Trắc nghiệm Tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Văn 11 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Mục đích của tác phẩm Văn Tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là:

  • A.
    Tưởng nhớ công ơn của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc
  • B.
    Tưởng nhớ công ơn của những người binh lính triều đình đã anh dũng đứng lên chống giặc
  • C.
    Tưởng nhớ những người mẹ anh hùng có con ra trận
  • D.
    Tất cả các đáp án trên
Câu 2 :

Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc ra đời vào khoảng thời gian nào?

  • A.
    Cuối năm 1859
  • B.
    Cuối năm 1860
  • C.
    Cuối năm 1861
  • D.
    Cuối năm 1862
Câu 3 :

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thuộc thể loại nào?

  • A.
    Truyện
  • B.
    Văn tế
  • C.
    Hát nói
  • D.
    Cáo
Câu 4 :

Bài văn tế thường có bố cục những phần nào?

  • A.
    Lung khởi, thích thực, ai vãn, kết
  • B.
    Đề, lung khởi, ai vãn, kết
  • C.
    Đề, thích thực, ai vãn, kết
  • D.
    Lung khởi, thích thực, luận, kết
Câu 5 :

Nhận định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG với tinh thần bài thơ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?

  • A.
    Tác giả khắc họa thành công hình tượng bất tử và vẻ đẹp bi tráng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc thành bức tượng đài nghệ thuật có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam thời Trung đại
  • B.
    Là tiếng khóc cao cả, thiêng liêng của Nguyễn Đình Chiểu: khóc thương những nghĩa sĩ hi sinh khi sự nghiệp danh dở, khóc thương cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng hào hùng của dân tộc
  • C.
    Là tiếng khóc bị lụy của Nguyễn Đình Chiểu và nhân dân Nam Kì trước cái chết của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc
  • D.
    Đây là một thành tựu rực rỡ về mặt ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, sự kết hợp nhuần nhuyễn tính hiện thực và giọng điệu trữ tình bi tráng, tạo nên giá trị sử thi của bài văn tế này
Câu 6 :

Đáp án nào KHÔNG ĐÚNG về ý nghĩa sự hi sinh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?

  • A.
    Bảo vệ từng tấc đất, ngọn cỏ
  • B.
    Vì sự bền vững của triều đình
  • C.
    Giữ gìn từng miếng cơm manh áo
  • D.
    Khẳng định lẽ sống cao đẹp của thời đại
Câu 7 :

Tiếng than “Hỡi ôi” thể hiện:

  • A.
    Tình cảm thương xót đối với người đã khuất
  • B.
    Tiếng kêu nguy cấp, căng thẳng của đất nước trước giặc ngoại xâm
  • C.
    Là tiếng kêu đau đớn trong lòng tác giả
  • D.
    Tất cả các đáp án trên
Câu 8 :

Câu “Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ” sử dụng nghệ thuật gì?

  • A.
    Đối
  • B.
    Đảo ngữ
  • C.
    Liệt kê
  • D.
    Ẩn dụ
Câu 9 :

“Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ” cho thấy điều gì?

  • A.
    Sự chuyển biến, sự vùng dậy mau lẹ của người dân yêu nước
  • B.
    Sự phản ứng mạnh mẽ, đấu tranh chống trả của nhân dân
  • C.
    Sự phản ứng mạnh mẽ, đấu tranh chống trả của triều đình
  • D.
    A và B đúng
Câu 10 :

Trước khi giặc đến, cuộc sống của người nông dân như thế nào?

  • A.
    Chịu khó, lam lũ, vất vả nhưng vẫn nghèo túng
  • B.
    Cuộc sống gắn bó với ruộng đồng
  • C.
    Xa lạ, không hiểu biết công việc nhà binh, chiến tranh
  • D.
    Tất cả các đáp án trên
Câu 11 :

Hành động của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc được xem là:

  • A.
    Hành động bộc phát
  • B.
    Hành động tự giác
  • C.
    Hành động do cảm tính
  • D.
    Hành động theo người khác
Câu 12 :

Khi giặc đến, người nông dân đã có hành động như thế nào?

  • A.
    Đợi sự chống trả của quân triều đình
  • B.
    Rời bỏ quê hương đi lánh nạn
  • C.
    Tự nguyện bổ sung vào đội quân chiến đấu với quyết tâm sắt đá
  • D.
    Tất cả các đáp án trên
Câu 13 :

Câu văn nào thể hiện tinh thần chiến đấu bền bỉ của nghĩa sĩ Cần Giuộc ngay cả khi họ đã hi sinh?

  • A.
    “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó”
  • B.
    “Chùa Tông Thạch năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ”
  • C.
    “Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ”
  • D.
    “Một chắc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây; trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm treo mộ”
Câu 14 :

Ý nào sau đây KHÔNG PHẢI nét đặc sắc nghệ thuật trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?

  • A.
    Sử dụng lối văn biền ngẫu, uyển chuyển, giàu hình ảnh
  • B.
    Ngôn ngữ chân thực, giàu cảm xúc
  • C.
    Ngôn ngữ dân dã, thuần Việt
  • D.
    Thủ pháp liệt kê, đối lập
Câu 15 :

Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc viết về:

  • A.
    Những người lính ở Cần Giuộc chống lại giặc Pháp
  • B.
    Những sĩ phu yêu nước ở Cần Giuộc đứng lên chống Pháp
  • C.
    Những người nông dân ở Cần Giuộc đứng lên chống Pháp
  • D.
    Người dân Nam Bộ đứng lên chống Pháp

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Mục đích của tác phẩm Văn Tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là:

  • A.
    Tưởng nhớ công ơn của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc
  • B.
    Tưởng nhớ công ơn của những người binh lính triều đình đã anh dũng đứng lên chống giặc
  • C.
    Tưởng nhớ những người mẹ anh hùng có con ra trận
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại mục đích của văn bản

Lời giải chi tiết :

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, để tưởng nhớ công ơn của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc

Câu 2 :

Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc ra đời vào khoảng thời gian nào?

  • A.
    Cuối năm 1859
  • B.
    Cuối năm 1860
  • C.
    Cuối năm 1861
  • D.
    Cuối năm 1862

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại hoàn cảnh ra đời văn bản

Lời giải chi tiết :

Năm 1861, vào đêm 14- 12, nghĩa quân tấn công vào đồn giặc ở Cần Giuộc trên đất Gia Định gây tổn thất cho giặc nhưng cuối cùng lại thất bại. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, để tưởng nhớ công ơn những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc

Câu 3 :

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thuộc thể loại nào?

  • A.
    Truyện
  • B.
    Văn tế
  • C.
    Hát nói
  • D.
    Cáo

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại thể loại của văn bản

Lời giải chi tiết :

Thể loại của Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là văn tế (ngày nay còn gọi là điếu văn). Văn tế là thể văn thuồng dùng để đọc khi tế, cúng người chết, có hình thức tế - tưởng

Câu 4 :

Bài văn tế thường có bố cục những phần nào?

  • A.
    Lung khởi, thích thực, ai vãn, kết
  • B.
    Đề, lung khởi, ai vãn, kết
  • C.
    Đề, thích thực, ai vãn, kết
  • D.
    Lung khởi, thích thực, luận, kết

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại bố cục về bài văn tế

Lời giải chi tiết :

Bố cục bài văn tế thường có các phần:

- Lung khởi: cảm tưởng khái quát về người chết

- Thích thực: hồi tưởng công đức của người chết

- Ai vãn: than tiếc người chết

- Kết: nêu lên ý nghĩa và lời mời của người đứng tế đối với linh hồn của người chết

Câu 5 :

Nhận định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG với tinh thần bài thơ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?

  • A.
    Tác giả khắc họa thành công hình tượng bất tử và vẻ đẹp bi tráng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc thành bức tượng đài nghệ thuật có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam thời Trung đại
  • B.
    Là tiếng khóc cao cả, thiêng liêng của Nguyễn Đình Chiểu: khóc thương những nghĩa sĩ hi sinh khi sự nghiệp danh dở, khóc thương cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng hào hùng của dân tộc
  • C.
    Là tiếng khóc bị lụy của Nguyễn Đình Chiểu và nhân dân Nam Kì trước cái chết của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc
  • D.
    Đây là một thành tựu rực rỡ về mặt ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, sự kết hợp nhuần nhuyễn tính hiện thực và giọng điệu trữ tình bi tráng, tạo nên giá trị sử thi của bài văn tế này

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết :

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc không phải là tiếng khóc bi lụy của Nguyễn Đình Chiểu và nhân dân Nam Kì trước cái chết của những nghĩa sĩ Cần Giuộc

Câu 6 :

Đáp án nào KHÔNG ĐÚNG về ý nghĩa sự hi sinh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?

  • A.
    Bảo vệ từng tấc đất, ngọn cỏ
  • B.
    Vì sự bền vững của triều đình
  • C.
    Giữ gìn từng miếng cơm manh áo
  • D.
    Khẳng định lẽ sống cao đẹp của thời đại

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết :

Những người nghĩa sĩ Cần Giuộc hi sinh không phải để bảo vệ sự bền vững của triều đình. Khi thực dân Pháp xâm lược, triều đình nhà Nguyễn không có tinh thần phản kháng, bạt nhược, đặt lợi ích của dòng họ lên trên lợi ích của đất nước

Câu 7 :

Tiếng than “Hỡi ôi” thể hiện:

  • A.
    Tình cảm thương xót đối với người đã khuất
  • B.
    Tiếng kêu nguy cấp, căng thẳng của đất nước trước giặc ngoại xâm
  • C.
    Là tiếng kêu đau đớn trong lòng tác giả
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phân tích tình cảm trong tiếng than

Lời giải chi tiết :

Mở đầu “Hỡi ôi!”

- Tiếng than thể hiện tình cảm thương xót đối với người đã khuất

- Tiếng kêu nguy ngập, căng thẳng của đất nước trước giặc ngoại xâm

→ Tiếng than lay động lòng người, là nỗi xót xa, đau đớn trong lòng của tác giả

Câu 8 :

Câu “Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ” sử dụng nghệ thuật gì?

  • A.
    Đối
  • B.
    Đảo ngữ
  • C.
    Liệt kê
  • D.
    Ẩn dụ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu văn và chỉ ra biện pháp nghệ thuật

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật đối “Súng giặc đất rền – Lòng dân trời tỏ” phác họa khung cảnh bão táp của thời đại

→ Hình ảnh không gian to lớn “đất”, “trời” kết hợp những động từ gợi sự khuyếch tán âm thanh, ánh sáng “rền”, “tỏ”: Sự đụng độ giữa thế lực xâm lược hung bạo với vũ khí tối tân và ý chí chiến đấu của nhân dân ta

Câu 9 :

“Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ” cho thấy điều gì?

  • A.
    Sự chuyển biến, sự vùng dậy mau lẹ của người dân yêu nước
  • B.
    Sự phản ứng mạnh mẽ, đấu tranh chống trả của nhân dân
  • C.
    Sự phản ứng mạnh mẽ, đấu tranh chống trả của triều đình
  • D.
    A và B đúng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu văn và phân tích

Lời giải chi tiết :

“Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ”

- Người nông dân trở thành người nghĩa sĩ, yếu tố thời gian phản ánh sự chuyển biến, sự vùng dậy đấu tranh mau lẹ của người dân yêu nước

- Hoàn cảnh đất nước bị Pháp xâm lược và sự phản ứng mạnh mẽ đấu tranh chống trả của nhân dân

Câu 10 :

Trước khi giặc đến, cuộc sống của người nông dân như thế nào?

  • A.
    Chịu khó, lam lũ, vất vả nhưng vẫn nghèo túng
  • B.
    Cuộc sống gắn bó với ruộng đồng
  • C.
    Xa lạ, không hiểu biết công việc nhà binh, chiến tranh
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết :

Cuộc sống những người nông dân trước khi giặc đến:

+ Từ láy “cui cút” tái hiện cuộc sống chịu khó, lam lũ, bao lo toan, vất vả nhưng vẫn nghèo túng của những người nông dân

+ Cuộc sống gắn bó với ruộng đồng, con trâu, cái cày

+ Họ là những người nông dân hiền lành, chất phác, xa lạ, không hiểu biết công việc nhà binh, chiến tranh

Câu 11 :

Hành động của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc được xem là:

  • A.
    Hành động bộc phát
  • B.
    Hành động tự giác
  • C.
    Hành động do cảm tính
  • D.
    Hành động theo người khác

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản

Nhận xét về hành động của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc

Lời giải chi tiết :

Hành động của những người nghĩa sĩ là hành động tự giác. Họ nhận thức được trách nhiệm của mình với đất nước, họ hành động mà không phải “nào đợi ai đòi ai bắt”

Câu 12 :

Khi giặc đến, người nông dân đã có hành động như thế nào?

  • A.
    Đợi sự chống trả của quân triều đình
  • B.
    Rời bỏ quê hương đi lánh nạn
  • C.
    Tự nguyện bổ sung vào đội quân chiến đấu với quyết tâm sắt đá
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản, chú ý hành động của người nông dân khi giặc đến

Lời giải chi tiết :

Khi giặc đến, “Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình”; “chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”, nhận thấy trách nhiệm của mình trước hoàn cảnh đất nước, người nông dân đã tự nguyện bổ sung vào đội quân chiến đấu với quyết tâm sắt đá

Câu 13 :

Câu văn nào thể hiện tinh thần chiến đấu bền bỉ của nghĩa sĩ Cần Giuộc ngay cả khi họ đã hi sinh?

  • A.
    “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó”
  • B.
    “Chùa Tông Thạch năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ”
  • C.
    “Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ”
  • D.
    “Một chắc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây; trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm treo mộ”

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết :

Câu văn thể hiện tinh thần chiến đấu bền bỉ của người nghĩa sĩ Cần Giuộc ngay cả khi họ đã hi sinh:

“Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó”

Câu 14 :

Ý nào sau đây KHÔNG PHẢI nét đặc sắc nghệ thuật trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?

  • A.
    Sử dụng lối văn biền ngẫu, uyển chuyển, giàu hình ảnh
  • B.
    Ngôn ngữ chân thực, giàu cảm xúc
  • C.
    Ngôn ngữ dân dã, thuần Việt
  • D.
    Thủ pháp liệt kê, đối lập

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản

Rút ra nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản

Lời giải chi tiết :

Giá trị nghệ thuật:

- Sử dụng lối văn biền ngẫu, uyển chuyển, giàu hình ảnh

- Ngôn ngữ chân thực, giàu cảm xúc

- Thủ pháp liệt kê, đối lập

Câu 15 :

Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc viết về:

  • A.
    Những người lính ở Cần Giuộc chống lại giặc Pháp
  • B.
    Những sĩ phu yêu nước ở Cần Giuộc đứng lên chống Pháp
  • C.
    Những người nông dân ở Cần Giuộc đứng lên chống Pháp
  • D.
    Người dân Nam Bộ đứng lên chống Pháp

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản

Rút ra nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Bài văn tế khắc lên hình tượng những người nông dân ở Cần Giuộc đứng lên chống Pháp, hào hùng mà bi tráng, tượng trưng cho tinh thần yêu nước, hào hùng của nhân dân ta