Đọc truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam - Ngữ Văn 12>
Không phải ngẫu nhiên mà Thạch Lam lại đặt tên cho truyện ngắn của mình 1à Hai đứa trẻ.
Đề bài
Đọc truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam - Ngữ Văn 12
Lời giải chi tiết
Không phải ngẫu nhiên mà Thạch Lam lại đặt tên cho truyện ngắn của mình 1à Hai đứu trẻ. Hai đứa trẻ gợi lên một niềm thương cảm, gợi lên những mảnh đời như bao mảnh đời tăm tối trong phố huyện nhỏ nghèo nàn và dày đặc bóng tối. Không riêng gì Hai đứa trẻ các truyện ngắn khác của Thạch Lam khi viết về người nghèo đều gợi lên niềm thương cảm đặc biệt. Không cần những lời lẽ tả tình cảm, không lâm li khóc lóc, mà ẩn trong cách miêu tả, cách nhìn và thái độ của nhà văn chúng ta hình như đã nhận ra điều đó.
Truyện ngắn Hai đứa trẻ được viết bằng bút pháp lãng mạn, câu chuyện nhẹ nhàng như một bài thơ trữ tình. Kết hợp với nghệ thuật miêu tả không gian, thời gian tài tình, Thạch Lam đã làm nên cái phông nền cho sự xuất hiện của những con người cùng với cuộc sống tối tăm của họ trong phố huyện nhỏ, và để lại dư âm trong lòng người đọc.
Ở truyện ngắn Hai đứa trẻ, không gian và thời gian hầu như không tách bạch mà giao nhau, đan cài vào nhau đến khó có thể phân biệt. Tiếng trống thu không trên cái nền chòi của huyện nhỏ, từng tiếng vang xa để gọi buổi chiều. Phượng tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn, dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời... Chiều chiều rồi văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng... muỗi bắt đầu vo ve... Đó là lời đối thoại, nhịp điệu kéo dài, tất cả tạo nên một dòng cảm xúc trước thời khắc, đó không phải là cái vui, cái nhộn nhịp của con người trước thời khắcn ngày tàn mà đó là nỗi niềm, nỗi buồn man mác khó tả của lòng người như hòa vào cảnh vật, chìm đắm cùng với cảnh vật.
Thời gian, không gian đó còn là hình ảnh của phiên chợ đã vãn từ lâu, dư âm của nó chỉ còn lại mùi âm ẩm bốc lên, những vỏ mía, vỏ bưởi, vỏ thị và cũng trên cái nền ấy là những đứa trẻ con nhà nghèo hiện lên lấm lem, đi nhặt nhạnh những thứ rác rưởi có thể dùng được mang về nhà. An và Liên cũng không hơn gì chúng, bởi cũng không có thứ gì để cho chúng ngoài niềm thương cảm mà thôi
Có thể nói Thạch Lam rất tài tình khi miêu tả cảnh vật (mặc dù đó không còn là mới mẻ). Nhưng cái cảnh vật của ông, khác với cái không gian thoáng đãng mênh mông vời vợi của Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến mà chật hẹp, tăm tối, hình như đến ngột ngạt khó thở. Thế nhưng cái khó ở đây không phải vì con người không có chỗ đứng để hoạt động mà chủ yếu gợi lên từ cuộc sống ngột ngạt bế tắc của họ. Cái cuộc sống không biết đâu là tương lai ngày mai nhưng vòng luẩn quẩn, như cái dây bị thắi nút mà con người bó tay không biết bắt đầu gỡ từ đâu. Hình ảnh chị Tý với gánh hàng nước, chờ một vài người, cái cách trả lời của chị sao mà buồn, sao mà mịt mù. “Ôi chao, sớm với muộn mà có ăn thua gì”. Hình ảnh hai chị em Liên tính những món hàng bán được cũng chẳng khác gì những cốc nước của chị Tý. Cái cửa hàng nhỏ xíu, cái gì của hai chị em cũng nhỏ xíu theo, đến có thể cầm nắm được. Nhất là cụ Thi, điên loạng choạng . bước trong đêm, vật vờ như một hóng ma với tiếng cười khanh khách, dễ sợ cái hành động cụ ngửa cổ ra đằng sau uống một hơi cạn sạch, rồi chép miệng thật đáng thương. đời của một con người không ra người mà là một kiếp phù du. Không biết trong cái phố huyện nghèo và nhỏ này có còn bao nhiêu bà điên như thế nữa? Hay hình ảnh vợ chồng bác xẩm với đứa con thơ bò ra nghịch đất cát, manh chiếu rách, tiếng đàn bầu vang lên bần bật? Thạch Lam không hề nói đó là hình ảnh của người đi ăn xin nhưng cách miêu tả và hình ảnh nó hiện lên thì có lẽ đúng là một gia đình đi ăn xin. Tiếng đàn bầu bần bật cũng như cuộc đời họ hơn bao giờ hết lúc này cũng đang run lên, mà lúc này không hề có một sự cứu cánh, không có con đường để giải thoát cho họ. Cái đáng nói của văn phong Thạch Lam là ở đó, ông không cần phải khắc họa phải miêu tả tỉ mỉ mà chỉ vài nét đi qua cũng đủ khái quát lên hình ảnh của cuộc đời một con người và cuộc sống của họ. Gánh phở cùa bác Siêu bốc lên một mùi thơm ngây ngất, thế nhưng không ai dám mơ, không dám ăn vì đó là thứ hàng quá xa xỉ với những con người đang hiện diện quanh gánh phở ấy. Gánh phở của bác như là tiếng đàn lạc điệu trong âm hưởng của nghèo nàn khổ sở. Đc cũng là lúc gợi lên nỗi nhớ của Liên về Hà Nọi huyên náo, no đủ với cuộc sống dư dật của một thời đã xa, một thời thuộc về quá vãng, một đi không trở lại để rồi trở về với thực tại càng thấy xót xa, bi đát hơn. Và bầu trời vẫn hàng nghìn ngôi sao ganh nhau lấp lánh. Vũ trụ thăm thẳm bao la càng làm tăng thêm sự đối lập với cái chật hẹp, không lối thoát của cuộc đời những con người trong phố huyện với cái không gian tối tãm, khó thở.
Đoàn tàu lâu nay nhiều người vẫn cho rằng đó là điểm sáng của cả câu chuyện, là tương lai và ước mơ vườn tới của hai đứa trẻ. Thiết nghĩ không phải như vậy, đoàn tàu - thứ ánh sáng tô điểm được một chút xíu rồi cũng qua đi như cơn gió thoảng.Thực tại nơi phố huyện vẫn tràn ngập trong bóng tối, sự huyên náo của con người, của đoàn tàu lại càng làm tăng thêm cái yên lặng tĩnh mịch của phố huyện và của cuộc đời con người ở đó. Thạch Lam đã thương, đã cảm thông cho họ nhưng có lẽ nhà văn chưa mở đường sáng cho họ, đó không phải hạn chế của thế giới quan nhà văn mà là một thực trạng xã hội lúc này. Thạch Lam mặc dù viết theo bút pháp lãng mạn nhưng ông đã không tô điểm cho cuộc sống nhân vật như nhiều nhà văn khác, ông đã dám nhìn thẳng vào sự thật cuộc đời nghiệt ngã để làm chỗ đứng cho những trang văn của mình, đó cũng là lí do để những truyện ngắn của ông mãi sống với cuộc đời.
Bất kì một tác phẩm văn học có giá trị và có sức sống lâu bền đều bắt nguồn cuộc sống, cuộc sống chính là mảnh đất tốt cho những trang văn được ươm mầm nảy lộc. Đọc Hai đứa trẻ cũng như các truyện ngắn khác của Thạch Lam chúng ta thấy rõ điều đó và nhất là chúng ta được có những phút giây suy ngẫm về cuộc đời, có sự thanh lọc về tâm hồn. Một lần nữa tấm lòng và niềm yêu thương của nhà văn đôi với con người, nhất là những con người nghèo khổ, luôn là điều làm nên sức sống vĩnh hằng của tác phẩm.
Loigiaihay.com
- Về truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Hai đứa trẻ của Thạch Lam là một truyện ngắn không có cốt truyện nhưng lại hấp dẫn và gợi lên trọng người đọc nhiều suỹ nghĩ. Anh (chị) hãy trả lời một cách ngắn gọn, điểu gì đã làm nên sức hấp dẫn ấy và nó đã gợi lên trong anh (chị) những suy nghĩ gì ?
- Phân tích bức tranh phố huyện nghèo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ – Thạch Lam
- Phân tích tâm trạng chị em Liên đêm cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua phố huyện
- Vì sao hai chị em Liên thức đợi đoàn tàu từ Hà Nội về? Ý nghĩa của chi tiết đó?
>> Xem thêm