Đề tham khảo thi THPT môn Vật lí - Đề số 3 (hay, chi tiết)
Bảng bên dưới cho biết nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của bốn chất khác nhau. Chất nào tồn tại ở thể lỏng tại
Đề bài
Bảng bên dưới cho biết nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của bốn chất khác nhau. Chất nào tồn tại ở thể lỏng tại \({{\rm{0}}^{\rm{o}}}{\rm{C?}}\)
Chất |
Nhiệt độ nóng chảy \(\left( {{\;^ \circ }C} \right)\) |
Nhiệt độ sôi \(\left( {{\;^ \circ }C} \right)\) |
1 |
-219 |
-183 |
2 |
-7 |
58 |
3 |
98 |
890 |
4 |
1083 |
2582 |
-
A.
Chất 1.
-
B.
Chất 2.
-
C.
Chất 3.
-
D.
Chất 4.
Khi một khối khí trong xilanh kín bị nén từ thể tích 25 dm3 xuống còn \(15{\rm{ d}}{{\rm{m}}^3}\) thì áp suất của nó tăng thêm 20 kPa. Biết nhiệt độ của khối khí không đổi. Áp suất ban đầu của khối khí trong xilanh là
-
A.
30 kPa.
-
B.
40 kPa.
-
C.
50 kPa.
-
D.
12 kPa.
Một hạt nhân phosphorus \(\;_{15}^{32}{\rm{P}}\) phát ra một hạt \({\beta ^ - }\)để tạo thành một hạt nhân mới. Hạt nhân mới có số nucleon và số proton lần lượt bằng
-
A.
\({\rm{28, 13}}{\rm{.}}\)
-
B.
\({\rm{31, 14}}{\rm{.}}\)
-
C.
\({\rm{32, 15}}{\rm{.}}\)
-
D.
\({\rm{32, 16}}{\rm{.}}\).
Cách nào sau đây không làm chất lỏng bay hơi nhanh hơn?
-
A.
Tăng nhiệt độ môi trường.
-
B.
Tăng diện tích bề mặt chất lỏng.
-
C.
Tăng độ ẩm không khí.
-
D.
Thổi không khí qua bề mặt chất lỏng.
Dưới đây là bốn nhận định về các đồng vị của một nguyên tố nhất định. Nhận định nào là đúng?
-
A.
Chúng có tính phóng xạ.
-
B.
Chúng không bền.
-
C.
Chúng có cùng số neutron.
-
D.
Chúng có cùng số proton.
Hình nào sau đây mô tả đúng các đường sức từ của từ trường do ống dây dẫn mang dòng điện sinh ra?
-
A.
-
B.
-
C.
-
D.
Giả sử trong một phản ứng hạt nhân, tổng khối lượng nghỉ của các hạt tương tác trước phản ứng lớn hơn tổng khối lượng nghỉ của các hạt sản phẩm sau phản ứng \(0,015{\rm{ amu}}\). Phản ứng hạt nhân này
-
A.
thu năng lượng \(14{\rm{ }}MeV.\)
-
B.
toả năng lượng \(14{\rm{ }}MeV.\)
-
C.
thu năng lượng \(6,4{\rm{ MeV}}{\rm{.}}\)
-
D.
toả năng lượng \(6,4{\rm{ MeV}}{\rm{.}}\)
Từ thông gửi qua mặt giới hạn của một khung dây đặt trong từ trường có giá trị biến thiên theo thời gian được cho bởi đồ thị trong hình sau.
Đồ thị nào sau đây biểu diễn đúng sự biến thiên của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây theo thời gian?
-
A.
Hình 1.
-
B.
Hình 2.
-
C.
Hình 3.
-
D.
Hình 4.
Một thước cm được đặt dọc theo một nhiệt kế thuỷ ngân chưa được chia vạch như hình bên dưới. Trên nhiệt kế chỉ đánh dấu điểm đóng băng và điểm sôi của nước tinh khiết ở áp suất tiêu chuẩn. Giá trị nhiệt độ đang hiển thị trên nhiệt kế là bao nhiêu?
-
A.
\({44^ \circ }{\rm{C}}{\rm{.}}\)
-
B.
\({56^ \circ }{\rm{C}}{\rm{.}}\)
-
C.
\({60^ \circ }{\rm{C}}{\rm{.}}\)
-
D.
\({66^ \circ }{\rm{C}}{\rm{.}}\)
Trong quá trình \(pV = \) hằng số, đồ thị áp suất \(\left( p \right)\) theo khối lượng riêng \(\left( \rho \right)\) của một khối khí lí tưởng là
-
A.
một đường thẳng song song với trục áp suất \(\left( p \right).\)
-
B.
một đường thẳng song song với trục khối lượng riêng \(\left( \rho \right).\)
-
C.
một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
-
D.
một parabol.
Có bao nhiêu nucleon trong một nguyên tử trung hoà của đồng vị krypton \({\rm{\;}}_{{\rm{36}}}^{{\rm{84}}}{\rm{Kr?}}\)
-
A.
36.
-
B.
48.
-
C.
84.
-
D.
120.
Số Avogadro là số phân tử có trong
-
A.
1 L khí ở điều kiện tiêu chuẩn.
-
B.
1 mol khí.
-
C.
1 g khí.
-
D.
1 kg khí.
Hình vẽ bên mô tả một dây dẫn mang dòng điện được đặt trong một từ trường có phương nằm ngang. Mũi tên nào cho biết chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn?
-
A.
Mũi tên (1).
-
B.
Mũi tên (2).
-
C.
Mũi tên (3).
-
D.
Mũi tên (4).
Tại thời điểm khảo sát, một mẫu gỗ có chứa \(9,{0.10^{16}}\) hạt nhân carbon \(\;_6^{14}{\rm{C}}{\rm{.}}\) Biết hạt nhân \(\;_6^{14}{\rm{C}}\) chịu sự phân rã phóng xạ với chu kì bán rã 5730 năm. Sau một năm (365 ngày) kể từ thời điểm khảo sát, độ phóng xạ của mẫu gỗ trên đã giảm một lượng bằng
-
A.
42 Bq.
-
B.
59 Bq.
-
C.
\(3,45 \cdot {10^5}{\rm{\;Bq}}{\rm{.}}\)
-
D.
\(1,32 \cdot {10^9}{\rm{\;Bq}}{\rm{.}}\)
Gọi \(\mu \) là mật độ phân tử khí, \(m\) là khối lượng mỗi phân tử khí, k là hằng số Boltzmann, \(T\) là nhiệt độ tuyệt đối, \(\overline {{v^2}} \) và \(\overline {{W_{\rm{d}}}} \) lần lượt là vận tốc trung bình bình phương và động năng trung bình tịnh tiến của mỗi phân tử khí. Công thức nào sau đây về áp suất chất khí \(p\) là không đúng?
-
A.
\(p = \mu kT\).
-
B.
\(p = \frac{2}{3}\mu \overline {{W_d}} \).
-
C.
\(p = \frac{1}{3}\mu m\overline {{v^2}} \).
-
D.
\(p = \frac{3}{2}kT\).
Một khung dây dẫn quay đều với tốc độ góc \({\rm{100}}\pi {\rm{ rad/s}}\) trong từ trường đều sao cho từ thông qua nó biến thiên điều hoà theo thời gian thì dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây là
-
A.
dòng điện không đổi.
-
B.
dòng điện xoay chiều, tần số \(0,02{\rm{\;}}\,{\rm{Hz}}\).
-
C.
dòng điện xoay chiều, tần số 50 Hz.
-
D.
dòng điện xoay chiều, tần số \(100\pi \,\,{\rm{Hz}}\).
Một bình kín có thể tích không đổi chứa một lượng khí nhất định. Chất khí trong bình được làm lạnh. Điều gì xảy ra với áp suất chất khí và động năng trung bình của các phân tử khí trong bình?
-
A.
Áp suất chất khí giảm, động năng trung bình của các phân tử khí giảm.
-
B.
Áp suất chất khí giảm, động năng trung bình của các phân tử khí tăng.
-
C.
Áp suất chất khí tăng, động năng trung bình của các phân tử khí giảm.
-
D.
Áp suất chất khí tăng, động năng trung bình của các phân tử khí tăng.
Một học sinh tịnh tiến một nam châm đến gần một cuộn dây dẫn như hình bên. Cuộn dây được nối với một ampe kế nhạy. Thay đổi nào sau đây không làm tăng số chỉ nam châm của ampe kế?
-
A.
Tăng số vòng của cuộn dây.
-
B.
Tăng điện trở của ampe kế.
-
C.
Tăng tốc độ dịch chuyển của nam châm.
-
D.
Sử dụng nam châm có từ trường mạnh hơn.
Máy bơm nạp \(0,035{\rm{\;}}{{\rm{m}}^3}\) khí helium ở áp suất \(2,6 \cdot {10^6}{\rm{\;Pa}}\) và nhiệt độ \({25^ \circ }{\rm{C}}\) từ bình chứa vào bóng thám không. Giả sử áp suất khí helium trong bóng thám không sau khi bơm là \(1,{0.10^5}{\rm{\;Pa}}\) và nhiệt độ của nó bằng với nhiệt độ của khí trong bình chứa.
a. Để bóng thám không bay lên cao, khí helium được bơm vào bóng thám không vì nó có khối lượng riêng nhỏ hơn so với không khí.
b. Thể tích của bóng thám không sau khi bơm là \(1,2{\rm{\;}}{{\rm{m}}^3}.\)
c. Càng lên cao, nhiệt độ và áp suất không khí càng giảm. Vì thế, càng bay lên cao thì quả bóng thám không càng phình to lên.
d. Giả sử khi bay đến một độ cao nhất định, nhiệt độ khí trong bóng thám không giảm còn \( - {2^ \circ }{\rm{C}}\) và áp suất giảm còn \(3,55 \cdot {10^4}{\rm{\;Pa}}\). Khi đó, thể tích của quả bóng thám không tăng lên đến xấp xỉ \(2,33{\rm{\;}}{{\rm{m}}^3}.\)
Một khối khí lí tưởng dãn nở đẳng nhiệt theo quá trình AB được mô tả như hình bên và thực hiện công 700 J. Sau đó, khối khí dãn nở đoạn nhiệt (không trao đổi nhiệt với bên ngoài) theo quá trình BC và thực hiện công 400 J. Khi khối khí trở lại trạng thái A theo tiến trình CA , nó truyền ra môi trường xung quanh một nhiệt lượng 100 J.
a. Trong quá trình AB, nội năng của khối khí không đổi.
b. Trong quá trình BC, nội năng của khối khí tăng.
c. Trong quá trình AB, khối khí nhận nhiệt lượng 700 J.
d. Trong quá trình CA, khối khí nhận công 500 J.
Một dây dẫn được uốn gập thành một khung dây có dạng tam giác vuông \(AMN\)có dòng điện cường độ \({\rm{5 A}}\) chạy qua như hình vẽ. Đặt khung dây vào trong từ trường đều có cảm ứng từ \(\overrightarrow B \)song song với cạnh \(AN\)và hướng từ trái sang phải, có độ lớn là \({3.10^{ - 3}}{\rm{ T}}{\rm{.}}\) Cho biết \(AM = 8{\rm{ }}cm,\,\,AN = 6{\rm{ }}cm.\) Coi khung dây nằm cố định trong mặt phẳng hình vẽ.
a. Lực từ tác dụng lên đoạn dây \(NA\) bằng 0.
b. Lực từ tác dụng lên đoạn dây \(AM\) bằng \({\rm{0,12 N}}{\rm{.}}\)
c. Gọi \(\varphi \)là góc hợp bởi vector cảm ứng từ\(\overrightarrow B \) với chiều dòng điện chạy trong đoạn \(MN\)ta có\(\tan \varphi = \frac{3}{5}.\)
d. Lực từ tác dụng lên đoạn dây \(MN\) bằng \(1,{2.10^{ - 3}}{\rm{ N}}{\rm{.}}\)
Hình sau mô tả một phản ứng hạt nhân.
Năng lượng toả ra trong phản ứng trên là \(17,3{\rm{ MeV}}{\rm{.}}\)
a. Hai hạt nhân tương tác (trước phản ứng) là đồng vị của hydrogen.
b. Phản ứng trên là phản ứng tổng hợp hạt nhân.
c. Phương trình của phản ứng là \(\;_1^1{\rm{H}} + \;_1^2{\rm{H}} \to \;_2^2{\rm{He}} + \;_0^1{\rm{n}}{\rm{.}}\)
d. Nếu có 1 gam helium được tạo ra thì năng lượng toả ra là \(2,15 \cdot {10^{20}}{\rm{\;J}}{\rm{.}}\)
Một thùng đựng 20 lít nước ở nhiệt độ 20°C. Cho khối lượng riêng của nước là 103 kg/m3, nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Tính thời gian truyền nhiệt lượng cần thiết (theo đơn vị là giây) nếu dùng một thiết bị điện có công suất 25 kW để đun tượng nước trên đến 70°C. Biết chỉ có 80% năng lượng điện tiêu thụ được dùng để làm nóng nước.
Đáp án:
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng là 3,8.108 m. Lấy c = 3,0.108 m/s. Sóng điện từ truyền từ Trái Đất đến Mặt Trăng mất bao nhiêu giây? (kết quả được làm tròn đến một chữ số sau dấu phẩy thập phân).
Đáp án:
Một đoạn dây dẫn mang dòng điện \({\rm{2 }}A\)đặt trong một từ trường đều thì chịu một lực điện \({\rm{8 N}}{\rm{.}}\) Nếu dòng điện qua dây dẫn là \(0,5{\rm{ }}A\)thì nó chịu một lực từ có độ lớn là bao nhiêu Newton?
Đáp án:
Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến áp lí tưởng điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi. Nếu quấn thêm vào cuộn thứ cấp \(90\) vòng thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở thay đổi \(30\% \) so với lúc đầu. Tính số vòng dây ban đầu ở cuộn thứ cấp.
Đáp án:
Chất phóng xạ poloni \({}_{84}^{210}Po\)phát ra tia α biến đổi thành hạt nhân chì. Chu kì bán rã của poloni là 138 ngày. Ban đầu có một mẫu Poloni nguyên chất, sau khoảng thời gian t, tỉ số giữa khối lượng chì sinh ra và khối lượng poloni còn lại trong mẫu là 0,6. Coi khối lượng nguyên tử bằng số khối của hạt nhân của nguyên tử đó tính theo đơn vị u. Giá trị của t là bao nhiêu ngày?
Đáp án:
Một đoạn dây dẫn mang dòng điện có chiều dài \(30\,\,cm\) được đặt vuông góc với từ trường đều với cảm ứng từ \(10\,\,mT.\) Nếu có \({5.10^{18}}\) electron di chuyển qua một tiết diện thẳng trong mỗi giây. Hãy xác định độ lớn lực từ tác dụng lên dây dẫn theo đơn vị mN.
Đáp án:
Lời giải và đáp án
Bảng bên dưới cho biết nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của bốn chất khác nhau. Chất nào tồn tại ở thể lỏng tại \({{\rm{0}}^{\rm{o}}}{\rm{C?}}\)
Chất |
Nhiệt độ nóng chảy \(\left( {{\;^ \circ }C} \right)\) |
Nhiệt độ sôi \(\left( {{\;^ \circ }C} \right)\) |
1 |
-219 |
-183 |
2 |
-7 |
58 |
3 |
98 |
890 |
4 |
1083 |
2582 |
-
A.
Chất 1.
-
B.
Chất 2.
-
C.
Chất 3.
-
D.
Chất 4.
Đáp án : B
Một chất tồn tại ở thể lỏng nếu nhiệt độ nằm giữa nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của chất đó.
Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
Sự sôi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí.
Do đó nhiệt độ nóng chảy < nhiệt độ thể lỏng < nhiệt độ sôi.
Đáp án: B
Khi một khối khí trong xilanh kín bị nén từ thể tích 25 dm3 xuống còn \(15{\rm{ d}}{{\rm{m}}^3}\) thì áp suất của nó tăng thêm 20 kPa. Biết nhiệt độ của khối khí không đổi. Áp suất ban đầu của khối khí trong xilanh là
-
A.
30 kPa.
-
B.
40 kPa.
-
C.
50 kPa.
-
D.
12 kPa.
Đáp án : A
Áp dụng định luật Boyle suy ra áp suất ban đầu
Trạng thái 1 \(\left\{ \begin{array}{l}{V_1} = 25{\rm{ }}d{m^3}\\{p_1}{\rm{ }}\left( {{\rm{kPa}}} \right)\end{array} \right.\)
Trạng thái 2 \(\left\{ \begin{array}{l}{V_1} = 15{\rm{ }}d{m^3}\\{p_2} = {p_1} + 20{\rm{ }}\left( {{\rm{kPa}}} \right)\end{array} \right.\)
Nhiệt độ khối khí không đổi \( \Rightarrow \) Áp dụng định luật Boyle
\({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2} \Leftrightarrow 25{p_1} = 15\left( {{p_1} + 20} \right) \Rightarrow {p_1} = 30{\rm{ kPa}}\)
Đáp án: A
Một hạt nhân phosphorus \(\;_{15}^{32}{\rm{P}}\) phát ra một hạt \({\beta ^ - }\)để tạo thành một hạt nhân mới. Hạt nhân mới có số nucleon và số proton lần lượt bằng
-
A.
\({\rm{28, 13}}{\rm{.}}\)
-
B.
\({\rm{31, 14}}{\rm{.}}\)
-
C.
\({\rm{32, 15}}{\rm{.}}\)
-
D.
\({\rm{32, 16}}{\rm{.}}\).
Đáp án : D
Phóng xạ beta làm tăng số proton thêm 1, nhưng không làm thay đổi số nucleon.
Bảo toàn số nucleon và số proton để xác định nguyên tử mới.
Hạt \({\beta ^ - }\) bản chất là hạt electron \(\left( {{}_{ - 1}^0e} \right)\)
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích và định luật bảo toàn số nucleon.
Phương trình phóng xạ \({}_{15}^{32}P \to {}_{ - 1}^0e{\rm{ + }}{}_{16}^{32}{\rm{X}}\)
Do đó hạt nhân X mới có số nucleon và số proton lần lượt là 32 và 16
Đáp án: D
Cách nào sau đây không làm chất lỏng bay hơi nhanh hơn?
-
A.
Tăng nhiệt độ môi trường.
-
B.
Tăng diện tích bề mặt chất lỏng.
-
C.
Tăng độ ẩm không khí.
-
D.
Thổi không khí qua bề mặt chất lỏng.
Đáp án : C
Các yếu tố làm tăng tốc độ bay hơi:
- Tăng nhiệt độ.
- Tăng diện tích bề mặt.
- Giảm độ ẩm không khí.
- Thổi không khí qua bề mặt.
Sự bay hơi nhanh hay chậm của một chất lỏng phụ thuộc vào
- Nhiệt độ Nhiệt độ càng cao thì sự bay hơi càng nhanh.
- Gió Gió càng mạnh thì sự bay hơi càng nhanh.
- Diện tích mặt thoáng Diện tích mặt thoáng càng lớn thì sự bay hơi càng nhanh.
- Ngoài ra, sự bay hơi còn phụ thuộc vào độ ẩm và áp suất trên mặt chất lỏng Độ ẩm càng thấp thì sự bay hơi càng nhanh; Áp suất càng thấp thì sự bay hơi càng nhanh.
Đáp án: C
Dưới đây là bốn nhận định về các đồng vị của một nguyên tố nhất định. Nhận định nào là đúng?
-
A.
Chúng có tính phóng xạ.
-
B.
Chúng không bền.
-
C.
Chúng có cùng số neutron.
-
D.
Chúng có cùng số proton.
Đáp án : D
- Đồng vị là các nguyên tử có cùng số proton, khác số neutron.
- Đáp án chính xác là nhận định liên quan đến số proton giống nhau.
Đồng vị là các hạt nhân có cùng số proton và khác số neutron.
Đáp án: D
Hình nào sau đây mô tả đúng các đường sức từ của từ trường do ống dây dẫn mang dòng điện sinh ra?
-
A.
-
B.
-
C.
-
D.
Đáp án : D
- Quy tắc nắm tay phải:
+ Ngón tay cuộn chỉ chiều dòng điện.
+ Ngón cái chỉ chiều từ trường bên trong ống dây.
- Xác định hình vẽ đúng với quy tắc.
Đáp án: D
Giả sử trong một phản ứng hạt nhân, tổng khối lượng nghỉ của các hạt tương tác trước phản ứng lớn hơn tổng khối lượng nghỉ của các hạt sản phẩm sau phản ứng \(0,015{\rm{ amu}}\). Phản ứng hạt nhân này
-
A.
thu năng lượng \(14{\rm{ }}MeV.\)
-
B.
toả năng lượng \(14{\rm{ }}MeV.\)
-
C.
thu năng lượng \(6,4{\rm{ MeV}}{\rm{.}}\)
-
D.
toả năng lượng \(6,4{\rm{ MeV}}{\rm{.}}\)
Đáp án : B
Khi tổng khối lượng trước phản ứng lớn hơn tổng khối lượng sau phản ứng, phần chênh lệch sẽ chuyển thành năng lượng tỏa ra.
Sử dụng công thức: E = ∆mc2.
Tổng khối lượng nghỉ của các hạt tương tác trước phản ứng lớn hơn tổng khối lượng nghỉ của các hạt sản phẩm sau phản ứng → Phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.
Năng lượng hạt nhân tỏa ra là \(E = \left( {{m_t} - {m_s}} \right){c^2} = {\rm{ }}0,015.931,5\frac{{MeV}}{{{c^2}}}{\rm{.}}{{\rm{c}}^2} \approx {\rm{14 MeV}}{\rm{.}}\)
Đáp án: B
Từ thông gửi qua mặt giới hạn của một khung dây đặt trong từ trường có giá trị biến thiên theo thời gian được cho bởi đồ thị trong hình sau.
Đồ thị nào sau đây biểu diễn đúng sự biến thiên của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây theo thời gian?
-
A.
Hình 1.
-
B.
Hình 2.
-
C.
Hình 3.
-
D.
Hình 4.
Đáp án : C
Suất điện động cảm ứng tỉ lệ nghịch với tốc độ thay đổi từ thông
Phân tích đồ thị từ thông qua các giai đoạn tăng, giảm để tìm suất điện động tương ứng.
Ứng với thời điểm từ 0 s đến 0,1 s là \({\Phi _1} = 0{\rm{ Wb, }}{\Phi _2} = 0,3{\rm{ Wb}}\)
\({e_c} = - \frac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}} = - \frac{{{\Phi _2} - {\Phi _1}}}{{\Delta t}} = - \frac{{0,3}}{{0,1}} = - 3{\rm{ }}V.\)
Ứng với thời điểm từ 0,1 s đến 0,2 s là \({\Phi _1} = 0,3{\rm{ Wb, }}{\Phi _2} = 0{\rm{ Wb}}\)
\({e_c} = - \frac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}} = - \frac{{{\Phi _2} - {\Phi _1}}}{{\Delta t}} = - \frac{{ - 0,3}}{{0,1}} = 3{\rm{ }}V.\)
Đáp án: C
Một thước cm được đặt dọc theo một nhiệt kế thuỷ ngân chưa được chia vạch như hình bên dưới. Trên nhiệt kế chỉ đánh dấu điểm đóng băng và điểm sôi của nước tinh khiết ở áp suất tiêu chuẩn. Giá trị nhiệt độ đang hiển thị trên nhiệt kế là bao nhiêu?
-
A.
\({44^ \circ }{\rm{C}}{\rm{.}}\)
-
B.
\({56^ \circ }{\rm{C}}{\rm{.}}\)
-
C.
\({60^ \circ }{\rm{C}}{\rm{.}}\)
-
D.
\({66^ \circ }{\rm{C}}{\rm{.}}\)
Đáp án : B
Tính độ chia của nhiệt kế suy ra nhiệt độ hiển thị bằng cách nhân độ chia với vị trí hiện tại.
Điểm đóng băng của nước \({0^o}C\) → ứng với vạch số 1cm.
Điểm sôi của nước \({100^o}C\) → ứng với vạch số 11cm.
Do đó mỗi 1cm vạch chia trên thước ứng với \({10^o}C.\)
Nhiệt độ đang hiển thị trên nhiệt kế ứng với 5,6cm từ điểm đóng băng \({0^o}C\) → Nhiệt độ đang hiển thị là \({56^o}C.\)
Đáp án: B
Trong quá trình \(pV = \) hằng số, đồ thị áp suất \(\left( p \right)\) theo khối lượng riêng \(\left( \rho \right)\) của một khối khí lí tưởng là
-
A.
một đường thẳng song song với trục áp suất \(\left( p \right).\)
-
B.
một đường thẳng song song với trục khối lượng riêng \(\left( \rho \right).\)
-
C.
một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
-
D.
một parabol.
Đáp án : C
Quá trình đẳng nhiệt: pV = hằng số
Trong quá trình (quá trình đẳng nhiệt), ta có phương trình \(p = \frac{{hangso}}{V}\)
Mặt khác, khối lượng riêng \(\rho \) được tính bằng biểu thức \(\rho = \frac{m}{V} \Rightarrow V = \frac{m}{\rho }\)
Thay \(V\) vào phương trình \(pV = \) hằng số ta có \(p = \frac{{{\rm{hang so}}}}{{\frac{m}{\rho }}} = \frac{{{\rm{hang so}} \times \rho }}{m}\)
Do đó, \(p\) tỉ lệ thuận với \(\rho \)và đồ thị \(p\) theo \(\rho \) sẽ là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
Đáp án: C
Có bao nhiêu nucleon trong một nguyên tử trung hoà của đồng vị krypton \({\rm{\;}}_{{\rm{36}}}^{{\rm{84}}}{\rm{Kr?}}\)
-
A.
36.
-
B.
48.
-
C.
84.
-
D.
120.
Đáp án : C
Số nucleon là số khối
Nucleon là các hạt trong hạt nhân bao gồm proton và neutron. Số nucleon chính là số khối (A) của hạt nhân.
Đáp án: C
Số Avogadro là số phân tử có trong
-
A.
1 L khí ở điều kiện tiêu chuẩn.
-
B.
1 mol khí.
-
C.
1 g khí.
-
D.
1 kg khí.
Đáp án : B
Số Avogadro là số hạt trong một mol chất (6,022.1023)
Liên hệ câu hỏi với khái niệm “mol”.
Số Avogadro là số hạt (phân tử, nguyên tử, hoặc ion) có trong một mol chất bất kỳ. Con số này có giá trị khoảng \(6,{022.10^{23}}.\) Nó đại diện cho số lượng phân tử trong một mol khí.
Đáp án: B
Hình vẽ bên mô tả một dây dẫn mang dòng điện được đặt trong một từ trường có phương nằm ngang. Mũi tên nào cho biết chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn?
-
A.
Mũi tên (1).
-
B.
Mũi tên (2).
-
C.
Mũi tên (3).
-
D.
Mũi tên (4).
Đáp án : B
Sử dụng quy tắc bàn tay trái:
- Ngón cái: Chiều dòng điện.
- Ngón trỏ: Chiều từ trường.
- Ngón giữa: Chiều lực từ.
Để xác định chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn, ta sử dụng quy tắc bàn tay trái. Theo quy tắc này
Ngón cái chỉ chiều của dòng điện \(I\).
Ngón trỏ chỉ chiều của từ trường \(\vec B\).
Ngón giữa (vuông góc với ngón cái và ngón trỏ) sẽ chỉ chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn.
Trong hình, dòng điện \(I\) đi theo chiều chỉ bởi mũi tên (3), từ trường \(\vec B\) hướng từ trái sang phải theo chiều của mũi tên, do đó lực từ sẽ tác dụng theo hướng chỉ bởi mũi tên (2).
Đáp án: B
Tại thời điểm khảo sát, một mẫu gỗ có chứa \(9,{0.10^{16}}\) hạt nhân carbon \(\;_6^{14}{\rm{C}}{\rm{.}}\) Biết hạt nhân \(\;_6^{14}{\rm{C}}\) chịu sự phân rã phóng xạ với chu kì bán rã 5730 năm. Sau một năm (365 ngày) kể từ thời điểm khảo sát, độ phóng xạ của mẫu gỗ trên đã giảm một lượng bằng
-
A.
42 Bq.
-
B.
59 Bq.
-
C.
\(3,45 \cdot {10^5}{\rm{\;Bq}}{\rm{.}}\)
-
D.
\(1,32 \cdot {10^9}{\rm{\;Bq}}{\rm{.}}\)
Đáp án : A
Sử dụng công thức tính độ phóng xạ: \(H = {H_0}.{e^{ - \lambda t}}\)
Ta có \(\Delta H = \lambda \left( {{N_0} - {N_t}} \right) = \frac{{\ln 2}}{T}{N_0}\left( {1 - {2^{ - \frac{t}{T}}}} \right)\)
\( \Rightarrow \Delta H = \frac{{\ln 2}}{{5730 \times 365 \times 86400}} \times 9,0 \times {10^{16}} \times \left( {1 - {2^{ - \frac{1}{{5730}}}}} \right) \approx 42{\rm{ Bq}}.\)
Đáp án: A
Gọi \(\mu \) là mật độ phân tử khí, \(m\) là khối lượng mỗi phân tử khí, k là hằng số Boltzmann, \(T\) là nhiệt độ tuyệt đối, \(\overline {{v^2}} \) và \(\overline {{W_{\rm{d}}}} \) lần lượt là vận tốc trung bình bình phương và động năng trung bình tịnh tiến của mỗi phân tử khí. Công thức nào sau đây về áp suất chất khí \(p\) là không đúng?
-
A.
\(p = \mu kT\).
-
B.
\(p = \frac{2}{3}\mu \overline {{W_d}} \).
-
C.
\(p = \frac{1}{3}\mu m\overline {{v^2}} \).
-
D.
\(p = \frac{3}{2}kT\).
Đáp án : D
Kiểm tra từng công thức. Công thức không đúng sẽ liên quan đến động năng mà không phải áp suất.
Đây là công thức cho động năng trung bình của một phân tử khí, không phải là công thức tính áp suất chất khí.
Đáp án: D
Một khung dây dẫn quay đều với tốc độ góc \({\rm{100}}\pi {\rm{ rad/s}}\) trong từ trường đều sao cho từ thông qua nó biến thiên điều hoà theo thời gian thì dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây là
-
A.
dòng điện không đổi.
-
B.
dòng điện xoay chiều, tần số \(0,02{\rm{\;}}\,{\rm{Hz}}\).
-
C.
dòng điện xoay chiều, tần số 50 Hz.
-
D.
dòng điện xoay chiều, tần số \(100\pi \,\,{\rm{Hz}}\).
Đáp án : C
Tần số dòng điện xoay chiều: \(f = \frac{\omega }{{2\pi }}\)
Khi khung dây dẫn quay đều trong từ trường đều, từ thông qua khung sẽ biến thiên điều hòa theo thời gian và sinh ra dòng điện cảm ứng xoay chiều. Tần số của dòng điện xoay chiều này được xác định bởi tần số quay của khung dây.
Ta có công thức tính tần số \(f\) của dòng điện xoay chiều \(f = \frac{\omega }{{2\pi }}.\)
Trong đó \(\omega = 100\pi \) rad/s là tốc độ góc của khung dây.
Thay \(\omega \) vào công thức \(f = \frac{{100\pi }}{{2\pi }} = 50{\rm{ Hz}}{\rm{.}}\)
Đáp án: C
Một bình kín có thể tích không đổi chứa một lượng khí nhất định. Chất khí trong bình được làm lạnh. Điều gì xảy ra với áp suất chất khí và động năng trung bình của các phân tử khí trong bình?
-
A.
Áp suất chất khí giảm, động năng trung bình của các phân tử khí giảm.
-
B.
Áp suất chất khí giảm, động năng trung bình của các phân tử khí tăng.
-
C.
Áp suất chất khí tăng, động năng trung bình của các phân tử khí giảm.
-
D.
Áp suất chất khí tăng, động năng trung bình của các phân tử khí tăng.
Đáp án : A
Làm lạnh khí: Nhiệt độ giảm.
Động năng trung bình giảm do Wđ ~ T
Áp suất giảm theo định luật khí lý tưởng.
Khi chất khí trong bình được làm lạnh, nhiệt độ của khí giảm. Theo định luật khí lý tưởng, khi nhiệt độ giảm, động năng trung bình của các phân tử khí cũng giảm theo, do động năng trung bình tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối T. Động năng trung bình giảm đồng nghĩa với việc áp suất của chất khí trong bình cũng giảm, vì áp suất chất khí phụ thuộc vào động năng của các phân tử va chạm vào thành bình.
Đáp án: A
Một học sinh tịnh tiến một nam châm đến gần một cuộn dây dẫn như hình bên. Cuộn dây được nối với một ampe kế nhạy. Thay đổi nào sau đây không làm tăng số chỉ nam châm của ampe kế?
-
A.
Tăng số vòng của cuộn dây.
-
B.
Tăng điện trở của ampe kế.
-
C.
Tăng tốc độ dịch chuyển của nam châm.
-
D.
Sử dụng nam châm có từ trường mạnh hơn.
Đáp án : B
Các yếu tố ảnh hưởng dòng điện cảm ứng:
- Số vòng dây, tốc độ dịch chuyển nam châm, từ trường nam châm.
- Tăng điện trở làm giảm dòng điện cảm ứng.
Đáp án A. Tăng số vòng của cuộn dây (A) Điều này làm tăng từ thông qua cuộn dây khi nam châm di chuyển, dẫn đến dòng điện cảm ứng lớn hơn và tăng số chỉ của ampe kế.
Đáp án B. Tăng điện trở của ampe kế (B) Điều này làm giảm dòng điện cảm ứng đi qua ampe kế, do đó không làm tăng mà ngược lại, có thể làm giảm số chỉ của ampe kế.
Đáp án C. Tăng tốc độ dịch chuyển của nam châm (C) Điều này làm tăng tốc độ thay đổi từ thông qua cuộn dây, dẫn đến dòng điện cảm ứng lớn hơn và tăng số chỉ của ampe kế.
Đáp án D. Sử dụng nam châm có từ trường mạnh hơn (D) Điều này làm tăng từ thông khi nam châm di chuyển qua cuộn dây, dẫn đến dòng điện cảm ứng lớn hơn và tăng số chỉ của ampe kế.
Đáp án: B
Máy bơm nạp \(0,035{\rm{\;}}{{\rm{m}}^3}\) khí helium ở áp suất \(2,6 \cdot {10^6}{\rm{\;Pa}}\) và nhiệt độ \({25^ \circ }{\rm{C}}\) từ bình chứa vào bóng thám không. Giả sử áp suất khí helium trong bóng thám không sau khi bơm là \(1,{0.10^5}{\rm{\;Pa}}\) và nhiệt độ của nó bằng với nhiệt độ của khí trong bình chứa.
a. Để bóng thám không bay lên cao, khí helium được bơm vào bóng thám không vì nó có khối lượng riêng nhỏ hơn so với không khí.
b. Thể tích của bóng thám không sau khi bơm là \(1,2{\rm{\;}}{{\rm{m}}^3}.\)
c. Càng lên cao, nhiệt độ và áp suất không khí càng giảm. Vì thế, càng bay lên cao thì quả bóng thám không càng phình to lên.
d. Giả sử khi bay đến một độ cao nhất định, nhiệt độ khí trong bóng thám không giảm còn \( - {2^ \circ }{\rm{C}}\) và áp suất giảm còn \(3,55 \cdot {10^4}{\rm{\;Pa}}\). Khi đó, thể tích của quả bóng thám không tăng lên đến xấp xỉ \(2,33{\rm{\;}}{{\rm{m}}^3}.\)
a. Để bóng thám không bay lên cao, khí helium được bơm vào bóng thám không vì nó có khối lượng riêng nhỏ hơn so với không khí.
b. Thể tích của bóng thám không sau khi bơm là \(1,2{\rm{\;}}{{\rm{m}}^3}.\)
c. Càng lên cao, nhiệt độ và áp suất không khí càng giảm. Vì thế, càng bay lên cao thì quả bóng thám không càng phình to lên.
d. Giả sử khi bay đến một độ cao nhất định, nhiệt độ khí trong bóng thám không giảm còn \( - {2^ \circ }{\rm{C}}\) và áp suất giảm còn \(3,55 \cdot {10^4}{\rm{\;Pa}}\). Khi đó, thể tích của quả bóng thám không tăng lên đến xấp xỉ \(2,33{\rm{\;}}{{\rm{m}}^3}.\)
a) Giải thích dựa trên lực đẩy Archimedes: Khí helium nhẹ hơn không khí, vì vậy nó tạo ra lực nâng đủ lớn để bóng thám không bay lên.
b) Áp dụng định luật Boyle và Charles, với nhiệt độ không đổi
c) Khi lên cao, áp suất không khí giảm, dẫn đến thể tích tăng do PV=nRT. Vì nhiệt độ có thể thay đổi, cần xét cả yếu tố áp suất và nhiệt độ.
d) Áp dụng phương trình trạng thái khí lý tưởng cho sự thay đổi nhiệt độ và áp suất
a. Bơm khí hydrogen giúp bóng thám không nhẹ hơn không khí xung quanh và tạo ra lực nâng để nó có thể bay lên cao.
b. Nhiệt độ khối khí không đổi, áp dụng định luật Boyle.
\({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2} \Rightarrow 2,6 \cdot {10^6} \cdot 0,035 = 1,0 \cdot {10^5} \cdot {V_2} \Rightarrow {V_2} = 0,91\,\,{m^3}.\)
c. Ta có \(p.V = nRT\) vì \(V \sim T\) và \(\,V \sim \frac{1}{p}\) nên thể tích bóng thám không không tăng.
d. Ta có \(\frac{{{p_2}{V_2}}}{{{T_2}}} = \frac{{p_2^/V_2^/}}{{T_2^/}} \Leftrightarrow \frac{{1,0 \cdot {{10}^5}.0,91}}{{25 + 273}} = \frac{{3,55 \cdot {{10}^{ - 4}}V_2^/}}{{ - 2 + 273}} \to V_2^/ \approx 2,33{\rm{ }}{m^3}.\)
Một khối khí lí tưởng dãn nở đẳng nhiệt theo quá trình AB được mô tả như hình bên và thực hiện công 700 J. Sau đó, khối khí dãn nở đoạn nhiệt (không trao đổi nhiệt với bên ngoài) theo quá trình BC và thực hiện công 400 J. Khi khối khí trở lại trạng thái A theo tiến trình CA , nó truyền ra môi trường xung quanh một nhiệt lượng 100 J.
a. Trong quá trình AB, nội năng của khối khí không đổi.
b. Trong quá trình BC, nội năng của khối khí tăng.
c. Trong quá trình AB, khối khí nhận nhiệt lượng 700 J.
d. Trong quá trình CA, khối khí nhận công 500 J.
a. Trong quá trình AB, nội năng của khối khí không đổi.
b. Trong quá trình BC, nội năng của khối khí tăng.
c. Trong quá trình AB, khối khí nhận nhiệt lượng 700 J.
d. Trong quá trình CA, khối khí nhận công 500 J.
Vận dụng kiến thức về các đẳng quá trình, phân tích đồ thị, nhiệt động lực học
a. Quá trình AB là quá trình đẳng nhiệt\(\Delta {U_{AB}} = 0\)
Khối khí thực hiện công nên \({A_{AB}} = --700{\rm{ }}J.\)
c. Ta có \(\Delta {U_{AB}} = {Q_{AB}} + {A_{AB}} = 0 \Rightarrow {Q_{AB}} = - {A_{AB}} = 700{\rm{ }}J.\)
d. Quá trình BC là quá trình đoạn nhiệt (không trao đổi nhiệt) nên \({Q_{BC}} = 0 \Rightarrow \Delta {U_{BC}} = {A_{BC}} = - 400{\rm{ }}J.\)
ABC là quá trình khép kín và nội năng chỉ phụ thuộc vào trạng thái khí, do đó:
\(\Delta {U_{ABCA}} = {Q_{AB}} + {Q_{BC}} + {Q_{CA}} + {A_{AB}} + {A_{BC}} + {A_{CA}} = 0\)
\( \Leftrightarrow 700 + 0 - 100 - 700 - 400 + {A_{CA}} = 0 \Rightarrow {A_{CA}} = 500{\rm{ }}J.\)
Một dây dẫn được uốn gập thành một khung dây có dạng tam giác vuông \(AMN\)có dòng điện cường độ \({\rm{5 A}}\) chạy qua như hình vẽ. Đặt khung dây vào trong từ trường đều có cảm ứng từ \(\overrightarrow B \)song song với cạnh \(AN\)và hướng từ trái sang phải, có độ lớn là \({3.10^{ - 3}}{\rm{ T}}{\rm{.}}\) Cho biết \(AM = 8{\rm{ }}cm,\,\,AN = 6{\rm{ }}cm.\) Coi khung dây nằm cố định trong mặt phẳng hình vẽ.
a. Lực từ tác dụng lên đoạn dây \(NA\) bằng 0.
b. Lực từ tác dụng lên đoạn dây \(AM\) bằng \({\rm{0,12 N}}{\rm{.}}\)
c. Gọi \(\varphi \)là góc hợp bởi vector cảm ứng từ\(\overrightarrow B \) với chiều dòng điện chạy trong đoạn \(MN\)ta có\(\tan \varphi = \frac{3}{5}.\)
d. Lực từ tác dụng lên đoạn dây \(MN\) bằng \(1,{2.10^{ - 3}}{\rm{ N}}{\rm{.}}\)
a. Lực từ tác dụng lên đoạn dây \(NA\) bằng 0.
b. Lực từ tác dụng lên đoạn dây \(AM\) bằng \({\rm{0,12 N}}{\rm{.}}\)
c. Gọi \(\varphi \)là góc hợp bởi vector cảm ứng từ\(\overrightarrow B \) với chiều dòng điện chạy trong đoạn \(MN\)ta có\(\tan \varphi = \frac{3}{5}.\)
d. Lực từ tác dụng lên đoạn dây \(MN\) bằng \(1,{2.10^{ - 3}}{\rm{ N}}{\rm{.}}\)
Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn: F = BILsinθ
a. Lực từ tác dụng lên đoạn dây \(NA\) bằng 0. Vì đoạn dây \(NA\) song song với \(\overrightarrow B \)nên không có lực từ tác dụng lên đoạn \(NA.\)
b. Lực từ tác dụng lên đoạn dây \(AM\) bằng \({\rm{0,12 N}}{\rm{.}}\)Vì \({F_{AM}} = B{L_{_{AM}}}I\sin 90^\circ = 3 \cdot {10^{ - 3}} \cdot 0,08 \cdot 5 = 1,2 \cdot {10^{ - 3}}\,N.\)
c. Gọi \(\varphi \)là góc hợp bởi vector cảm ứng từ\(\overrightarrow B \) với chiều dòng điện chạy trong đoạn \(MN\)ta có\(\tan \varphi = \frac{3}{5}.\) Vì \(\tan \varphi = \frac{{AM}}{{AN}} = \frac{8}{6} = \frac{4}{3}.\)
d. Lực từ tác dụng lên đoạn dây \(MN\) bằng \(1,2 \cdot {10^{ - 3}}N.\)
Hình sau mô tả một phản ứng hạt nhân.
Năng lượng toả ra trong phản ứng trên là \(17,3{\rm{ MeV}}{\rm{.}}\)
a. Hai hạt nhân tương tác (trước phản ứng) là đồng vị của hydrogen.
b. Phản ứng trên là phản ứng tổng hợp hạt nhân.
c. Phương trình của phản ứng là \(\;_1^1{\rm{H}} + \;_1^2{\rm{H}} \to \;_2^2{\rm{He}} + \;_0^1{\rm{n}}{\rm{.}}\)
d. Nếu có 1 gam helium được tạo ra thì năng lượng toả ra là \(2,15 \cdot {10^{20}}{\rm{\;J}}{\rm{.}}\)
a. Hai hạt nhân tương tác (trước phản ứng) là đồng vị của hydrogen.
b. Phản ứng trên là phản ứng tổng hợp hạt nhân.
c. Phương trình của phản ứng là \(\;_1^1{\rm{H}} + \;_1^2{\rm{H}} \to \;_2^2{\rm{He}} + \;_0^1{\rm{n}}{\rm{.}}\)
d. Nếu có 1 gam helium được tạo ra thì năng lượng toả ra là \(2,15 \cdot {10^{20}}{\rm{\;J}}{\rm{.}}\)
Phân tích các hạt trước phản ứng, viết phương trình hạt nhân, cân bằng số hạt và khối lượng
Năng lượng tỏa ra E = ∆mc2.
a. Hai hạt nhân tương tác (trước phản ứng) là đồng vị của hydrogen.
b. Phản ứng trong hình mô tả sự kết hợp của hai hạt nhân nhẹ để tạo ra một hạt nhân nặng hơn (helium) và một neutron, kèm theo việc giải phóng năng lượng. Đây là đặc điểm của phản ứng tổng hợp hạt nhân (fusion).
c. Phương trình của phản ứng là \(\;_1^1{\rm{H}} + \;_1^3{\rm{H}} \to \;_2^4{\rm{He}} + \;_0^1{\rm{n}}\)
d. Ta có \(E = \frac{m}{A}{N_A}{E_1} = \frac{1}{4} \cdot 6,{022.10^{23}}\left( {17,3 \cdot 1,6 \times {{10}^{ - 13}}} \right) \approx 4,{17.10^{11}}{\rm{ J}}.\)
Một thùng đựng 20 lít nước ở nhiệt độ 20°C. Cho khối lượng riêng của nước là 103 kg/m3, nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Tính thời gian truyền nhiệt lượng cần thiết (theo đơn vị là giây) nếu dùng một thiết bị điện có công suất 25 kW để đun tượng nước trên đến 70°C. Biết chỉ có 80% năng lượng điện tiêu thụ được dùng để làm nóng nước.
Đáp án:
Đáp án:
Xác định khối lượng nước, suy ra nhiệt độ cần thiết để tăng nhiệt độ, năng lượng điện thực tết được sử dụng
Khối lượng của nước \(m = 20{\rm{ }}kg.\)
Nhiệt lượng cần thiết để làm tăng nhiệt độ (từ 20 độ lên 70 độ, tức là tăng 50 độ) cho nước\(Q = mc\Delta T = 20\,.4\,200.50\,K = 4,2.{\rm{1}}{{\rm{0}}^{\rm{6}}}{\rm{ J}}{\rm{.}}\)
\(Hieu\,suat = \frac{{Nang\,luong\,co\,ich}}{{Nang\,luong\,toan\,phan}} = \frac{{Nhiet\,luong\,lam\,nong\,nuoc}}{{Nhiet{\rm{ nang tieu thu}}}} = \frac{Q}{{Pt}} \Rightarrow t = \frac{Q}{{Hieu\,suat \times P}}\)
Thay số \(t = \frac{{{{42.10}^5}\,J}}{{0,{{8.25.10}^3}\,{\rm{W}}}} = 210{\rm{ }}s.\)
Đáp án: 210
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng là 3,8.108 m. Lấy c = 3,0.108 m/s. Sóng điện từ truyền từ Trái Đất đến Mặt Trăng mất bao nhiêu giây? (kết quả được làm tròn đến một chữ số sau dấu phẩy thập phân).
Đáp án:
Đáp án:
Vận dụng công thức tính thời gian sóng truyền đi t = d/c
Thời gian sóng điện từ truyền đi \(t = \frac{d}{c} = \frac{{3,{{8.10}^8}}}{{3,{{3.10}^8}}} = 1,3{\rm{ }}s.\)
Đáp án 1,3
Một đoạn dây dẫn mang dòng điện \({\rm{2 }}A\)đặt trong một từ trường đều thì chịu một lực điện \({\rm{8 N}}{\rm{.}}\) Nếu dòng điện qua dây dẫn là \(0,5{\rm{ }}A\)thì nó chịu một lực từ có độ lớn là bao nhiêu Newton?
Đáp án:
Đáp án:
Lực từ tỉ lệ với dòng điện, khi dòng điện tăng, lực từ thay đổi tương ứng
Ta có tỉ số\(\frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{\ell _1}}}{{{\ell _2}}} \Rightarrow \frac{8}{{{F_2}}} = \frac{2}{{0,5}} \Rightarrow {F_2} = 2\,N.\)
Đáp án: 2
Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến áp lí tưởng điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi. Nếu quấn thêm vào cuộn thứ cấp \(90\) vòng thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở thay đổi \(30\% \) so với lúc đầu. Tính số vòng dây ban đầu ở cuộn thứ cấp.
Đáp án:
Đáp án:
Quan hệ giữa vòng dây và điện áp \(\frac{{{{\rm{N}}_2}}}{{\;{{\rm{N}}_1}}} = \frac{{{{\rm{U}}_2}}}{{{{\rm{U}}_1}}}\)
Ta có \(\frac{{{{\rm{N}}_2}}}{{\;{{\rm{N}}_1}}} = \frac{{{{\rm{U}}_2}}}{{{{\rm{U}}_1}}}\)
Quấn thêm vào cuộn thứ cấp \(90\)vòng thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở thay đổi \(30\% \) so với lúc đầu \( \Rightarrow \frac{{{{\rm{N}}_2} + 90}}{{\;{{\rm{N}}_1}}} = \frac{{{{\rm{U}}_2} + 0,3{{\rm{U}}_2}}}{{{{\rm{U}}_1}}}\)
Từ \((1)\) và \((2) \Rightarrow \frac{{90}}{{\;{{\rm{N}}_1}}} = \frac{{0,3{{\rm{U}}_2}}}{{{{\rm{U}}_1}}} \Rightarrow \frac{{{{\rm{U}}_2}}}{{{{\rm{U}}_1}}} = \frac{{300}}{{\;{{\rm{N}}_1}}}\)
Từ \(\left( 1 \right)\)và \((3)\) \( \Rightarrow {{\rm{N}}_2} = 300\) vòng.
Đáp án: 300
Chất phóng xạ poloni \({}_{84}^{210}Po\)phát ra tia α biến đổi thành hạt nhân chì. Chu kì bán rã của poloni là 138 ngày. Ban đầu có một mẫu Poloni nguyên chất, sau khoảng thời gian t, tỉ số giữa khối lượng chì sinh ra và khối lượng poloni còn lại trong mẫu là 0,6. Coi khối lượng nguyên tử bằng số khối của hạt nhân của nguyên tử đó tính theo đơn vị u. Giá trị của t là bao nhiêu ngày?
Đáp án:
Đáp án:
Phương trình khối lượng chì sinh ra và poloni còn lại
Số hạt nhân chì tạo thành là\({N_{Pb}} = \Delta {N_{Po}}\)
Tỉ số giữa khối lượng chì và khối lượng Po còn lại trong mẫu
\(\frac{{{m_{Pb}}}}{{{m_{Po}}}} = \frac{{{N_{Pb}}.{A_{Pb}}}}{{{N_{Po}}.{A_{Po}}}} = \frac{{\Delta {N_{Po}}}}{{{N_{Po}}}}.\frac{{{A_{Pb}}}}{{{A_{Po}}}} = \left( {{2^{\frac{t}{T}}} - 1} \right).\frac{{{A_{Pb}}}}{{{A_{Po}}}} = \left( {{2^{\frac{t}{{138}}}} - 1} \right).\frac{{206}}{{210}} = 0,6 \Rightarrow t = 95\) ngày.
Đáp án: 95
Một đoạn dây dẫn mang dòng điện có chiều dài \(30\,\,cm\) được đặt vuông góc với từ trường đều với cảm ứng từ \(10\,\,mT.\) Nếu có \({5.10^{18}}\) electron di chuyển qua một tiết diện thẳng trong mỗi giây. Hãy xác định độ lớn lực từ tác dụng lên dây dẫn theo đơn vị mN.
Đáp án:
Đáp án:
Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn suy ra lực từ tác dụng lên dây dẫn
Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn \(I = \frac{{\Delta q}}{{\Delta t}} = \frac{{N\left| {{q_e}} \right|}}{{\Delta t}} = \frac{{{{5.10}^{18}}.1,{{6.10}^{ - 19}}}}{1} = 0,8{\rm{ A}}{\rm{.}}\)
Lực từ tác dụng lên dây dẫn \(F = BIL.\sin \alpha = {10.10^{ - 3}}.0,8.0,3.\sin 90^\circ = 2,{4.10^{ - 3}}N = 2,4{\rm{ mN}}{\rm{.}}\)
Đáp án: 2,4
Các bài khác cùng chuyên mục