Đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn 8 - Cánh diều

Tổng hợp 5 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 8 Cánh diều có đáp án


Tổng hợp 5 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 8 cánh diều có đáp án

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề 1

 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn lớp 8; Năm học 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới

       Dì Hảo chẳng nói năng gì. Dì nghiến chặt răng để cho khỏi khóc nhưng mà dì cứ khóc. Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt. Nhưng đã vội phí nước mắt làm gì nhiều đến thế. Vì dì còn phải khóc hơn thế nhiều, khi hắn chán chửi, bỏ nhà mà đi, bỏ dì bơ vơ, đau ốm, để tìm cơm rượu. Trách làm gì hắn, cái con người bắt buộc phải tàn nhẫn ấy? Hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn. Dì Hảo què liệt không còn những cái ấy để mà cho. Không, dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy. Cũng như dì đã không trách bà tôi đã làm ngơ không cấp đỡ cho dì. Bà tôi có còn giàu như trước nữa đâu? Người đã già, đã ốm yếu, và khổ cực thay! Đã nghèo như lúc còn hăm hai. Cái cơ nghiệp người gây dựng thầy tôi buôn bán thua lỗ, chúng tôi học hành tổn phí nhiều, đã tan tác đi theo gió bốn phương. Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở.

(Trích Dì Hảo –Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao, NXB VH, 2017, tr. 208)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Biểu cảm

Câu 2Những nhân vật nào được nhắc đến trong đoạn trích?

A. Dì Hảo – bà - người chồng – nhân vật tôi

B. Dì Hảo – bà – người cô

C. Người chồng – người con – nhân vật tôi – bà

D. Dì Hảo – nhân vật tôi – người chị

Câu 3Trong đoạn trích, tại sao dì Hảo không thể trách được người chồng tàn nhẫn của mình?

A. Vì dì Hảo rất yêu hắn

B. Vì dì Hảo bị què liệt

C. Vì hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn

D. Vì dì Hảo rất nghèo

Câu 4Đoạn trích được viết theo đề tài nào?

A. Người trí thức

B. Người nông dân

C. Chiến tranh

D. Thiên nhiên

Câu 5Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ.

A. So sánh, điệp ngữ, liệt kê

B. Ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ

C. Hoán dụ, điệp từ, so sánh

D. So sánh, điệp từ, liệt kê

Câu 6Nội dung chính của đoạn trích là gì?

A. Dì Hảo là một người phụ nữ kiên cường

B. Dì Hảo có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc viên mãn

C. Dì Hảo là một người bị tàn tật

D. Cuộc sống đầy đau khổ, bi thương lẫn nước mắt của dì Hảo

Câu 7Bi kịch lớn nhất của dì Hảo trong đoạn trích là gì?

A. Phải chung sống với một người chồng tàn nhẫn và mê cơm rượu

B. Phải sống một cuộc đời khổ cực

C. Phải chịu sự thiệt thòi về thể xác

D. Phải chung sống với một người chồng tàn nhẫn và mê cơm rượu, sống một cuộc đời khổ cực, chịu sự thiệt thòi về thể xác.

Câu 8Nhân vật “hắn” đã khiến cho dì Hảo phải sống một cuộc đời như thế nào?

A. Hạnh phúc

B. Sung túc

C. Đau khổ

D. Vui vẻ

Trả lời các câu hỏi:

Câu 9Anh/chị hiểu như thế nào về câu văn “Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở.” trong đoạn trích?

Câu 10Tình cảnh của dì Hảo giúp anh/chị hiểu gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Đọc văn bản:

Bài học về việc đón nhận thành công luôn thật dễ hiểu và dễ thực hiện. Nhưng đối mặt với thất bại, nhất là thất bại đầu đời, lại là điều không hề dễ dàng. Với tất cả mọi người, thất bại - nhất là thất bại trong các mối quan hệ - thường vẫn tạo ra những tổn thương sâu sắc. Điều này càng trở nên nặng nề đối với các bạn trẻ. Nhưng bạn có biết rằng tất cả chúng ta đều có quyền được khóc? Vậy nên nếu bạn đang cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng thì hãy cho phép mình được khóc. Hãy để những giọt nước mắt ấm nồng xoa dịu trái tim đang thổn thức của bạn. Và hãy tin rằng ở đâu đó, có một người nào đó vẫn đang sẵn lòng kề vai cho bạn tựa, muốn được ôm bạn vào lòng và lau khô những giọt nước mắt của bạn... Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa... Vì thế, hãy tin ngày mai nắng sẽ lên, và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin.

(Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2 - Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, tr.02)

Thực hiện yêu cầu:

Từ văn bản trên, anh/ chị viết một bài văn nghị luận bàn về ý nghĩa của niềm tin trong cuộc sống (khoảng 500 chữ).

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.


Đề 2

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn lớp 8; Năm học 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới

Năm ấy lụt to tận mái nhà
Mẹ con lên chạn – Bố đi xa
Bốn bề nước réo, nghe ghê lạnh
Tay mẹ trùm con, tựa mẹ già.

Mẹ cắn bầm môi cho khỏi khóc
Thương con lúc ấy biết gì hơn ?
Nước mà cao nữa không bè thúng
Nếu chết trời ơi! Ôm lấy con.

Gọi với láng giềng, lời mẹ dặn
“Xẩy chi cứu giúp lấy con tôi!”
Tiếng dờn giữa nước mênh mông trắng
Đáp lại từ xa một tiếng “ời”

Nước, nước… lạnh tê như số phận
Lắt lay còn ngọn mấy hàng cau
Nhưng mà mẹ thức ngồi canh chạn
Mắt mẹ trừng sâu hơn nước sâu.

                  (Trích “Nhớ mẹ năm lụt” – Huy Cận)

Câu 1. Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên là ai?

A. Nước

B. Người con

C. Người mẹ

D. Láng giềng

Câu 2. Bài thơ được viết theo thể thơ gì?

A. Lục bát     

B. Thất ngôn bát cú 

C. Bảy chữ

D. Bài luật

Câu 3. Nhân vật trữ tình nhớ về hình ảnh nào?

A. Bố đi xa

B. Tay mẹ trùm con, tựa mẹ già.

C. Mẹ con lên chạn

D. Mấy mẹ con chạy nước lụt năm xưa

Câu 4. Câu thơ  “Nếu chết trời ơi! Ôm lấy con” thuộc kiểu câu nào?

A. Câu hỏi

B. Câu cầu khiến

C. Câu cảm thán

D. Câu bộc lộ cảm xúc

Câu 5. Những từ ngữ nào miêu tả tâm trạng cảm xúc  của người mẹ?

A. Ghê lạnh, thương con, trời ơi, lạnh tê, lắt lay

B. Ghê lạnh, thương con, trời ơi, lạnh tê, khóc   

C. Ghê lạnh, bầm môi, thương con, trời ơi, lạnh tê

D. Ghê lạnh, thương con, trời ơi, lạnh tê, thức

Câu 6. Người mẹ không được miêu tả bằng những hình ảnh như thế nào trong kí ức của “con”?

A. Tay mẹ trùm con, tựa mẹ già.

B. Mẹ cùng con lên chạn tránh nước lụt

C. Mẹ cắn bầm môi cho khỏi khóc

D. Mẹ thức ngồi nhìn nước trắng mênh mông

Câu 7. Anh/chị hiểu câu thơ “Nếu chết trời ơi! Ôm lấy con” nghĩa là gì?

A. Người mẹ tưởng đến cảnh mấy mẹ con phải chết mà hoảng sợ        

B. Người mẹ bình tĩnh lo cho con trước cảnh nước lũ dâng cao.

C. Người mẹ tưởng đến cảnh nước lũ dâng cao cướp đi mạng sống mấy mẹ con mà hoảng sợ thương xót cho con

D. Người mẹ tưởng đến cảnh nước lũ dâng cao mà thương xót cho con

Câu 8. Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ là gì?

A. Nhớ thương người mẹ năm xưa           

B. Nỗi buồn, sự cô đơn, trống vắng trong thực tại.        

C. Ngợi ca người mẹ kiên cường bất khuất

D. Ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng

Trả lời các câu hỏi:

Câu 9. Anh/chị hiểu như thế nào về ánh mắt “trừng sâu hơn nước sâu” của người mẹ trong ý thơ “…mẹ thức ngồi canh chạn/ Mắt mẹ trừng sâu hơn nước sâu”

Câu 10. Nêu cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong ký ức của nhân vật trữ tình bằng một đoạn văn 7-10 câu.

II. VIẾT (4.0 điểm)

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè…

Trích Quê hương -Đỗ Trung Quân, theo Thivien).

     Quê hương là nơi đẹp nhất đối với mỗi người. Hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của quê hương trong đoạn thơ trên.

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đề 3

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn lớp 8; Năm học 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

      Hồi còn nhỏ, nhỏ xíu, tôi chưa có bạn gái. Suốt ngày chỉ chơi với…mẹ tôi và bà nội tôi. Mẹ tôi rất thương tôi nhưng vì mẹ sợ ba nên ít khi mẹ che chở được tôi trước những trận đòn của ba tôi. Bà tôi thì lại khác. Bà sinh ra ba nên ba phải sợ bà.Điều đó thật may mắn đối với tôi.

    Hồi nhỏ tôi rất nghịch, ăn đòn khá thường xuyên. Điều đó buộc đầu óc non nớt của tôi phải tìm cách đối phó với những trận đòn trừng phạt của ba tôi. Mỗi lần phạm lỗi, hễ thấy ba tôi dợm rút cây roi mây ra khỏi vách là tôi vội vàng chạy sang nhà bà tôi. Bà tôi thường nằm trên cái sập gỗ lim đen bóng, bên dưới là những ngăn kéo đựng thuốc bắc của ông tôi. Bà nằm đó, miệng bỏm bẻm nhai trầu, tay phe phẩy chiếc quạt mo cau với một dáng điệu thong thả.

- Bà ơi, bà!- tôi chạy đến bên chiếc sập, hỏn hển kêu.

Bà tôi chỏi tay nhỏm dậy:

- Gì đó cháu?

- Ba đánh! – Tôi nói, miệng méo xệch.

- Cháu đừng lo! Lên đay nằm với bà!

      Bà tôi dịu dàng trấn an tôi và đưa tay kéo tôi lên sập, đặt tôi nằm khuất sau lưng bà, phía sát tường. xong, bà tôi xoay người lại, nằm quay mặt ra ngoài.

      Lát sau, ba tôi bước qua, tay vung vẩy con roi dài, miệng hỏi:

- Mẹ có thấy thằng Ngạn chạy qua đây không?

- Không thấy.

     Bà tôi thản nhiên đáp và tiếp tục nhai trầu. Tôi nằm sau lưng bà, tim thót lại vì lo âu. Tôi chỉ cảm thấy nhẹ nhõm khi nghe tiếng bước chan ba tôi xa dần. {….}.

      Bà tôi không bao giờ từ chối yêu cầu của tôi. Bà vừa gãi lưng cho tôi vừa thủ thỉ kể chuyện cho tôi nghe. Những câu chuyện đời xưa của bà tôi nghe đã thuộc lòng…. Tuy vậy, mỗi khi bà kể chuyện, tôi luôn luôn nằm nghe với cảm giác hứng thú hệt như lần đầu tiên, có lẽ do giọng kể dịu dàng và âu yếm của bà, bao giờ nó cũng toát ra một tình cảm trìu mến đặc biệt dành cho tôi khiến trái tim tôi run lên trong một nỗi xúc động hân hoan khó tả. Và tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay, với trái tim không ngừng thổn thức.

                                                     ( Nguyễn Nhật Ánh. Mắt biếc, Nxb Trẻ, 2021)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: Xác định thể loại của văn bản trên:

A. Cổ tích

B. Truyền thuyết

C. Thần thoại

D. Truyện ngắn

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

A. Nghị luận

B. Tự sự

C. Miêu tả

D. Biểu cảm

Câu 3: Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhât

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3

Câu 4: Trong đoạn trích, cậu bé Ngạn chạy sang bà để:

A. Trốn những trận đòn của ba.

B. Nghe bà kể chuyện.

C. Được bà cho quà.

D. Được bà ru ngủ.

Câu 5: Đoạn trích trên thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. Kỉ niệm tuổi thơ.

B. Tình bà cháu.

C. Tình cảm gia đình.

D. cuộc đời bất hạnh.

Câu 6: Dòng nào dưới đây không đúng với đoạn trích?

A. Thể hiện một thế giới tuổi thơ trong trẻo, hồn nhiên.

B. Phê phán hành vi bạo lực gia đình.

C. Đưa người đọc về với miền kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ.

D. Làm sống dậy những tình cảm đẹp đẽ với những người thân yêu nhất.

Câu 7:  Dấu (…) trong câu văn “ Hồi nhỏ, nhỏ xíu, tôi không có bạn gái. Suốt ngày tôi chỉ chơi với…mẹ tôi và bà nội tôi” thể hiện điều gì?

A. Một chuỗi liệt kê.

B. Sự ngưng đọng của cảm xúc.

C. Tạo sự bất ngờ, thú vị.

D. Diễn tả lời nói đứt quãng.

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 8: Cậu bé Ngạn đã cảm nhận được gì từ những câu chuyện của bà?

Câu 9: Anh/ chị có ấn tượng như thế nào về nhân vật người bà trong câu chuyện?

Câu 10: Anh chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản?

II. VIẾT (4 điểm)

  Câu 1. Đọc truyện ngắn:

Một viện bảo tàng được lát đá cẩm thạch rất tinh tế và ngay chính giữa sảnh ngự một bức tượng cẩm thạch khổng lồ. Du khách từ khắp nơi trên thế giới đến đây đều trầm trồ trước bức tượng cẩm thạch lộng lẫy này.

       Đêm nọ, đá cẩm thạch nói với tượng cẩm thạch.

       Đá: Này tượng, như thế là không công bằng đâu nhé. Thật là bất công! Tại sao mọi người tới đây đều giẫm lên tôi trong khi họ ngước mắt ngưỡng mộ cậu?

       Tượng: Đá thân mến, cậu có nhớ rằng chúng ta đều sinh ra từ một mỏ đá không?

       Đá: Đúng vậy! Chính điều đó lại càng làm tớ thấy bất công hơn. Chúng ta sinh ra từ một mỏ nhưng lại được đối xử khác nhau. Bất công làm sao!

       Tượng: Rồi cậu có còn nhớ ngày mà nhà điêu khắc đẽo cậu nhưng cậu từ chối không để các dụng cụ đó đẽo gọt lên mình không?

       Đá: Đúng thế, tớ vẫn nhớ […].

       Tượng: Rồi thì ông ấy quyết định từ bỏ cậu và bắt đầu làm việc trên mình tớ. Tớ hiểu ngay rằng mình sẽ khác biệt sau những nỗ lực của ông ấy. Tớ không từ chối các dụng cụ. Thay vào đó, tớ chịu đựng đau đớn khi những dụng cụ đó gọt giũa vào thân mình.

       Đá: Ừ…

       Tượng: Cậu thân mến, đó là cái giá của mọi thứ trong cuộc sống. Vì cậu quyết định bỏ cuộc giữa chừng, cậu không thể oán trách vì sao hôm nay người ta lại giẫm lên cậu.

                         (Bạn chỉ sống có một lần, Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2018, tr.90,91)

Thực hiện yêu cầu:

     Ý nghĩa của hai hình tượng nhân vật đá cẩm thạch và tượng cẩm thạch là gì? Anh/ chị trả lời câu hỏi bằng cách viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ).

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.


Đề 4

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn lớp 8; Năm học 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản:

NHỚ MẸ NĂM LỤT

(Huy Cận)

Năm ấy lụt to tận mái nhà

Mẹ con lên chạn (1) – Bố đi xa

Bốn bề nước réo, nghe ghê lạnh

Tay mẹ trùm con, tựa mẹ gà

 

Mẹ cắn bầm môi cho khỏi khóc

Thương con lúc ấy biết gì hơn?

Nước mà cao nữa không bè thúng

Nếu chết trời ơi! Ôm lấy con

 

Gọi với láng giềng, lời mẹ dặn

“Xẩy chi cứu giúp lấy con tôi!”

Tiếng dờn giữa nước mênh mông trắng

Đáp lại từ xa một tiếng “ời”

Nước, nước… lạnh tê như số phận

Lắt lay còn ngọn mấy hàng cau

Nhưng mà mẹ thức ngồi canh chạn

Mắt mẹ trừng sâu hơn nước sâu

 

Vậy đó mẹ ơi, đời của mẹ

Đường trơn bấu đất mẹ kiên gan

Nuôi con lớn giữa bao cay cực

Nước lụt đời lên mẹ cắn răng

 

Năm ấy vườn cau long mấy gốc

Rầy đi một dạo, trái cau còi

Trên đầu tóc mẹ thêm chùm bạc

Lụt xuống, còn vương mảnh nước soi

 

(www. Thivien.net)

(1) Chạn: gác cao sát mái nhà để đồ đạc khi lụt (khỏi ướt)

*Huy Cận: Cù Huy Cận (1919-2005) là một trong những thi sĩ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. Ông từng là Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới và Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các Hiệp hội Văn học Việt Nam giai đoạn 1984- 1995

Chọn đáp án đúng:

Câu 1: Bài thơ trên thuộc thể loại nào? Vì sao em xác định như vậy?

