản phẩm tinh thần như những điệu xòe Thái, những bài hát Xoan, những làn điệu dân ca Quan Họ, làn điệu Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, giọng hò Huế hay Đờn ca tài tử Nam Bộ. Điều này thể hiện quyền tiếp cận, hưởng thụ di sản văn hoá.

+ Nghĩa vụ của công dân: Khi tham gia vào đời sống tinh thần, nhân dân đang thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

Luyện tập 2a

Trả lời câu hỏi mục 2a trang 97 SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật 12 – Cánh diều

Em hãy cho biết hình ảnh nào trên đây nói về công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ di sản văn hoá. Thực hiện như thế nào?

 

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trang 97 và thực hiện các yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

- Hình ảnh a) và c) nói về công dân thực hiện quyền bảo vệ di sản văn hóa. Cụ thể:

+ Hình a: người dân tham quan Đình Tân Trào.

+ Hình c: khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư được mọi người đến tham quan. 

- Hình ảnh b), d) nói về công dân thực hiện nghĩa vụ bảo vệ di sản văn hóa. Cụ thể:

+ Hình b: mọi người đang tham gia nhảy điệu Xòe Thái, điều này cho thấy họ đang thực hiện nghĩa vụ phát huy di sản văn hóa. 

+ Hình d: các ca nghệ sĩ đang hát dân ca Ví, Giặm, điều này thể hiện họ đang phát huy di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 

Khám phá 2b

Trả lời câu hỏi mục 2b trang 97 SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật 12 – Cánh diều

Trong trường hợp trên, nhân dân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trang 97 và thực hiện các yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

- Nhân dân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá như sau:

+ Quyền của công dân: Họ đã tham gia vào đời sống tinh thần, hưởng thụ di sản văn hoá thông qua việc tham gia các câu lạc bộ Ví, Giặm.

+ Nghĩa vụ của công dân: Họ đã tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá bằng cách duy trì và phát huy làn điệu dân ca Ví, Giặm trong đời sống văn hoá của cộng đồng.

Khám phá 2c

Trả lời câu hỏi mục 2c trang 97 SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật 12 – Cánh diều

Em hãy cho biết trong tình huống bên, C đã vi phạm nghĩa vụ nào của công dân về bảo vệ di sản văn hoá. Vi phạm như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trang 97 và thực hiện các yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

- Trong tình huống này, C đã vi phạm nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá vì C đã có hành vi buôn bán trái phép cổ vật quốc gia. Hành vi này vi phạm nghĩa vụ thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất.

Khám phá 2d

Trả lời câu hỏi mục 2d trang 97 SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật 12 – Cánh diều

Hậu quả nào đã đến với C từ hành vi, việc làm của minh? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trang 97 và thực hiện các yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

Hậu quả đến với C từ hành vi:

+ C có thể phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật ;...

+ Cổ vật có thể bị hủy hoại, thất lạc, hoặc bị di chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam,…

Luyện tập 1

Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 98 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Cánh diều

Em hãy nhận xét việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ di sản văn hoá trong mỗi trường hợp dưới đây:

a. Tham gia vào các đội múa, hát, biểu diễn các làn điệu, bài hát dân ca truyền thống dân tộc của địa phương.

b. Tích cực tham quan các di tích lịch sử - văn hoá do nhà trường và địa phương tổ chức.

c. Báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thấy di sản văn hoá bị xâm phạm.

d. Người trực tiếp quản lí di sản văn hoá tạo điều kiện thuận lợi cho khách tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hoá.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học trong bài để đưa ra các tiêu chí đánh giá

Lời giải chi tiết:

- Trường hợp a: Khi tham gia vào các đội múa, hát, biểu diễn các làn điệu, bài hát dân ca truyền thống dân tộc của địa phương, điều này thể hiện chúng ta đang thực hiện quyền hưởng thụ di sản văn hoá và nghĩa vụ phát huy giá trị di sản văn hoá. Hành vi này giúp bảo tồn và phát triển di sản văn hóa, đồng thời tạo sự gắn kết trong cộng đồng.

- Trường hợp b: Việc tham quan các di tích lịch sử - văn hoá do nhà trường và địa phương tổ chức giúp tiếp cận và hiểu rõ hơn về di sản văn hóa, đồng thời thể hiện sự tôn trọng và giá trị của di sản văn hoá. Đây là cách thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ di sản văn hoá.

- Trường hợp c: Khi báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thấy di sản văn hoá bị xâm phạm, thể hiện ta đang thực hiện nghĩa vụ bảo vệ di sản văn hoá. Hành động này giúp ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi xâm phạm di sản văn hoá.

- Trường hợp d: Người trực tiếp quản lý di sản văn hóa tạo điều kiện thuận lợi cho khách tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hoá đang thực hiện nghĩa vụ của mình. Họ đang giúp mọi người tiếp cận và hiểu rõ hơn về di sản văn hóa, đồng thời tạo điều kiện để di sản văn hoá được bảo tồn và phát triển.

Luyện tập 2

Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 98 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Cánh diều

Cộng đồng dân cư ở hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã coi các làn điệu dân ca Ví, Giặm như một phần cuộc sống và là bản sắc của vùng quê Nghệ An, Hà Tĩnh. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã thành lập được gần 140 câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm tại 21 huyện, thị xã, với gần 3 000 hội viên, 42 nghệ nhân dân gian, 52 nghệ nhân ưu tú, 1 nghệ nhân nhân dân. Đặc biệt, tại các huyện miền núi như Tương Dương, Con Cuông, Quỷ Châu, Quế Phong, Kỳ Sơn, ngoài các đặc trưng văn hoá của dân tộc Thái, Thổ, Khơ Mú, Mông, Ở Đu.... các địa phương này cũng thành lập các câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm. Đây là tiền đề để gìn giữ, bảo tồn, đồng thời khai thác được các giá trị văn hoá đặc sắc của mỗi địa phương trong phát triển du lịch cộng đồng. Ở Hà Tĩnh, để dân ca Ví, Giặm thực sự lôi cuốn giới trẻ, tỉnh Hà Tĩnh cũng tổ chức các hình thức truyền dạy trực tiếp cho các học viên câu lạc bộ, đồng thời dạy dân ca Ví, Giặm trong trường phổ thông. Ngoài ra, duy trì chương trình dạy hát dân ca trên sóng phát thanh và truyền hình ở Nghệ An và Hà Tĩnh,... Đây cũng là một trong những hình thức quảng bá và phổ biến giá trị của dân ca Ví, Giặm tới đông đảo công chúng.

(Theo Vietnamplus.vn, ngày 27/11/2019)

Theo em, các hoạt động giữ gìn dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trên đây là thực hiện quyền, nghĩa vụ nào của công dân? Giải thích vì sao

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học trong bài để đưa ra các tiêu chí đánh giá

Lời giải chi tiết:

Các hoạt động giữ gìn dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trên đây thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá như sau:

- Quyền của công dân: Công dân có quyền tiếp cận, hưởng thụ di sản văn hoá thông qua việc tham gia các câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm, nghe dạy hát dân ca trên sóng phát thanh và truyền hình.

- Nghĩa vụ của công dân: Công dân có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá. Khi tham gia vào các câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm, họ đang thực hiện nghĩa vụ này bằng cách duy trì và phát huy làn điệu dân ca Ví, Giặm trong đời sống văn hoá của cộng đồng. Cụ thể:

+ Việc thành lập các câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm tại các huyện, thị xã giúp duy trì và phát huy giá trị của dân ca Ví, Giặm, đồng thời tạo điều kiện cho công dân tiếp cận và hưởng thụ di sản văn hoá này.

+ Việc tổ chức các hình thức truyền dạy trực tiếp cho các học viên câu lạc bộ, dạy dân ca Ví, Giặm trong trường phổ thông, duy trì chương trình dạy hát dân ca trên sóng phát thanh và truyền hình cũng giúp quảng bá và phổ biến giá trị của dân ca Ví, Giặm tới đông đảo công chúng, đồng thời khẳng định nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ di sản văn hoá.

Luyện tập 3

Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 99 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Cánh diều

Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum có gần 400 học sinh, hầu hết là con em dân tộc thiểu số Xơ Đăng. Từ nhiều năm nay, Ban Giám hiệu nhà trường đã phối hợp với các nghệ nhân truyền dạy Cổng Chiêng - Xoang cho học sinh. Để học sinh có cơ hội trải nghiệm, nhân lên lòng tự hào với văn hoá truyền thống dân tộc mình, Ban Giám hiệu trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Tu Mơ Rông động viên học sinh tham gia các hội thi, hội diễn cồng chiêng, đồng thời tạo điều kiện để các em trải nghiệm thực tế tại lễ hội truyền thống của nhiều dân tộc anh em. Cồng Chiêng - Xoang trở thành hoạt động thường xuyên của nhà trường nhằm bảo tồn và phát huy giá trị Cồng Chiêng - Xoang, làm nòng cốt để tham gia các lễ hội trên địa bàn.

(Theo VOV - Tây Nguyên, ngày 27/11/2022)

Em hãy cho biết, hoạt động truyền dạy Cồng Chiêng - Xoang ở trường Phổ thông Dân tộc nội trả huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum là thực hiện quyền và nghĩa vụ nào của công dân về bảo vệ di sản văn hoá? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thức đã học trong bài, kết hợp đọc kĩ trường hợp để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Hoạt động truyền dạy Cồng Chiêng – Xoang ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá như sau:

- Quyền của công dân: Học sinh có quyền tiếp cận, hưởng thụ di sản văn hoá thông qua việc tham gia các hội thi, hội diễn Cồng Chiêng – Xoang, và trải nghiệm thực tế tại lễ hội truyền thống của nhiều dân tộc anh em.

- Nghĩa vụ của công dân: Học sinh có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá. Khi tham gia vào các hoạt động truyền dạy Cồng Chiêng – Xoang, họ đang thực hiện nghĩa vụ này bằng cách duy trì và phát huy giá trị của Cồng Chiêng – Xoang trong đời sống văn hoá của cộng đồng. Cụ thể:

+ Việc truyền dạy Cồng Chiêng – Xoang cho học sinh giúp họ hiểu rõ hơn về di sản văn hoá của dân tộc mình, đồng thời tạo điều kiện cho họ tiếp cận và hưởng thụ di sản văn hoá này.

+ Bên cạnh đó, việc tham gia các hội thi, hội diễn Cồng Chiêng – Xoang, và trải nghiệm thực tế tại lễ hội truyền thống của nhiều dân tộc anh em cũng giúp học sinh thực hiện nghĩa vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá. Đây là cách thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ di sản văn hoá.

Luyện tập 4

Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 99 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Cánh diều

Di tích lịch sử - văn hoá C đã được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hoá của tỉnh X, nhiều khách du lịch trong và ngoài nước thường xuyên đến tham quan, du lịch, được cán bộ nhân viên khu di tích tiếp đón, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch. Ngoài tham quan, du lịch, nhiều người còn đến đây tìm hiểu, thu thập tư liệu để làm tài liệu nghiên cứu. Đối với khách du lịch muốn thu thập tư liệu nghiên cứu thì những cán bộ quản lí khu di tích lịch sử - văn hoá không muốn cung cấp thông tin, tư liệu và thường từ chối bằng câu: “Tôi không có quyền”

Trong tình huống này, cán bộ quản lí khu di tích lịch sử - văn hoá có thực hiện đúng nghĩa vụ của mình không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thức đã học trong bài, kết hợp đọc kĩ trường hợp để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Trong tình huống này, cán bộ quản lí khu di tích lịch sử - văn hoá C không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, vì: Khoản 4, Điều 15, Luật Di sản văn hóa quy định: Tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp di sản văn hóa có các quyền và nghĩa vụ sau tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hóa;…. Dẫn chiếu theo điều luật này, cán bộ quản lí khu di tích lịch sử - văn hoá C đã có hành vi vi phạm quy định của pháp luật khi từ chối cung cấp thông tin, tư liệu về khu di tích đến khách du lịch.

Vận dụng 1

Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 99 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Cánh diều

Em hãy thiết kế một sản phẩm tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học để thiết kế sản phẩm theo yêu cầu

Lời giải chi tiết:

(*) Tham khảo: Quy tắc ứng xử đối với khách du lịch khi đến tham quan tại những khu di tích lịch sử - văn hóa

 

Vận dụng 2

Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 99 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Cánh diều

Em hãy cùng các bạn trong nhóm lập kế hoạch khảo sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ di sản văn hoá ở nơi em sinh sống.

Phương pháp giải:

Em hãy cũng các bạn trong nhóm để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

(*) Tham khảo:

- Ở địa phương em đa số người dân đều tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về thực hiện nghĩa vụ công dân về bảo vệ di sản văn hoá

- Tuy nhiên, vẫn còn một số cá nhân có hành vi chưa phù hợp, vi phạm quy định của pháp luật về thực hiện nghĩa vụ công dân về bảo vệ di sản văn hoá. Ví dụ như:

+ Trường hợp 1: Ông S là người được chính quyền xã giao trông coi đền P-một di tích văn hoá quốc gia có tuổi đời hàng trăm năm, gắn liền với nhiều sự tích về tín ngưỡng của người dân địa phương. Gần đây, do sơ suất trong lúc dọn dẹp vệ sinh, ông S phát hiện đền bị mất trộm nhiều cổ vật có giá trị, tuy nhiên, lo sợ bị trách phạt nên ông không báo cáo sự việc với cơ quan chức năng.

+ Trường hợp 2: Trong quá trình thi công xây nhà cho anh H, anh A đã phát hiện một số hiện vật bằng đồng. Nghi ngờ các hiện vật này có niên đại từ thời Nguyễn, anh đã liên hệ với những người buôn đồ cổ để bán.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí