Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh nhận xét "Xuân Diệu say đắm...>
Xuân Diệu say đắm tình yêu: Tình yêu trong thơ Xuân Diệu là khu vườn đủ mọi hương sác, là bản nhạc đủ mọi thanh âm, và dù ở cung bậc nào
Đề bài
Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh nhận xét: “Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trởi” Tìm và phân tích một số câu thơ của Xuân Diệu để làm sáng tỏ điều đó.
Lời giải chi tiết
NHỮNG Ý CHÍNH
1. Xuân Diệu say đắm tình yêu: Tình yêu trong thơ Xuân Diệu là khu vườn đủ mọi hương sác, là bản nhạc đủ mọi thanh âm, và dù ở cung bậc nào, tình yêu đó cũng nồng nàn say đắm đến cuồng nhiệt, si mê:
+ Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
(Vội vàng)
+ Yêu tha thiết, thế vẫn còn chưa đủ,
Phải chi yêu, trăm bận đến nghìn lần;
(Phải nói)
+ Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ánh.
Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi.
(Tương tư, chiều...)
+ Như kẻ hành nhân quáng nấng thiêu.
Ta cần uống ở suối thương yêu;
Hãy tuôn âu yếm, lúa mơn trớn,
Sóng mát, lời môi, nhiều - thật nhiều!
2. Xuân Diệu say đắm cảnh trời khiến cảnh vật trong thơ ông đầy sức lôi cuốn, mượt mà duyên dáng như rạo rực một sức sống tự bên trong. Từ khí trời:
Khi trời quanh tôi làm bằng tơ,
Khi trời quanh tôi làm bằng thơ.
(Nhị hồ)
Đến trăng:
Dịu dàng đàn những ánh tơ xanh,
Chu gió đu đưa điệu múa cành;
(Trăng)
Và hoa đêm:
Hoa nhài xanh dưới ánh nguyệt tuôn trời,
Ánh nguyệt trắng trên hoa nhài đúc sữa.
Và hương, gió:
Hương hiu hiu nên gió cũng ngọt ngào,
Hôn nhỏ nhỏ mà đầu hoa nặng trĩu.
(Hoa đêm)
Cho đến cả ong, bướm, hoa lá, yến anh:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Của yến anh này đây khúc tình si
(Vội vàng)
loigiaihay.com
- Bàn về thơ Xuân Diệu, nhà phê bình Hoài Thanh đã khẳng định: “Thơ Xuân Diệu … tha thiết”. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên đây thông qua sự hiểu biết về thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.
- Bình giảng bài Thơ duyên của thi sĩ Xuân Diệu.
- Phân tích bài Thơ duyên của thi sĩ Xuân Diệu.
- Phân tích những cách tân nghệ thuật của nhà thơ Xuân Diệu qua một số bài thơ, câu thơ của ông
- Cá tính con người ta bị kiềm chế trong bao nhiêu lâu bỗng được giải phóng. Sự giải phóng có thể tai hại ở chỗ khác, ở đây nó chỉ làm giàu cho thi ca. Cái sức mạnh súc tích từ mấy ngàn năm nhất đán tung bờ vỡ đê”. [(Một thời dại trong thi ca)]. a) Vì sao
>> Xem thêm