Toán lớp 5, giải bài tập SGK toán lớp 5 cánh diều Chủ đề 3. Hình học và đo lường SGK Toán lớp 5 Cánh diều

Toán lớp 5 trang 17 - Chu vi hình tròn - SGK cánh diều


Tính chu vi của mỗi hình tròn sau: Hoàn thành bảng sau: a) Đường kính của một bánh xe ô tô là 0,6 m. Tính chu vi bánh xe đó. b) Bán kính của một vòng đu quay là 10 m. Nếu ngồi trên đu quay đó và quay đúng 1 vòng thì bạn đã di chuyển được bao nhiêu mét? Hai con kiến bò một vòng xung quanh một hình vuông và một hình tròn như hình vẽ dưới đây. Theo em, con kiến nào đã bò được quãng đường dài hơn? Tại sao? Thực hành: Tìm trong sân trường một cây to, đo độ dài một vòng quanh thân cây rồi ước lư

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 18 SGK Toán 5 Cánh diều

Tính chu vi của mỗi hình tròn sau:

Phương pháp giải:

Muốn tính chu vi của hình tròn, ta lấy đường kính nhân với số 3,14.

Muốn tính chu vi của hình tròn, ta lấy 2 lần bán kính nhân với số 3,14.

Lời giải chi tiết:

Chu vi hình tròn tâm A là:

20 x 3,14 = 62,8 (cm)

Chu vi hình tròn tâm B là:

1,5 x 2 x 3,14 = 9,42 (dm)

Chu vi hình tròn tâm C là:

0,5 x 3,14 = 1,7 (m)

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 18 SGK Toán 5 Cánh diều

Hoàn thành bảng sau:

 

Phương pháp giải:

Muốn tính chu vi của hình tròn, ta lấy đường kính nhân với số 3,14.

Đường kính dài gấp 2 lần bán kính.

Lời giải chi tiết:

Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 19 SGK Toán 5 Cánh diều

a) Đường kính của một bánh xe ô tô là 0,6 m. Tính chu vi bánh xe đó.

b) Bán kính của một vòng đu quay là 10 m. Nếu ngồi trên đu quay đó và quay đúng 1 vòng thì bạn đã di chuyển được bao nhiêu mét?

 

(Nguồn: https://shutterstock.com)

Phương pháp giải:

a) Muốn tính chu vi của hình tròn, ta lấy đường kính nhân với số 3,14.

b) Nếu ngồi trên đu quay đó và quay đúng 1 vòng thì quãng đường đi được chính là chu vi hình tròn.

Lời giải chi tiết:

a) Chu vi bánh xe đó là:

0,6 x 3,14 = 1,884 (m)

b) Chu vi của một vòng đu quay là:

10 x 2 x 3,14 = 62,8 (m)

Nếu ngồi trên đu quay đó và quay đúng 1 vòng thì quãng đường đi được chính là chu vi hình tròn.

Vậy bạn đã di chuyển được 62,8 m.

Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 19 SGK Toán 5 Cánh diều

Hai con kiến bò một vòng xung quanh một hình vuông  và một hình tròn như hình vẽ dưới đây. Theo em, con kiến nào đã bò được quãng đường dài hơn? Tại sao?

Phương pháp giải:

Quãng đường 2 con kiến bò đường bằng chu vi hình vuông và chu vi hình tròn.

Lời giải chi tiết:

Quãng đường con kiến bò một vòng xung quanh một hình vuông là:

2 x 4 = 8 (cm)

Quãng đường con kiến bò một vòng xung quanh một hình tròn là:

2 x 3,14 = 6,28 (cm)

Vì 8 > 6,28 nên con kiến bò một vòng xung quanh một hình vuông đã bò được quãng đường dài hơn.

Câu 5

Trả lời câu hỏi 5 trang 19 SGK Toán 5 Cánh diều

Thực hành: Tìm trong sân trường một cây to, đo độ dài một vòng quanh thân cây rồi ước lượng độ dài đường kính của thân cây.

 

Phương pháp giải:

- Độ dài một vòng quanh thân cây chính là chu vi của thân cây.

- Tính đường kính của thân cây = độ dài một vòng quanh thân cây : 3,14

Lời giải chi tiết:

Ví dụ: Độ dài một vòng quanh thân cây là 150 cm.

Vậy đường kính của thân cây là:

150 : 3,14 = 47,77 (cm)

Làm tròn đến số tự nhiên ta được 48 cm.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Toán lớp 5 trang 20 - Diện tích hình tròn - SGK cánh diều

    Tính diện tích của mỗi hình tròn sau: Số? Tính diện tích phần đã tô màu trong mỗi hình sau: Ba hình vuông dưới đây có cùng kích thước. Theo em, diện tích phần được tô màu ở các hình có bằng nhau không? Tại sao? Em có biết? Em hãy tính diện tích của thành giếng.

  • Toán lớp 5 trang 22 - Luyện tập về tính diện tích - SGK cánh diều

    Đọc các ví dụ sau và nói cho bạn nghe cách thực hiện: Tính diện tích mỗi hình sau: Anh Nam muốn sơn mặt bên của ngôi nhà có kích thước như hình dưới đây. Tính diện tích anh Nam cần sơn. Tính diện tích miếng nhựa có kích thước như sau: Khu vườn nhà bà Năm có dạng hình chữ nhật. Vừa qua, thành phố làm một con đường đi qua một phần khu vườn. Cho các số đo như hình trên, em hãy tính diện tích phần còn lại của khu vườn nhà bà Năm.

  • Toán lớp 5 trang 25 - Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương. Hình trụ - SGK cánh diều

    Trong các hình dưới đây, hình nào là hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ? a) Nêu tên hình, số mặt, số đỉnh, số cạnh của mỗi hình sau: b) Nêu chiều dài, chiều rộng, chiều cao của mỗi hình hộp chữ nhật có ở câu a. Một tòa nhà có chiều dài 80,5 m, chiều rộng 22 m gồm hai khối: khối nhà có dạng hình lập phương cao 22 m và khối nhà có dạng hình hộp chữ nhật cao 15 m. Vào thời cổ đại, khi chưa có máy móc người ta dùng sức người để vận chuyển những tảng đá có khối lượng lớn.

  • Toán lớp 5 trang 28 - Hình khai triển của hình hộp chữ nhật, Hình lập phương, hình trụ - SGK cánh diều

    Trong các hình dưới đây, hình nào là hình khai triển của hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ? Chọn các mảnh bìa đủ để ghép thành một hình hộp chữ nhật: a) Những hình nào sau đây là hình khai triển của hình lập phương? b) Những hình nào sau đây là hình khai triển của hình hộp chữ nhật? c) Những hình nào sau đây là hình khai triển của hình trụ? Theo em, mảnh bìa nào có thể gấp thành hình lập phương đã cho? Tại sao? Sử dụng giấy kẻ ô vuông, cắt, gấp và ghép lại để có hình hộp chữ nhậ

  • Toán lớp 5 trang 31 - Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương - SGK cánh diều

    Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của mỗi hình sau: Số? a) Tính diện tích bìa cứng để làm một chiếc túi dạng hình hộp chữ nhật có kích thước như hình bên. Biết rằng các mép dán là không đáng kể. b) Người ta phun sơn mặt ngoài của một cái hộp không nắp, làm bằng mây tre có dạng hình lập phương với cạnh là 0,5 m. Hỏi diện tích phun sơn là bao nhiêu mét vuông? Theo em, tờ giấy sau có đủ diện tích để gói chiếc hộp có kích thước như hình vẽ dưới đây không?

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí