Bài 1. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghi..

Hoạt động vận dụng 2 trang 13 SGK GDQP 12


Em hãy sưu tầm hình ảnh và thuyết minh trước lớp về một trong ba chủ đề sau:

Đề bài

Trả lời câu hỏi phần Vận dụng 2 trang 13 SGK Giáo dục quốc phòng và An ninh 12

Em hãy sưu tầm hình ảnh và thuyết minh trước lớp về một trong ba chủ đề sau:

- Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Việt Nam.

- Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Việt Nam.

- Đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam sau năm 1975.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào nội dung bài học kết hợp với thông tin tìm hiểu trên mạng Internet em hãy sưu tập và thuyết minh trước lớp

Lời giải chi tiết

Tội ác tày trời của tập đoàn Pol Pot gây ra cho Việt Nam

Ngay từ năm 1963, sau khi nắm quyền trong Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia, Pol Pot đã bắt đầu có thái độ, hành động thù địch đối với Việt Nam và những người cộng sản Campuchia trung kiên. Chúng ngấm ngầm tuyên truyền Việt Nam đã phản bội Campuchia khi ký Hiệp định Geneve 1954 và cho lưu hành hơn 10 văn kiện phê phán Đảng Lao động Việt Nam khi Việt Nam không tán thành “đường lối cách mạng mạo hiểm” của Pol Pot…

Năm 1966, Pol Pot rút cơ quan đại diện bên cạnh Trung ương Cục miền Nam về nước và từ đó, quan hệ của Đảng ta với Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia càng có nhiều trắc trở. Trong thời kỳ này, ở vùng Đông Bắc và Đông Campuchia, chính quyền Vương quốc thỏa thuận cho Việt Nam đặt hậu cứ, kho tàng, trạm cứu thương… Lợi dụng điều kiện vùng hành lang là khu vực rừng rậm, binh lính Pol Pot lúc thì công khai, lúc thì đóng giả làm lực lượng của các phe nhóm khác, đã cướp kho tàng, phục kích các nhóm hành quân lẻ của bộ đội Việt Nam.

Từ năm 1970 đến 1973, khi bộ đội Việt Nam tập trung lực lượng đánh Mỹ và tay sai ở chiến trường Campuchia thì lính Pol Pot đã gây ra 174 vụ khiêu khích, tập kích các hậu cứ, cướp vũ khí, lương thực, giết hơn 600 cán bộ và chiến sĩ Việt Nam. Năm 1972, Pol Pot công khai đề nghị Việt Nam rút quân về nước và có hành động xua đuổi Việt kiều trong vùng vừa giải phóng. Khi Hiệp định Paris về Việt Nam được ký kết tháng 1-1973, Pol Pot cho rằng việc ký hiệp định là sự phản bội của Việt Nam với cách mạng Đông Dương và cho cấp dưới tuyên truyền, tổ chức các cuộc biểu tình phản đối lực lượng Việt Nam đứng chân ở Campuchia.

Trước thái độ thù địch của Pol Pot, tháng 7-1970, trong bức thư gửi cho Trung ương Cục miền Nam, Tổng Bí thư Lê Duẩn viết: “Với Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia, chúng ta cần tìm ra mọi cách tăng cường quan hệ, từng bước tạo ra sự nhất trí về đường lối, chủ trương, đồng thời giúp bạn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Trên bước đường cùng tiến lên của cách mạng, không tránh khỏi những sự khác nhau giữa ta và bạn. Nhưng với đường lối đúng đắn, với tinh thần quốc tế chân chính, với thái độ chân thành, tôn trọng bạn… sẽ xây dựng được tình đoàn kết chiến đấu ngày càng sâu sắc giữa hai Đảng, nhân dân hai nước”(1).

Tuy nhiên, trái với hy vọng của chúng ta, cách mạng Campuchia càng đến gần thắng lợi thì Pol Pot càng ráo riết chuẩn bị kế hoạch chống phá Việt Nam và tiêu diệt lực lượng yêu nước chân chính Campuchia. Ngay sau khi cách mạng hai nước giành thắng lợi (tháng 4-1975), ngày 1-5-1975, tập đoàn Pol Pot đã cho quân xâm phạm nhiều nơi thuộc lãnh thổ Việt Nam từ Hà Tiên đến Tây Ninh; tiếp đó đánh chiếm các đảo Phú Quốc, Thổ Chu, triệt phá làng mạc, bắn giết nhiều người dân và bắt đưa đi 515 người khác.

Sau những sự kiện nghiêm trọng trên, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn bày tỏ mong muốn hai nước Việt Nam và Campuchia đàm phán ký kết hiệp ước về biên giới giữa hai nước trên tinh thần tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tiếp tục đoàn kết và tăng cường tình nghĩa anh em giữa nhân dân hai nước. Song, do bản chất dân tộc cực đoan, tập đoàn Pol Pot được sự hậu thuẫn bên ngoài tiếp tục có nhiều hành động thù địch chống Việt Nam. Chỉ trong mấy tháng cuối năm 1975 và đầu năm 1976, quân Pol Pot liên tiếp gây ra hơn 250 vụ xâm phạm lãnh thổ, cướp thóc gạo, trâu, bò, tàn sát nhiều người dân Việt Nam.

Từ đầu năm 1977, quân Pol Pot lại mở cuộc tiến công vào các đồn biên phòng Việt Nam ở Bu Prăng (Đắk Lắk), vùng Mỏ Vẹt (Long An) và một số nơi ở Tây Ninh, Đồng Tháp, An Giang. Nghiêm trọng nhất là từ ngày 30-4 đến 19-5-1977, Pol Pot sử dụng lực lượng quy mô sư đoàn tiến công sang đất Việt Nam trên toàn tuyến biên giới tỉnh An Giang, giết hại 222 người, làm bị thương 614 người, bắt đi 10 người, đốt cháy 552 nhà dân, cướp 134 tấn lúa, phá hoại hàng trăm héc-ta lúa đang đến mùa gặt; cướp phá nhiều tài sản của nhân dân...(2).

Tháng 6-1977, lãnh đạo Khmer Đỏ ra nghị quyết coi Việt Nam “là kẻ thù số một, kẻ thù vĩnh cửu” của Campuchia và từ đây, chúng ngang nhiên mở rộng xung đột thành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Mấy tháng cuối năm 1977, quân Pol Pot mở nhiều cuộc tiến công lớn sang Việt Nam trên tuyến biên giới từ Kiên Giang đến Tây Ninh. Riêng tại xã Tân Lập (Tân Biên, Tây Ninh), ngày 25-9-1977, quân Pol Pot đã đốt cháy 400 nóc nhà, giết hơn 1.000 dân thường.

Sau khi bị bộ đội Việt Nam mở đòn tiến công trừng trị hành động xâm lược trên tuyến biên giới, ngày 31-12-1977, tập đoàn Pol Pot đã đơn phương cắt đứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Từ đây, chúng công khai tuyên truyền vu khống Việt Nam, coi Việt Nam là mối đe dọa đối với Campuchia, gắn quá trình phản bội và xâm lược Việt Nam với các cuộc thanh trừng các lực lượng chân chính trong nước.

Chúng ráo riết xây dựng thêm các sư đoàn chiến đấu, đồng thời tập trung 13/18 sư đoàn bộ binh áp sát biên giới Việt Nam, tiến hành khiêu khích, thăm dò, chuẩn bị những cuộc tiến công xâm lược mới. Liên tiếp trong các tháng đầu năm 1978, Pol Pot sử dụng 5 sư đoàn chủ lực cùng 5 trung đoàn địa phương, có pháo binh yểm trợ, luân phiên đánh vào sâu lãnh thổ Việt Nam. Đặc biệt, tại xã Ba Chúc (Tri Tôn, An Giang), cách đường biên giới Việt Nam-Campuchia 7km, ngày 18-4-1977, lính Pol Pot đã dồn người dân hiền lành để bắn, giết tập thể bằng những hành động vô cùng dã man, giết hại 3.157 người, phần lớn là người già, phụ nữ và trẻ em, trong đó có hơn 100 gia đình bị giết cả nhà.

Tính từ tháng 5-1975 đến giữa năm 1978, quân Pol Pot đã giết hại hơn 5.000 dân thường Việt Nam, làm bị thương gần 5.000 người, bắt và đưa đi hơn 20.000 người; hàng nghìn trường học, bệnh viện, cơ sở y tế, nhà thờ, chùa chiền bị đốt phá, trâu, bò bị cướp, giết, hoa màu bị phá hoại; hàng vạn héc-ta ruộng đất và đồn điền cao su ở vùng biên giới Tây Nam Việt Nam bị bỏ hoang; khoảng nửa triệu dân sát biên giới với Campuchia phải bỏ nhà, bỏ đất, bỏ ruộng chạy sâu vào nội địa(3).

Hậu quả mà Pol Pot gây ra cho nhân dân Việt Nam là hết sức to lớn, trong khi nguy cơ diệt vong của dân tộc Campuchia dưới chế độ diệt chủng tàn bạo của tập đoàn Pol Pot đã đến mức nguy kịch. Những hành động xâm lược và diệt chủng tàn bạo của tập đoàn Pol Pot là không thể dung tha. Đáp lời kêu gọi khẩn thiết của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, của nhân dân Campuchia, Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân Việt Nam đã thực hiện quyền tự vệ chính đáng và thiêng liêng của mình để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân; đồng thời cùng với lực lượng vũ trang và nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng, giúp đỡ những người cách mạng chân chính Campuchia làm lại cuộc cách mạng đã bị phản bội.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Hoạt động Vvận dụng 1 trang 13 SGK GDQP 12

    Sau khi học bài này, em hãy viết một bức thư (khoảng 300 từ) cho một người bạn nêu cảm nghĩ của em và trách nhiệm của học sinh trong bảo vệ biên giới trên đất liền và chủ quyền biển, đảo Việt Nam.

  • Hoạt động luyện tập 2 trang 13 SGK GDQP 12

    Nghệ thuật quân sự cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và nghệ thuật quân sự cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc có những nét chung nào?

  • Hoạt động luyện tập 1 trang 13 SGK GDQP 12

    Giá trị lịch sử cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc, giá trị lịch sử cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc và giá trị lịch sử đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam sau năm 1975 có những điểm gì chung?

  • Hoạt động khám phá 10 trang 12 SGK GDQP 12

    Theo em, công dân, học sinh cần làm gì để góp phần củng cố quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc?

  • Hoạt động khám phá 9 trang 12 SGK GDQP 12 CD

    Theo em, những nét chính về nghệ thuật đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam sau năm 1975 là gì?

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD