Phân tích Thương vợ của Trần Tế Xương>
Bài thơ bộc lộ tình yêu thương cảm thông, biết ơn và ca ngợi đức hi sinh đảm đang, tháo vát, lòng chịu thương chịu khó của người vợ.
- Hình ảnh bà Tú qua bài thơ Thương vợ của Tú Xương
- Qua các bài Bánh trôi nước, Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và bài Thương vợ của Trần Tế Xương, anh (chị) hiểu những gì về người phụ nữ Việt Nam thời xưa? trang 53 SGK Văn 11
- Bình giảng bài thơ Thương vợ của Tú Xương_bài 1
- Đọc hiểu bài thơ Thương vợ
- Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ qua Tự Tình II và Thương vợ
I. Hiểu biết chung
- Tác giả:
+ Quê quán, công danh sự nghiệp.
+ Thời đại (buổi giao thời) đã chi phối đến cảm hứng và bút pháp sáng tác: trữ tình và trào phúng.
+ Đóng góp của Tú Xương đối với nền văn học dân tộc.
- Bài thơ tiêu biểu cho đề tài về tình vợ chồng của văn học trung đại, một đề tài tương đối hiếm, điều đó thể hiện tư tưởng dân chủ trong sáng tác.
II. Hướng cảm thụ
1. Nỗi vất vả, đảm đang của bà Tú
Hai câu đề mà thực:
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
- Quanh năm là thời gian, mom sông là không gian, địa điểm, buôn bán là công việc. Hình ảnh mom sông gợi cảm giác chênh vênh, mà phải tất bật quanh năm như thế đủ thấy nỗi vất vả của bà Tú đến chừng nào. Sự vất vả chồng chất bao nhiêu càng thấy sự nhẫn nại, đức chịu thương chịu khó của bà bấy nhiêu. Lời thơ tự sự hàm ý ngợi ca đức tính cao quý của bà Tú.
- Gánh hàng xáo trên đôi vai nhỏ bé nhưng là gánh nặng gia đình phải lo, bà miệt mài chăm chỉ, biết vun vén nên đã nuôi đủ gia đình bảy người, thật giỏi giang và cái đảm đang khó ai bì kịp. Đó là lời khen, sự cảm phục của ông Tú
- Cách tính năm con với một chồng là hạ thấp mình ngang hàng với con, là kẻ ăn bám vợ, vô tích sự. Nhưng bên chồng bên con, gánh nặng nuôi chồng bằng năm đứa con. Tự cười mình là kẻ báo cô, làm cho nhân cách của ông Tú càng đáng quý và ông càng đề cao công lao bà Tú, tỏ lòng biết ơn trong đó có chút ăn năn.
2. Sự tần tảo
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
- Động từ "lặn tội" đã lột tả hết nỗi vất vả cực nhọc, nắng mưa dãi dầu để kiếm sống. Biện pháp đảo ngữ càng có tác dụng nhấn mạnh nỗi vất vả sớm khuya. Việc vận dụng sáng tạo câu ca dao Con cò lặn lội bờ sông... đã mở rộng và nâng cao hình tượng. Bà Tú là người phụ nữ Việt Nam truyền thống và tiêu biểu. Nhưng khi tác giả dùng từ thân cò thì nó còn gợi đến dáng vẻ mỏng manh của bà Tú. Và biết bao tình thương của ông dồn vào hình ảnh quãng vắng. Bởi khi mọi người đã nghỉ ngơi thì bà vẫn còn lặn lội một mình nơi đồng xa..
- Cảnh mua bán bon chen, lời qua tiếng lại eo sèo nơi buổi chợ bến đò đông đúc càng làm nổi rõ hơn sự vất vả của bà Tú.
- Buôn bán khó khăn nên bà Tú vất vả tảo tần sớm hôm mưa nắng, đến mức quên thân. Đó là đức hi sinh thầm lặng, lòng chịu thương chịu khó bền bỉ.
Hiểu sâu sắc nỗi vất vả của vợ là tình thương, sự sẻ chia của ông dành cho bà. Hai câu thơ hàm ý ngợi ca đức hi sinh thầm lặng của bà Tú.
3. Tâm sự bà Tú được ông Tú nhắc
Một duyên hai nợ âu dành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
- "Một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa" là những thành ngữ dân gian. Việc sử dụng thành ngữ rất tự nhiên đã góp phần Việt hóa ngôn ngữ thơ Đường.
- "Âu đành, dám quản" là lối nói tự nhiên, ngôn ngữ đời thường làm toát ra đức hi sinh thầm lặng vô biên của bà Tú. Nhưng ở đây có thái độ cam chịu, sự nhẫn nhục của người phụ nữ phong kiến.
- Phép đối cho thấy một bên là chồng con, một bên là công việc. Bên thương bên tiếc và bên nào cũng tròn để vừa thấy sức lực dẻo dai vừa thấy đức quên mình. Lời bình có giọng sâu lắng thể hiện chiều sâu cảm thương của nhà thơ. Còn trách nhiệm của đức ông chồng thì sao?
4. Hai câu kết: Lời trách cứ.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc.
Có chồng hờ hững cũng như không.
- Lời bà Tú nhưng ý ông Tú. Tự chửi mình là vô tâm hờ hững trước nỗi gian nan của vợ. Không chia sẻ được, không gánh vác bớt, trở thành gánh nặng của vợ.
- Tiếng chửi có chút hóm hỉnh của bút pháp trào phúng nhưng đằng sau là cái tình của nhà thơ: Vừa từ chuộc lỗi, vừa hiểu sâu sắc nỗi gian nan của vợ nên thương vợ hơn.
- Ý thơ còn là tiếng chửi đời, mang thân học trò, bị ràng buộc bởi dư luận, sợ thiên hạ chê cười nên ông Tú không thể lao động chân tay để giúp vợ.
- Chủ đề: Bài thơ bộc lộ tình yêu thương cảm thông, biết ơn và ca ngợi đức hi sinh đảm đang, tháo vát, lòng chịu thương chịu khó của người vợ.
III. Kết luận.
Bài thơ đã đạt tầm khái quát cao: ca ngợi phụ nữ Việt Nam nói chung. Tâm lòng tri ân của nhà thơ dành cho vợ cũng là nét đáng quý. Bài thơ có sự tiếp thu sáng tạo chất liệu ca dao. Bút pháp trữ tình xen trào phúng.
Loigiaihay.com
- Phân tích Thương Vợ của nhà thơ Trần Tế xương
- Phân tích bài thơ Thương vợ của Tú xương.
- Bình giảng bài thơ Thương vợ của Tú Xương_bài 1
- Bình giảng bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương : Quanh năm buôn bán ở mom sông ........ Có chồng hờ hững cũng như không.
- Phân tích bài thơ Thương Vợ của Trần Tế Xương_bài 1
>> Xem thêm