A. Thể thơ tự do, vì có dòng dài, dòng ngắn.

B. Thể thơ bảy chữ, vì tất cả các dòng đều có bảy chữ.

C. Thể thơ tứ tuyệt, mỗi khổ 4 dòng.

D. Thể thơ sáu chữ, vì có 6 khổ.

Câu 2: Xác định ngắt nhịp (chính) của bài thơ?

A. Nhịp 4/2 và 2/4.

B. Nhịp 4/3.

C. Nhịp 3/4 và 4/3.

D. Khó xác định.

Câu 3: Đáp án nào nói lên đề tài của bài thơ?

A. Thiên nhiên.

B. Quê hương.

C. Người mẹ.

D. Gia đình.

Câu 4: Đáp án nào nói lên cảm hứng chủ đạo của bài thơ

A. Khâm phục, biết ơn.

B. Thương cảm.

C. Tôn trọng, tự hào.

D. Ngợi ca.

Câu 5: Nhân vật trữ tình của bài thơ là:

A. Người mẹ.

B. Người con.

C. Người hàng xóm.

D. Người cha.

Câu 6: Điều gì khiến mẹ lo lắng nhất khi lụt ngập nhà?

A. Hàng cau long rễ.

B. Sự an toàn của con

C. Bốn bề nước réo.

D. Nước mênh mông trắng

Câu 7: Câu thơ nào không nói lên nỗi lo lắng, sự chở che của mẹ dành cho con?

A. Tay mẹ trùm con, tựa mẹ gà.

B. Nếu chết trời ơi! Ôm lấy con.

C. “Xẩy chi cứu giúp lấy con tôi!”

D. Nuôi con lớn giữa bao cay cực.

Câu 8: Dòng nào nói lên hoàn cảnh gia đình của người mẹ trong nạn lũ lụt?

A. Nước ngập, chồng đi vắng, chỉ có con thơ, thiếu bè thúng phòng bị

B. Nước ngập mênh mông, chồng đi vắng, hai mẹ con ở trên chạn chắc chắn

C. Nước ngập mênh mông, chồng đi vắng, mẹ kêu mà không có ai giúp

D. Nước ngập mênh mông, chồng đi vắng, mẹ thức trắng đêm canh nước

Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu:

Câu 9. Nhận xét của em về cách đặt nhan đề và sự vận động của mạch cảm xúc trong bài thơ?

Câu 10. Tác giả muốn nói điều gì, thể hiện nỗi niềm gì trong 2 câu thơ sau?

Trên đầu tóc mẹ thêm chùm bạc

Lụt xuống, còn vương mảnh nước soi

II. VIẾT (4 điểm)

Viết bài luận thể hiện những suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc hiểu bài thơ Nhớ mẹ năm lụt của tác giả Huy Cận

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đề 5

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn lớp 8; Năm học 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản:

MỜI BẠN VỀ THĂM XỨ HUẾ

(Nguyễn Lãm Thắng)

Mời bạn về thăm xứ Huế

Có núi Ngự Bình thông reo

Có dòng Hương Giang thơ mộng

Thuyền ai nhẹ lướt mái chèo

 

Mời bạn về thăm xứ Huế

Qua cầu Tràng Tiền nắng xanh

Êm êm con đường Thành Nội

Nghe con chim hót trên cành

 

Mời bạn về thăm xứ Huế

Thăm chùa Linh Mụ cổ xưa

Chợ Đông Ba đông đúc thế

Mắm tôm mè xửng tìm mua

Mời bạn về thăm xứ Huế

Ghé thăm cầu ngói Thanh Toàn

Về Bao Vinh thăm phố cổ

Bơi đùa sóng biển Thuận An

 

Mời bạn về thăm xứ Huế

Mà nghe Nam ai Nam bằng

Tình người sao da diết thế

Hỏi thầm: - Như rứa là răng?

 

(www. Thivien.net)

Chọn đáp án đúng:

Câu 1: Bài thơ trên thuộc thể loại nào? Vì sao em xác định như vậy?

A. Thể thơ tự do, vì có dòng dài, dòng ngắn.

B. Thể thơ sáu chữ, vì tất cả các dòng đều có sáu chữ.

C. Thể thơ tứ tuyệt, mỗi khổ 4 dòng.

D. Thể thơ năm chữ, vì có 5 khổ.

Câu 2: Xác định ngắt nhịp (chính) của bài thơ

A. Nhịp 4/2 và 2/4.

B. Nhịp 1/4 và 4/1.

C. Nhịp linh hoạt.

D. Khó xác định.

Câu 3: Dòng nào nói đúng nhịp của 2 câu thơ sau?

Qua cầu Tràng Tiền nắng xanh

Êm êm con đường Thành Nội

A. Nhịp 2/4-4/2.

B. Không ngắt nhịp-2/4.

C. Nhịp 4/2-2/4.

D. Nhịp 4/2-không ngắt nhịp.

Câu 4: Cách gieo vần nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ

A. Vần lưng.

B. Vần cách.

C. Vần liền.

D. Linh hoạt, đa dạng.

Câu 5: Các khổ thơ (khổ 1-4) có kết cấu đặc biệt như thế nào?

A. Câu mở đầu là lời mời gọi tha thiết. Ba câu sau mở ra cảnh sắc của xứ

B. Câu mở đầu là lời mời gọi tha thiết. Ba câu sau tình người tha thiết.

C. Ba câu sau mở ra cảnh sắc của xứ Huế. Ba câu sau là cảnh sắc thơ một

D. Câu mở đầu là lời mời gọi tha thiết. Ba câu sau là cảnh sắc trong tưởng tượng

Câu 6: Khổ thơ thứ nhất có những hình ảnh nào? Gợi ra đặc điểm nào của xứ Huế?

A. Núi Ngự Bình, dòng Hương Giang – Cảnh sắc sống động, đầy âm thanh.

B. Núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, thuyền nhẹ lướt – Sơn thủy hữu tình.

C. Núi Ngự Bình, Thuyền nhẹ lướt – Cảnh sắc, con người hòa hợp.

D. Núi Ngự Bình, dòng Hương Giang – Vẻ đẹp của bức tranh thủy mặc.

Câu 7: Dòng nào nói lên cảnh sắc ở khổ thơ thứ 23

A. Khung cảnh nội đô - trung tâm thành phố Huế.

B. Cảnh sắc ven thành độ.

C. Hình ảnh cầu Tràng Tiền trong nắng xanh.

D. Những con đường uốn lượn nơi Thành Nội.

Câu 8: Hình ảnh nào gợi lên vẻ đẹp trầm mặc, cổ xưa của xứ Huế.

A. Cầu Tràng Tiền.

B. Chùa Linh Mụ.

C. Chợ Đông Ba.

D. Biển Thuận An.  

Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu:

Câu 9. Phân tích mạch cảm xúc của bài thơ và cho biết niềm tự hào của tác giả dành cho xứ Huế được thể hiện đậm nét nhất ở khổ thơ nào? (1đ)

Câu 10. Đọc xong bài thơ này, em có khao khát tới xứ Huế không? Vì sao? (tình cảm của tác giả/ cảnh sắc xứ Huế) (0.5đ)

II. VIẾT (4 điểm)

Viết bài văn ghi lại cảm nghĩ của em về một bài thơ mà em yêu thích


-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Đề thi giữa kì 1 Văn 8 Cánh diều - Đề số 6

    Đề thi giữa kì 1 Văn 8 bộ sách cánh diều đề số 6 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Đề thi giữa kì 1 Văn 8 Cánh diều - Đề số 7

    Đề thi giữa kì 1 Văn 8 bộ sách cánh diều đề số 7 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Đề thi giữa kì 1 Văn 8 Cánh diều - Đề số 8

    Đề thi giữa kì 1 Văn 8 bộ sách cánh diều đề số 8 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Đề thi giữa kì 1 Văn 8 Cánh diều - Đề số 9

    Đề thi giữa kì 1 Văn 8 bộ sách cánh diều đề số 9 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Đề thi giữa kì 1 Văn 8 Cánh diều - Đề số 10

    Đề thi giữa kì 1 Văn 8 bộ sách cánh diều đề số 10 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí