Đề minh họa tốt nghiệp THPT (Lớp 10) môn Vật lí năm 2025
Đề minh họa tốt nghiệp THPT (Lớp 10) môn Vật lí năm 2025
Đề bài
Đối tượng nghiên cứu của Vật lí học là
-
A.
Thế giới sinh vật gồm thực vật, động vật, vi sinh vật, nấm
-
B.
Các dạng vận động đơn giản, tổng quát nhất của vật chất và tương tác giữa chúng.
-
C.
Thành phần cấu trúc, tính chất và sự biến đối của các đơn chất và hợp chất.
-
D.
Các dạng vận động của vật chất.
Nội dụng nào dưới đây không thuộc các bước của tiến trình tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ vật lí?
-
A.
Để xuất vấn đễ liên quan đến vật lí.
-
B.
Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết.
-
C.
Kiểm tra giả thuyết (hay dự đoán).
-
D.
Đánh giá được ảnh hưởng của một vấn để thực tiễn.
Một học sinh viết kết quả đo quãng đường chuyển động của viên bi là 0,314 m. Số 0,314 có mấy chữ số có nghĩa?
-
A.
1.
-
B.
2.
-
C.
3.
-
D.
4.
Một học sinh đo tốc độ trung bình của viên bi được giá trị v = (2,50 ± 0,04) m/s. Sai số tỉ đối của phép đo này là
-
A.
1,6%.
-
B.
2,5%.
-
C.
62.5%.
-
D.
4,0%.
Một học sinh đo chiều dài của một chiếc bút chi bằng thước có độ chia nhỏ nhất là 0,1 cm. Kết quả của 5 lần đo lần lượt là 16,0 cm; 16,1 cm; 15,9 cm: 16,2 cm; 15.8 cm. Chiều dài của bút chi là
-
A.
(16,00 ± 0,12) cm.
-
B.
(16,0 ± 0,1) cm.
-
C.
(16,00 ± 0,22) cm.
-
D.
(16,0 ± 0,2) cm.
Hai đại lượng nào sau đây là hai đại lượng vecto?
-
A.
Quãng đường và tốc độ.
-
B.
Độ dịch chuyển và vận tốc.
-
C.
Quãng đường và độ dịch chuyên.
-
D.
Tốc độ và vận tốc.
Một mặt bàn hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 0,8 m và chiều rộng BC = 0,6 m. Một con nhện bò dọc theo các cạnh của mặt bản, từ A đến C. Độ địch chuyển của con nhện là
-
A.
1,0 m.
-
B.
1,4 m.
-
C.
0,2 m.
-
D.
1,2 m.
Một vật chuyển động trên một đường thẳng Ox, chiều dương là chiều Ox. Xét trong một khoảng thời gian xác định, phát biểu nào sau đây đúng?
-
A.
Vật chỉ chuyên động theo chiều dương, tốc độ trung bình nhỏ hơn vận tốc trung bình.
-
B.
Vật chi chuyển động theo chiều âm, tốc độ trung bình nhỏ hơn vận tốc trung bình.
-
C.
Vật chuyển động theo chiều dương và sau đó chuyển động theo chiều ngược lại, tốc độ trung bình lớn hơn vận tốc trung bình.
-
D.
Vật chuyên động theo chiều âm và sau đó chuyển động theo chiều ngược lại, tốc độ trung bình bằng vận tốc trung bình.
Dựa vào độ đốc của đồ thị độ dịch chuyển - thời gian có thể xác định đại lượng nào sau đây?
-
A.
Vận tốc.
-
B.
Gia tốc.
-
C.
Độ dịch chuyên.
-
D.
Khoảng thời gian.
Hình bên là đồ thị độ dịch chuyền - thời gian của ô tô chuyển động thằng theo một hướng xác định. Tốc độ lớn nhất của ô tô tương ứng với đoạn nào trên đồ thị?
-
A.
1.
-
B.
2.
-
C.
3.
-
D.
4.
Hình sau thể hiện giờ đi từ Hà Nội (02/01/2024) và giờ đên Vinh của các tàu SE7, SE5, SE3, SE19.
Trong các tàu nói trên, tàu có tốc độ trung bình lớn nhất là
-
A.
SE3.
-
B.
SES.
-
C.
SE7.
-
D.
SE19.
Một xe ô tô đồ chơi chuyển động trên đường thẳng có đồ thị độ dịch chuyển - thời gian như hình bên. Tốc độ của xe ô tô đồ chơi tại thời điểm 10 s là
-
A.
0,7 m/s.
-
B.
1,5 m/s.
-
C.
0 m/s.
-
D.
1 m/s.
Dựa vào độ dốc của đồ thị vận tốc - thời gian có thể xác định đại lượng nào sau đây?
-
A.
Vận tốc.
-
B.
Độ dịch chuyển.
-
C.
Quãng đường.
-
D.
Gia tốc.
Khi rơi trong không khí, sự rơi của vật nào sau đây có thể coi là rơi tự do?
-
A.
Viên bi sắt.
-
B.
Tờ giấy.
-
C.
Quả bóng bàn.
-
D.
Chiếc cốc nhựa.
Khi vật được thả rơi tự do thì gia tốc của vật
-
A.
tăng lên.
-
B.
giảm đi.
-
C.
không đổi.
-
D.
giảm đi rồi tăng lên.
Trong quá trình rơi tự do của viên bi sắt thi tốc độ của nó
-
A.
giảm đi.
-
B.
không thay đồi.
-
C.
lúc đâu không thay đôi, về sau giam đi.
-
D.
tăng lên.
Một quả bóng được ném xiên góc xuống sàn, nó nảy lên theo phương hợp với phương nằm ngang một góc nảo đó. Trong chuyển động nảy lên, thành phần vận tốc theo phương nằm ngang
-
A.
bị ảnh hưởng bởi trọng lực.
-
B.
không bị ảnh hưởng bởi trọng lực.
-
C.
có độ lớn tăng dần.
-
D.
bị ảnh hưởng của lực tiếp xúc với mặt sàn.
Nếu bỏ qua sức cản của không khí, một vật được ném từ mặt đất sẽ đạt tầm xa cực đại khi góc giữa vận tốc ban đầu và phương nằm ngang là
-
A.
30°.
-
B.
37°.
-
C.
90°.
-
D.
45°.
Khi chơi gôn (golf), người chơi cần đánh quả bóng gôn từ điểm xuất phát (Tee) sao cho quả bóng gôn đến được lỗ (Hole) trong vùng xanh (Green). Biết điểm gần nhất của vùng xanh cách điểm xuất phát 250 m. Lấy g = 10 m/s2.
a) Chuyển động của quả bóng gôn lả chuyển động thẳng.
b) Bỏ qua sức cản của không khí, gia tốc của quả bóng gôn ở điểm cao nhất bằng gia tốc rơi tự do.
c) Tốc độ của qua bóng gôn ở điểm cao nhất bằng không.
d) Để quả bóng gôn từ điểm xuất phát đến được vùng xanh thi tốc độ ban đầu của nó không nhỏ hơn 50 m/s.
Một thiết bị tạo ra các chấm trên một băng giấy chuyển động với khoảng thời gian giữa 2 chấm liên tiếp là 0,02 s. Hình 1 , Hình 2 và Hình 3 biểu diễn kết 3 quả chuyển động thẳng của băng giấy. Mốc thời gian được chọn tại chấm 0.
a) Kết quả ở Hình 1 chứng tỏ băng giấy chuyển động thẳng đều.
b) Kết quả ở Hình 2 và Hình 3 chứng tỏ băng giấy chuyển động nhanh dần.
c) Tốc độ trung bình của băng giấy ở Hình 1 và Hình 2 trong 0,1 s (tính từ mốc thời gian) là bằng nhau.
d) Độ lớn gia tốc của băng giấy ở Hình 2 lớn hơn độ lớn gia tốc của băng giấy ở Hình 3.
Trong một tình huống bóng đá, thủ môn xuất phát từ vạch ngang nối hai cột của khung thành chạy thẳng lên phía trước để bắt bóng. Hình bên là đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của thủ môn. Điểm A tương ứng với điểm xuất phát, đoạn AB có dạng parabol, BC là đoạn thẳng.
a) Trong khoảng thời gian từ 0 s đến 6 s thủ môn không đổi hướng chuyển động.
b) Thủ môn tăng tốc trong khoảng thời gian từ 0 s đến 2 s.
c) Tốc độ chuyển động của thủ môn từ điểm B đến điểm C là 10 m/s.
d) Từ 4 giây đến 6 giây, vận tốc chuyển động của thủ môn có giá trị -10 m/s.
Từ tầng cao của một tòa nhà tại nơi có gia tốc trọng trường là 9,80 m/s2, một vật rơi tự do chạm mặt đất hết thời gian 3,00 s (lúc t = 0 vật bắt đầu rơi, chiều dương là chiều chuyển động).
a) Đồ thị vận tốc - thời gian của vật rơi như Hình 4.
b) Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của vật rơi như Hình 5 .
c) Tốc độ của vật khi chạm đất là 29,4 m/s.
d) Quãng đường rơi của vật (trong 3,00 s) là 44,1 m.
Chuyển động của một viên bi có đồ thị vận tốc - thời gian như hình bên. Ở thời điểm nào (tính bẳng giây), vận tốc viên bi có giá trị bằng không?
Đáp án:
Hình bên là ảnh chụp đồng hồ đo tốc độ trên ô tô đang chuyển động. Tốc độ của ô tô tại thời điểm chụp ảnh là bao nhiêu km/h?
Đáp án:
Một viên đạn chuyển động có các thành phần vận tốc theo hai trục vuông góc Ox và Oy với độ lớn lần lượt vx = 10 m/s và vy = 30 m/s. Góc tạo bởi vận tốc của viên đạn và phương Oy là α có tanα là bao nhiêu? (Kết quả lấy đến 2 chữ số có nghĩa).
Đáp án:
Một quả bóng rơi tự do từ độ cao h (so với mặt đất) với thời gian rơi là t. Độ cao của quả bóng tại thời điểm t/2 (từ lúc bắt đầu rơi) bằng bao nhiêu phần của đô cao h?
Đáp án:
Chuyển động của hai viên bi B1 và B2 có đồ thị vận tốc thời gian như hình bên. Gọi s1 và s2 là quãng đường đi được tương ứng của B1 và B2 trong cùng thời gian. Tỉ số s2/s1 là bao nhiêu? (Kết quả lấy đến 1 chữ số có nghĩa).
Đáp án:
Lời giải và đáp án
Đối tượng nghiên cứu của Vật lí học là
-
A.
Thế giới sinh vật gồm thực vật, động vật, vi sinh vật, nấm
-
B.
Các dạng vận động đơn giản, tổng quát nhất của vật chất và tương tác giữa chúng.
-
C.
Thành phần cấu trúc, tính chất và sự biến đối của các đơn chất và hợp chất.
-
D.
Các dạng vận động của vật chất.
Đáp án : B
Đối tượng nghiên cứu của Vật lí gồm: các dạng vận động của vật chất và năng lượng.
Đối tượng nghiên cứu của Vật lí học là các dạng vận động đơn giản, tổng quát nhất của vật chất và tương tác giữa chúng
Chọn B.
Nội dụng nào dưới đây không thuộc các bước của tiến trình tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ vật lí?
-
A.
Để xuất vấn đễ liên quan đến vật lí.
-
B.
Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết.
-
C.
Kiểm tra giả thuyết (hay dự đoán).
-
D.
Đánh giá được ảnh hưởng của một vấn để thực tiễn.
Đáp án : D
Các bước của tiến trình tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ vật lí
1. Quan sát , suy luận
2. Đề xuất vấn đề
3. Hình thành giả thuyết
4. Kiểm tra giả thuyết
5. Rút ra kết luận
Đánh giá được ảnh hưởng của một vấn để thực tiễn không thuộc các bước của tiến trình tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ vật lí
Chọn D.
Một học sinh viết kết quả đo quãng đường chuyển động của viên bi là 0,314 m. Số 0,314 có mấy chữ số có nghĩa?
-
A.
1.
-
B.
2.
-
C.
3.
-
D.
4.
Đáp án : C
Tất cả những chữ số không là số không, trong các phép đo đều là những số có nghĩa.
Số 0,314 có 3 chữ số có nghĩa
Chọn C.
Một học sinh đo tốc độ trung bình của viên bi được giá trị v = (2,50 ± 0,04) m/s. Sai số tỉ đối của phép đo này là
-
A.
1,6%.
-
B.
2,5%.
-
C.
62.5%.
-
D.
4,0%.
Đáp án : A
Sai số tỉ đối δA của phép đo là tỉ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng cần đo, tính bằng phần trăm: \(\delta A = \frac{{\Delta A}}{{\overline A }}.100\% \)
\(\delta A = \frac{{\Delta A}}{{\overline A }}.100\% = \frac{{0,04}}{{2,50}}.100\% = 1,6\% \)
Chọn A.
Một học sinh đo chiều dài của một chiếc bút chi bằng thước có độ chia nhỏ nhất là 0,1 cm. Kết quả của 5 lần đo lần lượt là 16,0 cm; 16,1 cm; 15,9 cm: 16,2 cm; 15.8 cm. Chiều dài của bút chi là
-
A.
(16,00 ± 0,12) cm.
-
B.
(16,0 ± 0,1) cm.
-
C.
(16,00 ± 0,22) cm.
-
D.
(16,0 ± 0,2) cm.
Đáp án : D
Tính giá trị trung bình của phép đo, sai số tuyệt đối.
Kết quả của phép đo: \(l = \overline l \pm \Delta l\)
Giá trị trung bình của phép đo là:
\(\overline l = \frac{{{l_1} + {l_2} + {l_3} + {l_4} + {l_5}}}{5} = \frac{{16,0 + 16,1 + 15,9 + 16,2 + 15,8}}{5} = 16,0(cm)\)
Sai số ngẫu nhiên tuyệt đối trung bình của phép đo là:
\(\begin{array}{l}\Delta l = \frac{{\left| {{l_1} - \overline l } \right| + \left| {{l_2} - \overline l } \right| + \left| {{l_3} - \overline l } \right| + \left| {{l_4} - \overline l } \right| + \left| {{l_5} - \overline l } \right|}}{5}\\ = \frac{{\left| {16,0 - 16,0} \right| + \left| {16,1 - 16,0} \right| + \left| {15,9 - 16,0} \right| + \left| {16,2 - 16,0} \right| + \left| {15,8 - 16,0} \right|}}{5} = 0,12(cm)\end{array}\)
Sai số tuyệt đối của phép đo là: \(\Delta l = \overline {\Delta l} + \Delta l' = 0,12 + 0,05 = 0,17 \approx 0,2(cm)\)
Kết quả của phép đo trên là: \(l = \overline l \pm \Delta l = 16,0 \pm 0,2(cm)\)
Chọn D.
Hai đại lượng nào sau đây là hai đại lượng vecto?
-
A.
Quãng đường và tốc độ.
-
B.
Độ dịch chuyển và vận tốc.
-
C.
Quãng đường và độ dịch chuyên.
-
D.
Tốc độ và vận tốc.
Đáp án : B
Đại lượng vecto là đại lượng cho biết phương, chiều, độ lớn
Độ dịch chuyển, vận tốc là các đại lượng vecto.
Chọn B.
Một mặt bàn hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 0,8 m và chiều rộng BC = 0,6 m. Một con nhện bò dọc theo các cạnh của mặt bản, từ A đến C. Độ địch chuyển của con nhện là
-
A.
1,0 m.
-
B.
1,4 m.
-
C.
0,2 m.
-
D.
1,2 m.
Đáp án : A
Độ dịch chuyển được biểu diễn bằng một mũi tên nối vị trí đầu và vị trí cuối của chuyển động, có độ dài tỉ lệ với độ lớn của độ dịch chuyển
Độ địch chuyển của con nhện là \(AC = \sqrt {A{B^2} + B{C^2}} = \sqrt {0,{8^2} + 0,{6^2}} = 1,0m\)
Chọn A.
Một vật chuyển động trên một đường thẳng Ox, chiều dương là chiều Ox. Xét trong một khoảng thời gian xác định, phát biểu nào sau đây đúng?
-
A.
Vật chỉ chuyên động theo chiều dương, tốc độ trung bình nhỏ hơn vận tốc trung bình.
-
B.
Vật chi chuyển động theo chiều âm, tốc độ trung bình nhỏ hơn vận tốc trung bình.
-
C.
Vật chuyển động theo chiều dương và sau đó chuyển động theo chiều ngược lại, tốc độ trung bình lớn hơn vận tốc trung bình.
-
D.
Vật chuyên động theo chiều âm và sau đó chuyển động theo chiều ngược lại, tốc độ trung bình bằng vận tốc trung bình.
Đáp án : C
Dựa vào lí thuyết vận tốc trung bình và tốc độ trung bình
Nếu vật chuyển động dọc theo một đường thẳng mà không đổi chiều thì độ dịch chuyển và quãng đường đi được trong bất kì khoảng thời gian nào cũng như nhau. Kết quả là, độ lớn của vận tốc trung bình và tốc độ trung bình sẽ giống nhau. Tuy nhiên, nếu vật đảo ngược chiều chuyển động thì độ dịch chuyển sẽ nhỏ hơn quãng đường đi được. Trong trường hợp này, độ lớn của vận tốc trung bình sẽ nhỏ hơn tốc độ trung bình.
Chọn C.
Dựa vào độ đốc của đồ thị độ dịch chuyển - thời gian có thể xác định đại lượng nào sau đây?
-
A.
Vận tốc.
-
B.
Gia tốc.
-
C.
Độ dịch chuyên.
-
D.
Khoảng thời gian.
Đáp án : A
Dựa vào độ đốc của đồ thị độ dịch chuyển - thời gian
Dựa vào độ đốc của đồ thị độ dịch chuyển - thời gian có thể xác định đại lượng vận tốc
Chọn A.
Hình bên là đồ thị độ dịch chuyền - thời gian của ô tô chuyển động thằng theo một hướng xác định. Tốc độ lớn nhất của ô tô tương ứng với đoạn nào trên đồ thị?
-
A.
1.
-
B.
2.
-
C.
3.
-
D.
4.
Đáp án : C
Dựa vào đồ thị độ dịch chuyển - thời gian
Ô tô chuyển động trên đường thẳng không đổi chiều nên độ dốc lớn nhất tương ứng với tốc độ lớn nhất.
Chọn C.
Hình sau thể hiện giờ đi từ Hà Nội (02/01/2024) và giờ đên Vinh của các tàu SE7, SE5, SE3, SE19.
Trong các tàu nói trên, tàu có tốc độ trung bình lớn nhất là
-
A.
SE3.
-
B.
SES.
-
C.
SE7.
-
D.
SE19.
Đáp án : A
Xác định tốc độ trung bình của từng tàu
Các tàu có cùng quãng đường đi từ Hà Nội đến Vinh nên tàu nào có thời gian đi ngắn hơn thì tốc độ trung bình của tàu đó sẽ lớn hơn.
Thời gian đi của các tàu: SE7, SE5, SE3, SE19 lần lượt là: 6h22’; 6h25’; 6h5’; 6h13’
Tàu SE3 có thời gian đi ngắn nhất nên tốc độ trung bình của tàu SE3 lớn nhất.
Chọn A.
Một xe ô tô đồ chơi chuyển động trên đường thẳng có đồ thị độ dịch chuyển - thời gian như hình bên. Tốc độ của xe ô tô đồ chơi tại thời điểm 10 s là
-
A.
0,7 m/s.
-
B.
1,5 m/s.
-
C.
0 m/s.
-
D.
1 m/s.
Đáp án : B
Áp dụng công thức tính tốc độ của vật tại 1 thời điểm.
Giai đoạn từ t = 8s tới t = 12s xe chuyển động thẳng đều với vận tốc: \(v = \frac{{\Delta d}}{{\Delta t}} = \frac{{10 - 4}}{{12 - 8}} = 1,5m/s\)
Vậy tại thời điểm t = 10s, vật có tốc độ 1,5m/s.
Chọn B.
Dựa vào độ dốc của đồ thị vận tốc - thời gian có thể xác định đại lượng nào sau đây?
-
A.
Vận tốc.
-
B.
Độ dịch chuyển.
-
C.
Quãng đường.
-
D.
Gia tốc.
Đáp án : D
Dựa vào độ dốc của đồ thị vận tốc - thời gian
Dựa vào độ dốc của đồ thị vận tốc - thời gian có thể xác định đại lượng gia tốc.
Chọn D.
Khi rơi trong không khí, sự rơi của vật nào sau đây có thể coi là rơi tự do?
-
A.
Viên bi sắt.
-
B.
Tờ giấy.
-
C.
Quả bóng bàn.
-
D.
Chiếc cốc nhựa.
Đáp án : A
Dựa vào lí thuyết vật rơi tự do.
Khi rơi trong không khí, sự rơi của viên bi sắt có thể coi là rơi tự do.
Chọn A.
Khi vật được thả rơi tự do thì gia tốc của vật
-
A.
tăng lên.
