Trắc nghiệm: Ôn tập phép cộng, phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100 Toán 2 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :
Tính: 10 + 3 = ?
A. 13
B. 30
C. 31
D. 103
Câu 2 :
Điền số thích hợp vào ô trống.
18 – 8 =
Câu 3 :

          \(\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{53}\\{2\,\,\,}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,73}\end{array}\)

Phép tính trên đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 4 :
Điền chữ số thích hợp vào ô trống.
$\frac{{25+62}}{?}$
Câu 5 :
Điền số thích hợp vào ô trống.
68 – 5 =
Câu 6 :
Điền số thích hợp vào ô trống.
Tính nhẩm:  70 + 30 =
Câu 7 :
Ghép nối hai phép tính có cùng kết quả.
40 + 20
87 – 7
20 + 5
30 + 50
22 + 3
95 – 35
Câu 8 :

Các số điền vào ô có dấu ? từ trái sang phải lần lượt là:

A. 20; 60; 75
B. 53; 13; 28
C. 80; 55; 40
D. 80; 40; 55
Câu 9 :
Phép tính nào dưới đây có kết quả lớn nhất.
A. 
B. 
C. 
Câu 10 :
Điền số thích hợp vào ô trống.
50 + = 90
Câu 11 :
Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm:

35 + 51 … 96 – 14

A. >
B. <
C. =
Câu 12 :
Tính: 76 – 56 + 27
A. 27
B. 37
C. 47
D. 57
Câu 13 :
Lớp 2A trồng được 35 cây, lớp 2B trồng được 41 cây. Hỏi hai lớp trồng được tất cả bao nhiêu cây?
A. 75 cây
B. 76 cây
C. 77 cây
D. 78 cây
Câu 14 :
Điền số thích hợp vào ô trống.
Một rạp xiếc có 88 ghế, trong đó 63 ghế đã có khán giả ngồi.
Vậy trong rạp xiếc còn ghế trống.
Câu 15 :
Điền số thích hợp vào ô trống.

Số thích hợp điền vào dấu ? là

Lời giải và đáp án

Câu 1 :
Tính: 10 + 3 = ?
A. 13
B. 30
C. 31
D. 103
Đáp án
A. 13
Phương pháp giải :

Có thể đặt tính hoặc tính nhẩm để tìm kết quả của phép tính đã cho.

* Cách đặt tính và tính:

- Đặt tính theo cột dọc: Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.

- Tính : Từ phải qua trái, lần lượt cộng hai số đơn vị, hai số chục (nếu có).

Lời giải chi tiết :

Ta có thể đặt tính như sau:

                    \(\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{10}\\{\,\,\,3}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,13}\end{array}\)

Vậy: 10 + 3 = 13.

Chọn A.

Câu 2 :
Điền số thích hợp vào ô trống.
18 – 8 =
Đáp án
18 – 8 =
Phương pháp giải :

Có thể đặt tính hoặc tính nhẩm để tìm kết quả của phép tính đã cho.

* Cách đặt tính và tính:

- Đặt tính theo cột dọc: Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.

- Tính : Từ phải qua trái, lần lượt trừ hai số đơn vị, hai số chục (nếu có).

Lời giải chi tiết :

Ta có thể đặt tính như sau:

                  \(\begin{array}{*{20}{c}}{ - \begin{array}{*{20}{c}}{18}\\{\,\,\,8}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,\,10}\end{array}\)

                 18 – 8 = 10.

Vậy số thích hợp điền vào ô trống là 10.

Câu 3 :

          \(\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{53}\\{2\,\,\,}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,73}\end{array}\)

Phép tính trên đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :
Kiểm tra cách đặt tính và tính của phép tính đã cho, từ đó xác định được tính đúng-sai của phép tính đã cho.
Lời giải chi tiết :

Khi đặt tính theo cột dọc ta cần viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau. Tuy nhiên ở phép tính đã cho, số 2 là số đơn vị lại đặt thẳng hàng với số chục là 5.

Do đó phép tính đã cho là sai.

Chọn "Sai".

Câu 4 :
Điền chữ số thích hợp vào ô trống.
$\frac{{25+62}}{?}$
Đáp án
$\frac{{25+62}}{87}$
Phương pháp giải :
Từ phải qua trái, lần lượt cộng hai số đơn vị, hai số chục (nếu có).
Lời giải chi tiết :

Đặt tính rồi tính ta có:

                    \(\begin{array}{*{20}{c}}{ + \begin{array}{*{20}{c}}{25}\\{62}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,87}\end{array}\)

                    25 + 62 = 87

Vậy các chữ số điền vào ô trống từ trái qua phải lần lượt là 8 và 7.

Câu 5 :
Điền số thích hợp vào ô trống.
68 – 5 =
Đáp án
68 – 5 =
Phương pháp giải :

Cách đặt tính và tính:

- Đặt tính theo cột dọc: Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.

- Tính : Từ phải qua trái, lần lượt trừ hai số đơn vị, hai số chục (nếu có).

Lời giải chi tiết :

Đặt tính rồi tính ta có:

                  \(\begin{array}{*{20}{c}}{ - \begin{array}{*{20}{c}}{68}\\{\,\,5}\end{array}}\\\hline{\,\,\,\,63}\end{array}\)

                  68 – 5 = 63.

Vậy số thích hợp điền vào ô trống là 63.

Câu 6 :
Điền số thích hợp vào ô trống.
Tính nhẩm:  70 + 30 =
Đáp án
Tính nhẩm:  70 + 30 =
Phương pháp giải :
Viết 70 thành 7 chục, 30 = 3 chục, sau đó thực hiện phép cộng 7 chục + 3 chục rồi viết kết quả tương ứng.
Lời giải chi tiết :

      70 + 30 = ?

      7 chục + 3 chục = 10 chục

      70 + 30 = 100.

Vậy số thích hợp điền vào ô trống là 100.

Câu 7 :
Ghép nối hai phép tính có cùng kết quả.
40 + 20
87 – 7
20 + 5
30 + 50
22 + 3
95 – 35
Đáp án
40 + 20
95 – 35
87 – 7
30 + 50
20 + 5
22 + 3
Phương pháp giải :
Tính nhẩm kết quả của các phép tính, từ đó tìm được hai phép tính có cùng kết quả.
Lời giải chi tiết :

Ta có:

40 + 20 = 60                            30 + 50 = 80

87 – 7 = 80                              22 + 3 = 25

20 + 5 = 25                              95 – 35 = 60

Mà: 60 = 60 ;   80 = 80 ;  25 = 25

Vậy hai phép tính có cùng kết quả là 40 + 20 và 95 – 35 ; 87 – 7 và 30 + 50 ; 20 + 5 và 22 + 3.

Câu 8 :

Các số điền vào ô có dấu ? từ trái sang phải lần lượt là:

A. 20; 60; 75
B. 53; 13; 28
C. 80; 55; 40
D. 80; 40; 55
Đáp án
D. 80; 40; 55
Phương pháp giải :
Thực hiện lần lượt từng phép tính theo chiều mũi tên từ trái sang phải.
Lời giải chi tiết :

Ta có:      50 + 30 = 80;      80 – 40 = 40 ;       40 + 15 = 55.

Ta có kết quả như sau:

Vậy các số điền vào ô có dấu ? từ trái sang phải lần lượt là 80; 40; 55.

Chọn D.

Câu 9 :
Phép tính nào dưới đây có kết quả lớn nhất.
A. 
B. 
C. 
Đáp án
C. 
Phương pháp giải :
Tính kết quả từng phép tính ghi trên mỗi quả táo, so sánh các kết quả đó rồi tìm phép tính có kết quả lớn nhất.
Lời giải chi tiết :

Ta có:                35 + 1 = 36 ; 

14 + 20 = 34 ;                       49 – 10 = 39.

Mà: 34 < 36 < 39.    

Vậy phép tính có kết quả lớn nhất là 49 – 10.

Chọn C.

Câu 10 :
Điền số thích hợp vào ô trống.
50 + = 90
Đáp án
50 + = 90
Phương pháp giải :
Viết 50 = 5 chục, 90 = 9 chục rồi dựa vào cách tính nhẩm để tìm số còn thiếu ở ô trống.
Lời giải chi tiết :

Ta có: 50 = 5 chục, 90 = 9 chục.

Lại có: 5 chục + 4 chục = 9 chục.

Mà: 4 chục = 40. Do đó, số cần điền vào ô trống là 40.

Câu 11 :
Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm:

35 + 51 … 96 – 14

A. >
B. <
C. =
Đáp án
A. >
Phương pháp giải :
Tính nhẩm kết quả hai vế rồi so sánh kết quả với nhau, từ đó chọn được dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm.
Lời giải chi tiết :

Ta có:  35 + 51 = 86 ;     96 – 14 = 82.

Mà: 86 > 82.

Vậy: 35 + 51 > 96 – 14.

Chọn A.

Câu 12 :
Tính: 76 – 56 + 27
A. 27
B. 37
C. 47
D. 57
Đáp án
C. 47
Phương pháp giải :
Thực hiện các phép tính lần lượt từ trái sang phải.
Lời giải chi tiết :

Ta có: 76 – 56 + 27 = 20 + 27 = 47.

Chọn C.

Câu 13 :
Lớp 2A trồng được 35 cây, lớp 2B trồng được 41 cây. Hỏi hai lớp trồng được tất cả bao nhiêu cây?
A. 75 cây
B. 76 cây
C. 77 cây
D. 78 cây
Đáp án
B. 76 cây
Phương pháp giải :
Để tìm số cây cả hai lớp trồng được ta lấy số cây lớp 2A trồng được cộng với số cây lớp 2B trồng được.
Lời giải chi tiết :
Hai lớp trồng được tất cả số cây là:
35 + 41 = 76 (cây)
Đáp số: 76 cây.

Chọn B.

Câu 14 :
Điền số thích hợp vào ô trống.
Một rạp xiếc có 88 ghế, trong đó 63 ghế đã có khán giả ngồi.
Vậy trong rạp xiếc còn ghế trống.
Đáp án
Một rạp xiếc có 88 ghế, trong đó 63 ghế đã có khán giả ngồi.
Vậy trong rạp xiếc còn ghế trống.
Phương pháp giải :
Để tìm số ghế trống ta lấy tổng số ghế trong rạp xiếc trừ đi số ghế đã có khán giả ngồi.
Lời giải chi tiết :

Trong rạp xiếc còn số ghế trống là:

88 – 63 = 25 (ghế)

Đáp số: 25 ghế.

Vậy số thích hợp điền vào ô trống là 25.

Câu 15 :
Điền số thích hợp vào ô trống.

Số thích hợp điền vào dấu ? là
Đáp án

Số thích hợp điền vào dấu ? là
Phương pháp giải :
Quan sát ở hai hình đầu, từ đó nhận xét: Tổng ba số ở hình tròn bằng số ở trong hình tam giác.
Lời giải chi tiết :

Ở hai hình đầu ta có:

          12 + 4 + 3 = 16 + 3 = 19;

          10 + 24 + 12 = 34 + 12 = 46.

Do đó ta có nhận xét: Tổng ba số ở hình tròn bằng số ở trong hình tam giác.

Ta có: 35 + 20 + 43 = 55 + 43 = 98.

Vậy số thích hợp điền vào dấu ? trong tam giác thứ ba là 98, hay ta có kết quả như sau: