Bài 10. Giới thiệu về môi trường nuôi thủy sản trang 52, 53, 54, 55, 56, 57 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức>
Môi trường nuôi thủy sản là gì? Môi trường nuôi thủy sản cần những yêu cầu nào? Quạt nước trong Hình 10.1 có vai trò gì trong nuôi thủy sản?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
Câu hỏi tr52 MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 52 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
Môi trường nuôi thủy sản là gì? Môi trường nuôi thủy sản cần những yêu cầu nào? Quạt nước trong Hình 10.1 có vai trò gì trong nuôi thủy sản?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về yêu cầu chính của môi trường nuôi thủy sản
Lời giải chi tiết:
- Môi trường nuôi thủy sản là môi trường nước được sử dụng để nuôi trồng các loài thủy sản như cá, tôm, cua, ốc,... Môi trường này có thể là ao, hồ, đầm, sông, biển hoặc các lồng bè trên mặt nước
- Môi trường nuôi thủy sản cần những yêu cầu sau:
+ Yêu cầu thủy lí: đáp ứng nhiệt độ nước, độ trong màu nước,...
+ Yêu cầu thủy hóa: đáp ứng độ pH, hàm lượng NH3, độ mặn, oxygen hòa tan
+ Yêu cầu thủy sinh: đáp ứng thực vật thủy sinh, sinh vật phù du, vi sinh vật
- Quạt nước trong Hình 10.1 có vai trò:
+ Tạo dòng chảy, giúp tăng cường trao đổi khí giữa nước và không khí, từ đó cung cấp oxy cho các sinh vật trong ao nuôi.
+ Giúp đẩy khí độc, chẳng hạn như CO2, NH3, H2S, ra khỏi ao nuôi.
+ Tạo dòng chảy, giúp nước trong ao được lưu thông đều đặn.
+ Tạo ra sóng trên mặt nước, giúp tăng cường sự bay hơi.
+ Giúp phân tán thức ăn cho cá.
Câu hỏi tr52 KP
Trả lời câu hỏi Khám phá trang 52 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
Vì sao nhiệt độ của nước nuôi thủy sản lại có ảnh hưởng trực tiếp đến hô hấp, tiêu hóa, sinh sản,… của động vật thủy sản?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về yêu cầu về thủy lí
Lời giải chi tiết:
Vì mỗi loài thủy sản sẽ có yêu cầu về nhiệt độ môi trường nuôi khác nhau và hầu hết động vật thủy sản là động vật biến nhiệt, thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ của môi trường.
Câu hỏi tr53 KN
Trả lời câu hỏi Kết nối năng lực trang 53 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
Sử dụng internet, sách, báo,… để tìm hiểu yêu cầu về nhiệt độ, độ trong và màu nước ao nuôi của một số loài động vật thủy sản phổ biến.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về yêu cầu nhiệt độ
Lời giải chi tiết:
Ví dụ một số loài thủy sản sau:
- Cá rô phi:
+ Nhiệt độ: 25-32°C, thích hợp nhất là 28-30°C.
+ Độ trong: Nước trong, có thể nhìn thấy đáy ao.
+ Màu nước: Xanh lá cây hoặc nâu nhạt.
- Cá lóc:
+ Nhiệt độ: 24-30°C, thích hợp nhất là 26-28°C.
+ Độ trong: Nước trong, có thể nhìn thấy đáy ao.
+ Màu nước: Xanh lá cây hoặc nâu nhạt.
- Tôm sú:
+ Nhiệt độ: 27-30°C, thích hợp nhất là 28-29°C.
+ Độ trong: Nước trong, có thể nhìn thấy đáy ao.
+ Màu nước: Xanh lá cây hoặc nâu nhạt.
- Cua Biển:
+ Nhiệt độ: 25-30°C, thích hợp nhất là 27-28°C.
+ Độ trong: Nước trong, có thể nhìn thấy đáy ao.
+ Màu nước: Xanh lá cây hoặc nâu nhạt.
Câu hỏi tr54 KN
Trả lời câu hỏi Kết nối năng lực trang 54 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
Sử dụng internet, sách, báo,… để tìm hiểu độ PH và độ mặn thích hợp của một số loài động vật thủy sản phổ biến.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về yêu cầu thủy lí
Lời giải chi tiết:
Ví dụ một số loài thủy sản sau:
- Cá rô phi:
+ Độ pH: 6,5 - 8,5, thích hợp nhất là 7,0 - 8,0.
+ Độ mặn: 0 - 5‰.
- Cá lóc:
+ Độ pH: 6,0 - 8,5, thích hợp nhất là 7,0 - 8,0.
+ Độ mặn: 0 - 10‰.
- Tôm sú:
+ Độ pH: 7,5 - 8,5, thích hợp nhất là 8,0 - 8,2.
+ Độ mặn: 10 - 30‰.
- Cua Biển:
+ Độ pH: 7,5 - 8,5, thích hợp nhất là 8,0 - 8,2.
+ Độ mặn: 15 - 30‰.
Câu hỏi tr54 KP
Trả lời câu hỏi Khám phá trang 54 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
Nêu độ pH và độ mặn thích hợp đối với một số loài động vật thủy sản nuôi ở địa phương em.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về độ mặn và độ pH.
Lời giải chi tiết:
- Cá rô phi:
+ Độ pH: 6,5 - 8,5, thích hợp nhất là 7,0 - 8,0.
+ Độ mặn: 0 - 5‰.
- Cá lóc:
+ Độ pH: 6,0 - 8,5, thích hợp nhất là 7,0 - 8,0.
+ Độ mặn: 0 - 10‰
Câu hỏi tr54 KP
Trả lời câu hỏi Khám phá trang 54 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
Nêu một số biện pháp để cung cấp oxygen hòa tan cho nước nuôi thủy sản.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về oxygen hòa tan.
Lời giải chi tiết:
Một số biện pháp để cung cấp oxygen hòa tan cho nước nuôi thủy sản là:
+ Sục nước bằng máy bơm, máy sủi
+ Thả, nuôi trồng các nhóm thực vật thủy sinh, vi khuẩn lam.
Câu hỏi tr54 KN
Trả lời câu hỏi Kết nối năng lực trang 54 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
Sử dụng internet, sách, báo,… tìm hiểu về những biểu hiện của động vật thủy sản khi môi trường bị thiếu oxygen hòa tan.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức tìm hiểu được trên internet, sách, báo,…
Lời giải chi tiết:
Động vật thủy sinh có hiện tượng ngoi lên mặt nước, nếu không được cung cấp oxygen sẽ chết nổi trên mặt nước.
Câu hỏi tr55 KP
Trả lời câu hỏi Khám phá trang 55 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
Kể tên các loài thực vật thủy sinh thường gặp ao nuôi cá hoặc đầm nuôi tôm. Nêu vai trò của chúng đối với môi trường nuôi thủy sản.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về oxygen hòa tan.
Lời giải chi tiết:
Một số loài thủy sinh thường gặp là bèo tây, rong đuôi chồn, hoa súng. Chúng có vai trò cung cấp oxygen hòa tan cho nước nhờ quá trình quang hợp, cung cấp nơi trú ngụ cho động vật thủy sản, duy trì ổn định nhiệt độ môi trường nước hấp thụ một số kim loại nặng làm giảm ô nhiễm nguồn nước.
Câu hỏi tr57 KP
Trả lời câu hỏi Khám phá trang 57 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
Theo em, tính lưu động của nước có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường nuôi thủy sản?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về tính lưu động của nước.
Lời giải chi tiết:
Tính lưu động của nước nhằm tạo ra sự cân bằng động của các yếu tố vật lí, hóa học và sinh học trong môi trường, giúp cho hệ sinh thái nuôi thủy sản duy trì ở trạng thái mở với môi trường bên ngoài.
Câu hỏi tr57 LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 57 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
Trình bày các yêu cầu chính của môi trường nuôi thủy sản dưới dạng một sơ đồ tư duy.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về môi trường nuôi thủy sản.
Lời giải chi tiết:
Câu hỏi tr57 VD
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 57 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
Đề xuất một số việc nên làm để hạn chế các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nuôi thủy sản.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức của bản thân
Lời giải chi tiết:
- Sử dụng hệ thống áp dụng công nghệ sinh học để lọc nước.
- Không để động vật thủy sản chết lâu trong hồ, ao,…
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 25. Bo mạch lập trình vi điều khiển trang 133, 134, 135, 136, 137, 138 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
- Bài 24. Khát quát về vi điều khiển trang 128, 129, 130, 131, 132 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
- Bài 22. Một số mạch xử lí tín hiệu trong điện tử số trang 118, 119, 120, 121, 122 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
- Bài 21. Tín hiệu số và các cổng logic cơ bản trang 112, 113, 114, 115, 116, 117 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
- Bài 19. Khuếch đại thuật toán trang 101, 102, 103, 104, 105, 106 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
- Bài 25. Bo mạch lập trình vi điều khiển trang 133, 134, 135, 136, 137, 138 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
- Bài 24. Khát quát về vi điều khiển trang 128, 129, 130, 131, 132 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
- Bài 22. Một số mạch xử lí tín hiệu trong điện tử số trang 118, 119, 120, 121, 122 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
- Bài 21. Tín hiệu số và các cổng logic cơ bản trang 112, 113, 114, 115, 116, 117 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức
- Bài 19. Khuếch đại thuật toán trang 101, 102, 103, 104, 105, 106 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức