Giải mục 2 trang 83, 84 SGK Toán 10 tập 1 - Chân trời sáng tạo>
Bạn có nhận xét gì về giá của các cặp vectơ Quan sát Hình 8 và gọi tên các vectơ: Khẳng định sau đây đúng hay sai? Hãy giải thích. Nếu 3 điểm phân biệt A, B, C thẳng hàng thì hai vectơ
HĐ Khám phá 2
Bạn có nhận xét gì về giá của các cặp vectơ\(\overrightarrow {AB} \) và \(\overrightarrow {CD} \), \(\overrightarrow {PQ} \) và \(\overrightarrow {RS} \) trong Hình 6?
Lời giải chi tiết:
Ta có: giá của \(\overrightarrow {AB} \) là đường thẳng AB, giá của \(\overrightarrow {CD} \)là đường thẳng CD, và thấy rằng 2 đường thẳng này trùng nhau suy ra giá của 2 vecto này trùng nhau.
Tương tự ta thấy giá của cặp \(\overrightarrow {PQ} \) và \(\overrightarrow {RS} \) song song với nhau.
Thực hành 3
Quan sát Hình 8 và gọi tên các vectơ:
a) Cùng phương với vectơ \(\overrightarrow x \);
b) Cùng hướng với vectơ \(\overrightarrow a \) ;
Ngược hướng với vectơ \(\overrightarrow u \).
Phương pháp giải:
a) Xác định các vectơ có giá song song hoặc trùng với giá của vectơ x
b) Xác định các vectơ cùng phương, cùng chiều với vectơ a
c) Xác định các vectơ cùng phương, ngược chiều với vectơ u
Lời giải chi tiết:
a) Ta có:
Giá của vectơ \(\overrightarrow {\rm{w}} \) trùng với giá của \(\overrightarrow x \)
Giá của vectơ \(\overrightarrow y \), \(\overrightarrow z \)song song với giá của \(\overrightarrow x \)
Suy ra các vectơ cùng phương với vectơ \(\overrightarrow x \) là \(\overrightarrow {\rm{w}} \), \(\overrightarrow y \)và \(\overrightarrow z \)
b) Ta có:
Vectơ \(\overrightarrow b \) có giá song song với vectơ \(\overrightarrow a \)và có cùng hướng từ trên xuống với vectơ \(\overrightarrow a \)nên vectơ \(\overrightarrow b \) cùng hướng với vectơ \(\overrightarrow a \)
c) Ta có:
Vectơ \(\overrightarrow v \) có giá song song với vectơ \(\overrightarrow u \)và ngược hướng từ dưới lên trên so với vectơ \(\overrightarrow u \)nên vectơ \(\overrightarrow v \) ngược hướng với vectơ \(\overrightarrow u \)
Thực hành 4
Khẳng định sau đây đúng hay sai? Hãy giải thích.
Nếu 3 điểm phân biệt A, B, C thẳng hàng thì hai vectơ \(\overrightarrow {AB} \) và \(\overrightarrow {AC} \)cùng hướng.
Phương pháp giải:
Thay đổi các vị trí của 3 điểm, kiểm tra hai vectơ \(\overrightarrow {AB} \) và \(\overrightarrow {AC} \) có cùng hướng hay không.
Lời giải chi tiết:
Khẳng định trên sai. Vì khi 3 điểm phân biệt A, B, C thẳng hàng thì hai vectơ \(\overrightarrow {AB} \) và \(\overrightarrow {AC} \) cùng phương nhưng chưa chắc là cùng hướng.
Chẳng hạn:
Khi A nằm giữa B và C thì hướng của vectơ \(\overrightarrow {AB} \) là từ phải sang trái, còn hướng của vectơ \(\overrightarrow {AC} \)là từ trái sang phải nên hai vectơ này là ngược hướng.
- Giải mục 3 trang 84, 85 SGK Toán 10 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Giải mục 4 trang 85, 86 SGK Toán 10 tập 1 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài 1 trang 86 SGK Toán 10 tập 1 – Chân trời sáng tạo
- Giải bài 2 trang 86 SGK Toán 10 tập 1 – Chân trời sáng tạo
- Giải bài 3 trang 86 SGK Toán 10 tập 1 – Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 10 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Xác suất của biến cố - SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Không gian mẫu và biến cố - SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Ba đường conic trong mặt phẳng tọa độ - SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ - SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Đường thẳng trong mặt phẳng tọa độ - SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Xác suất của biến cố - SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Không gian mẫu và biến cố - SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Ba đường conic trong mặt phẳng tọa độ - SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ - SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Đường thẳng trong mặt phẳng tọa độ - SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo