Toán lớp 5, giải bài tập SGK toán lớp 5 cánh diều Chủ đề 3. Hình học và đo lường SGK Toán lớp 5 Cánh diều

Toán lớp 5 trang 38 - Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối - SGK cánh diều


a) Đọc các số đo thể tích sau: 26 cm3; 105 dm3; 82,1 cm3; $frac{3}{4}$dm3. b) Viết các số đo thể tích sau: Mỗi hình dưới đây đều được ghép từ các khối lập phương cạnh 1 cm. a) Nêu thể tích của mỗi hình sau: a) Tính: 125 cm3 + 30,5 cm3 42,6 dm3 – 28 dm3 Một chiếc hộp có dạng hình hộp chữ nhật với kích thước như hình sau. Theo em, chiếc hộp này chứa được bao nhiêu hình lập phương 1 cm3? a) Kể một số đồ vật có thể tích khoảng 1 cm3. b) Thực hành: Tạo 1 dm3 bằng cách sử dụng ống hút, que

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 39 SGK Toán 5 Cánh diều

a) Đọc các số đo thể tích sau: 26 cm3; 105 dm3; 82,1 cm3; $\frac{3}{4}$dm3.

b) Viết các số đo thể tích sau:

- Chín mươi hai xăng-ti-mét khối.

- Bảy mươi tám phẩy sáu đề-xi-mét khối.

- Ba phần mười xăng-ti-mét khối.

Phương pháp giải:

Để đọc (hoặc viết) các số đo thể tích ta đọc (hoặc viết) số đo trước rồi đọc (hoặc viết) tên đơn vị đo thể tích.

Lời giải chi tiết:

a) 26 cm3: Hai mươi sáu xăng-ti-mét khối.

105 dm3: Một trăm linh năm đề-xi-mét khối.

82,1 cm3: Tám mươi hai phẩy một xăng-ti-mét khối.

$\frac{3}{4}$dm3: Ba phần tư đề-xi-mét khối.

b)

- Chín mươi hai xăng-ti-mét khối: 92 cm3.

- Bảy mươi tám phẩy sáu đề-xi-mét khối: 78,6 dm3

- Ba phần mười xăng-ti-mét khối: $\frac{3}{{10}}$cm3.

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 39 SGK Toán 5 Cánh diều

Mỗi hình dưới đây đều được ghép từ các khối lập phương cạnh 1 cm.

a) Nêu thể tích của mỗi hình sau: 

b) Những hình nào ở câu a có thể tích bằng nhau?

Phương pháp giải:

- Thể tích của mỗi hình bằng số khối lập phương cạnh 1 cm.

Lời giải chi tiết:

a) - Thể tích hình A bằng 4 cm3.

- Thể tích hình B bằng 8 cm3.

- Thể tích hình C bằng 16 cm3.

- Thể tích hình D bằng 16 cm3.

b) Hình C và hình D có thể tích bằng nhau.

Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 39 SGK Toán 5 Cánh diều

a) Tính:

125 cm3 + 30,5 cm3

42,6 dm3 – 28 dm3

3,6 cm3 $ \times $100

8,017 dm3 : 10

b) Số?

4 dm3 = ? cm3

5,06 dm3 = ? cm3

7 000 cm3 = ? dm3

385 cm3 = ? dm3

Phương pháp giải:

a) Thực hiện phép tính như với số tự nhiên và ghi đơn vị đo bên cạnh.

b) Áp dụng cách đổi: 1 dm3 = 1 000 cm3.

Lời giải chi tiết:

a) 125 cm3 + 30,5 cm3 = 155,5 cm3

42,6 dm3 – 28 dm3 = 14,6 dm3

3,6 cm3 $ \times $100 = 360 cm3

8,017 dm3 : 10 = 0,8017 dm3

b) 4 dm3 = 4 000 cm3 

5,06 dm3 = 5 060 cm3

7 000 cm3 = 7 dm3

385 cm3 = 0,385 dm3

Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 40 SGK Toán 5 Cánh diều

Một chiếc hộp có dạng hình hộp chữ nhật với kích thước như hình sau. Theo em, chiếc hộp này chứa được bao nhiêu hình lập phương 1 cm3?

 

Phương pháp giải:

Quan sát hình và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Ta thấy: chiếc hộp này chứa được 6 x 4 x 5 = 120 hình lập phương 1 cm3.

Câu 5

Trả lời câu hỏi 5 trang 40 SGK Toán 5 Cánh diều

a) Kể một số đồ vật có thể tích khoảng 1 cm3.

b) Thực hành: Tạo 1 dm3 bằng cách sử dụng ống hút, que tính, đất nặn, băng dính,...

Phương pháp giải:

Thực hiện theo yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

a) Một số đồ vật có thể tích khoảng 1 cm3: hạt chữ trên vòng tay, viên xúc xắc nhỏ; 1 hạt lạc;...\

b) Thực hành theo yêu cầu.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Toán lớp 5 trang 41- Mét khối - SGK cánh diều

    a) Đọc các số đo thể tích sau: 33 m3; 18,5 m3; 0,05 m3; $frac{1}{2}$m3. b) Viết các số đo thể tích sau: a) Tính: b) Số? a) Quan sát hình vẽ, nêu nhận xét: b) Đổi các đơn vị đo (theo mẫu): Ước lượng thể tích của mỗi vât sau rồi chọn đơn vị đo (cm3; dm3; m3) phù hợp cho ô trống ?: a) Nói về thể tích của một số vật với các đơn vị đo (cm3; dm3; m3) b) Thực hành: Tạo 1 m3 bằng cách sử dụng dây, bìa cứng,...

  • Toán lớp 5 trang 44 - Thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương - SGK cánh diều

    Tính thể tích các hình sau: a) Tính thể tích mỗi đồ vật sau: b) Trong hai hộp sau, hộp nào cần dùng nhiều giấy gói hơn? Quan sát hình vẽ: a) Tính thể tích thùng hàng. b) Tính diện tích toàn phần của thùng hàng. Ước lượng rồi lựa chọn số đo thể tích phù hợp:

  • Toán lớp 5 trang 46 - Luyện tập - SGK cánh diều

    Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b, chiều cao c: Mỗi hình hộp sau đều có thể tích 280 cm3. Tìm độ dài cạnh còn lại: Một khối đá có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 2,5 m, chiều rộng 1,6m và chiều cao 1,2 m. Tính thể tích của mỗi hình sau: Quan sát hình vẽ. a) Tính thể tích viên đá: b) Tính thể tích củ khoai tây: Thùng xăng của một ô tô tải có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 7 dm, chiều rộng 4 dm và chiều cao 2 dm.

  • Toán lớp 5 trang 48 - Luyện tập chung - SGK cánh diều

    a) Tính diện tích mỗi hình sau: b) Tính chu vi và diện tích mỗi mảnh đất có kích thước như sau: Chọn hình khai triển thích hợp với mỗi hình khối: Một bể kính có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 1,2 m; chiều rộng 60 cm và chiều cao 80 cm. Người ta đổ cát vào một cái hố có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 50 dm, chiều rộng 30 dm và chiều sâu 50 cm. Hãy tính xem phải đổ bao nhiêu khối cát thì đầy cái hố đó (1 m3 gọi tắt là một khối). a) Các hình A và B trong hình vẽ bên là các hình hộp

  • Toán lớp 5 trang 50 - Ôn tập về các đơn vị đo thời gian - SGK cánh diều

    Số? a) 1 tuần lễ = ? ngày 1 ngày = ? giờ 1 giờ = ? phút 1 phút = ? giây a) Đọc các ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian sau rồi lấy ví dụ tương tự: b) Đổi các đơn vị đo thời gian Trò chơi “Đổi đơn vị đo thời gian” Anh Tuấn đặt mục tiêu đạp xe tập thể dục ít nhất 5 giờ mỗi tuần.

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí