Trắc nghiệm Bài 9: Ôn tập chương 2 Hóa 11 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc phản ứng oxi hóa – khử là:

  • A.
    8
  • B.
    5
  • C.
    7D. 6
  • D.
Câu 2 :

Trong quá trình tổng hợp ammonia theo quy trình Haber (Haber – Bosch), sau khi đã hóa lỏng NH3, hydrogen và nitrogen sẽ:

  • A.
    Qua ống dẫn khí thải được loại bổ
  • B.
    Đưa trở lại buồng phản ứng để tái sử dụng
  • C.
    Tiếp tục qua lò phản ứng số 2 để tăng hiệu suất tổng hợp
  • D.
    Hygrogen được tái sử dụng, còn nitrogen loại bỏ dựa vào tỉ trọng
Câu 3 :

\({N_2}(g) + 3{H_2}(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2N{H_3}(g)\)

Biết \({E_{H - H}} = 436kJ/mol\); \({E_{N - H}} = 389kJ/mol\); \({E_{N \equiv N}} = 946kJ/mol\)

Tính biến thiên enthalpy của phản ứng tổng hợp ammonia

  • A.
    -1476kJ
  • B.
    -80kJ
  • C.
    1476kJ
  • D.
    80kJ
Câu 4 :

 Một hỗn hợp gồm hai khí H2 và N2 theo tỉ lệ mol là 4: 1. Nung với xúc tác ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp khí Y, trong đó NH3 chiếm 20% thể tích. Hiệu suất của phản ứng trên là?

  • A.
    41,67%.
  • B.
    45%.
  • C.
    35,67%.
  • D.
    50,6%.
Câu 5 :

 Khi có tia lửa điện hoặc ở nhiệt độ cao, nitrogen tác dụng trực tiếp với oxygen tạo ra hợp chất X. Công thức của X là

  • A.
    N2O .
  • B.
    NO2.
  • C.
    NO.
  • D.
    N2O5.
Câu 6 :

 Người ta sản xuất khi nitrogen trong công nghiệp bằng cách nào sau đây?

  • A.
    Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
  • B.
    Nhiệt phân dung dịch NH4NO2 bão hoà.
  • C.
    Dùng phosphorus để đốt cháy hết oxygen không khí.
  • D.
    Cho không khí đi qua bột Cu nung nóng.
Câu 7 :

 Một bình kín có thể tích là 0,5 lít chứa 0,5 mol H2 và 0,5 mol N2, ở nhiệt độ (toC). Khi ở trạng thái cân bằng có 0,2 mol NH3 tạo thành. Hằng số cân bằng KC của phản ứng tổng hợp NH3 là:

  • A.
    1,278.
  • B.
    4,125.
  • C.
    6,75.
  • D.
    3,125.
Câu 8 :

Tính base của NH3 do:

  • A.
    Trên N còn cặp electron tự do
  • B.
    Phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực
  • C.
    NH3 tan được nhiều trong nước
  • D.
    NH3 tác dụng với nước tạo NH4OH

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc phản ứng oxi hóa – khử là:

  • A.
    8
  • B.
    5
  • C.
    7D. 6
  • D.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức phản ứng oxi hóa – khử. Chất oxi hóa là chất nhận electron, chất khử là chất cho electron

Lời giải chi tiết :

Chất oxi là HNO3

Chất khử là những hợp chất mà sắt chưa đạt số oxi hóa cao nhất.

Câu 2 :

Trong quá trình tổng hợp ammonia theo quy trình Haber (Haber – Bosch), sau khi đã hóa lỏng NH3, hydrogen và nitrogen sẽ:

  • A.
    Qua ống dẫn khí thải được loại bổ
  • B.
    Đưa trở lại buồng phản ứng để tái sử dụng
  • C.
    Tiếp tục qua lò phản ứng số 2 để tăng hiệu suất tổng hợp
  • D.
    Hygrogen được tái sử dụng, còn nitrogen loại bỏ dựa vào tỉ trọng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về quy trình Haber để tổng hợp ammonia

Lời giải chi tiết :

Tại thời điểm cân bằng nồng độ ammonia, nitrigen, hydrogen trong buồng phản ứng không đổi. Hỗn hợp khí này được dẫn qua hệ thống làm lạnh để hóa lỏng ammonia, còn hỗn hợp nitrogen và hydrogen được tái sử dụng bằng cách đưa trở lại buồng phản ứng.

Câu 3 :

\({N_2}(g) + 3{H_2}(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2N{H_3}(g)\)

Biết \({E_{H - H}} = 436kJ/mol\); \({E_{N - H}} = 389kJ/mol\); \({E_{N \equiv N}} = 946kJ/mol\)

Tính biến thiên enthalpy của phản ứng tổng hợp ammonia

  • A.
    -1476kJ
  • B.
    -80kJ
  • C.
    1476kJ
  • D.
    80kJ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về công thức tính enthalpy chuẩn dựa vào năng lượng liên kết

Lời giải chi tiết :

Ta có: \({\Delta _r}H_{298}^0 = \sum {{E_{C{\rm{D}}}} - \sum {{E_{SP}}} } \)= 946.1 + 3.436– 6.389 = -80(J)

Câu 4 :

 Một hỗn hợp gồm hai khí H2 và N2 theo tỉ lệ mol là 4: 1. Nung với xúc tác ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp khí Y, trong đó NH3 chiếm 20% thể tích. Hiệu suất của phản ứng trên là?

  • A.
    41,67%.
  • B.
    45%.
  • C.
    35,67%.
  • D.
    50,6%.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Tính chất hóa học nitrogen.

Lời giải chi tiết :

Xét 1 mol hỗn hợp gồm 0,2 mol N2 và 0,8 mol H2:

             N2    +    3H2  →  2NH3

Trước:   0,2          0,8

Pư:          x            3x            2x

(CB)    0,2-x       0,8-3x        2x

nY = 1 – 2x

NH3 chiếm 20% thể tích => \(\frac{{2x}}{{1 - 2x}}\).100 = 20 => x = 1/12

Hiệu suất của phản ứng: H=\(\frac{{1/12}}{{0,2}}.100\% \)= 41,67%

Câu 5 :

 Khi có tia lửa điện hoặc ở nhiệt độ cao, nitrogen tác dụng trực tiếp với oxygen tạo ra hợp chất X. Công thức của X là

  • A.
    N2O .
  • B.
    NO2.
  • C.
    NO.
  • D.
    N2O5.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Tính chất hóa học nitrogen.

Lời giải chi tiết :

Ở nhiệt độ cao trên 3000℃ hoặc có tia lửa điện, nitrogen kết gợp với oxygen, tạo ra nitrogen monoxide (NO)

Câu 6 :

 Người ta sản xuất khi nitrogen trong công nghiệp bằng cách nào sau đây?

  • A.
    Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
  • B.
    Nhiệt phân dung dịch NH4NO2 bão hoà.
  • C.
    Dùng phosphorus để đốt cháy hết oxygen không khí.
  • D.
    Cho không khí đi qua bột Cu nung nóng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Trạng thái tự nhiên nitrogen.

Lời giải chi tiết :

Trong công nghiệp, khí N2 được điều chế bằng phương pháp chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

Câu 7 :

 Một bình kín có thể tích là 0,5 lít chứa 0,5 mol H2 và 0,5 mol N2, ở nhiệt độ (toC). Khi ở trạng thái cân bằng có 0,2 mol NH3 tạo thành. Hằng số cân bằng KC của phản ứng tổng hợp NH3 là:

  • A.
    1,278.
  • B.
    4,125.
  • C.
    6,75.
  • D.
    3,125.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Tính chất hóa học nitrogen.

Lời giải chi tiết :
\({N_{2(k)}} + 3{H_{2(k)}} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2N{H_{3(k)}}\)

Trước pư:           0,5        0,5

Pư:                      0.1        0,3    <-   0,2

(CB)                   0,4         0,2          0,2

Ta có: \({K_C} = \frac{{{{{\rm{(N}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{)}}}^2}}}{{{{{\rm{(}}{H_2})}^3}({N_2}{\rm{)}}}}\)

Thay các giá trị ((N2)) = 0,8M; (H2) = (NH3) = 0,4M

Vậy \({K_C} = \frac{{{{{\rm{(0,4)}}}^2}}}{{{{{\rm{(0,4}})}^3}.0,8}}\)= 3,125

Câu 8 :

Tính base của NH3 do:

  • A.
    Trên N còn cặp electron tự do
  • B.
    Phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực
  • C.
    NH3 tan được nhiều trong nước
  • D.
    NH3 tác dụng với nước tạo NH4OH

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức thuyết Bronsted – Lowy về acid và base

Lời giải chi tiết :

Theo thuyết Bronsted – Lowy về base là chất có khả năng nhận proton H+, tức là phân tử NH3 còn cặp electron tự do để nhận proton H+ thể hiện tính base.