-
B.
giảm đi.
-
C.
không đổi.
-
D.
giảm đi rồi tăng lên.
Đáp án : C
Dựa vào lí thuyết gia tốc vật rơi tự do
Khi vật được thả rơi tự do thì gia tốc của vật không đổi
Chọn C.
Trong quá trình rơi tự do của viên bi sắt thi tốc độ của nó
-
A.
giảm đi.
-
B.
không thay đồi.
-
C.
lúc đâu không thay đôi, về sau giam đi.
-
D.
tăng lên.
Đáp án : D
Dựa vào lí thuyết vật rơi tự do
Trong quá trình rơi tự do của viên bi sắt thi tốc độ của nó tăng lên
Chọn D.
Một quả bóng được ném xiên góc xuống sàn, nó nảy lên theo phương hợp với phương nằm ngang một góc nảo đó. Trong chuyển động nảy lên, thành phần vận tốc theo phương nằm ngang
-
A.
bị ảnh hưởng bởi trọng lực.
-
B.
không bị ảnh hưởng bởi trọng lực.
-
C.
có độ lớn tăng dần.
-
D.
bị ảnh hưởng của lực tiếp xúc với mặt sàn.
Đáp án : B
Quả bóng được ném xiên thì thành phần vận tốc theo phương thẳng đứng bị ảnh hưởng bởi trọng lực
Trong chuyển động nảy lên, thành phần vận tốc theo phương nằm ngang không bị ảnh hưởng bởi trọng lực
Chọn B.
Nếu bỏ qua sức cản của không khí, một vật được ném từ mặt đất sẽ đạt tầm xa cực đại khi góc giữa vận tốc ban đầu và phương nằm ngang là
-
A.
30°.
-
B.
37°.
-
C.
90°.
-
D.
45°.
Đáp án : D
Vận dụng công thức tính tầm xa của vật
Tầm xa của vật được xác định \(L = \frac{{v_0^2{{\sin }^2}2\alpha }}{g}\).
Tầm xa cực đại khi sin2α = 1 → 2α = 90° → α = 45°
Chọn D.
Khi chơi gôn (golf), người chơi cần đánh quả bóng gôn từ điểm xuất phát (Tee) sao cho quả bóng gôn đến được lỗ (Hole) trong vùng xanh (Green). Biết điểm gần nhất của vùng xanh cách điểm xuất phát 250 m. Lấy g = 10 m/s2.
a) Chuyển động của quả bóng gôn lả chuyển động thẳng.
b) Bỏ qua sức cản của không khí, gia tốc của quả bóng gôn ở điểm cao nhất bằng gia tốc rơi tự do.
c) Tốc độ của qua bóng gôn ở điểm cao nhất bằng không.
d) Để quả bóng gôn từ điểm xuất phát đến được vùng xanh thi tốc độ ban đầu của nó không nhỏ hơn 50 m/s.
a) Chuyển động của quả bóng gôn lả chuyển động thẳng.
b) Bỏ qua sức cản của không khí, gia tốc của quả bóng gôn ở điểm cao nhất bằng gia tốc rơi tự do.
c) Tốc độ của qua bóng gôn ở điểm cao nhất bằng không.
d) Để quả bóng gôn từ điểm xuất phát đến được vùng xanh thi tốc độ ban đầu của nó không nhỏ hơn 50 m/s.
Sử dụng lý thuyết về chuyển động thẳng, chuyển động của vật bị ném. rơi tự do.
a) Chuyển động của quả bóng gôn là chuyển động thẳng → Sai vì đây là chuyển động ném xiên.
b) Bỏ qua sức cản của không khí, gia tốc của quả bóng gôn ở điểm cao nhất bằng gia tốc rơi tự do → Đúng.
c) Tốc độ của qua bóng gôn ở điểm cao nhất bằng không → Sai vì:
Tốc độ của quả bóng gôn ở điểm cao nhất bằng tốc độ ban đầu theo phương ngang.
d) Để quả bóng gôn từ điểm xuất phát đến được vùng xanh thi tốc độ ban đầu của nó không nhỏ hơn 50 m/s → Đúng.
Ta có: Tầm xa: \(L = \frac{{v_0^2{{\sin }^2}2\alpha }}{g} \to {L_{\max }} = \frac{{v_0^2}}{g} \ge 250m \to {v_0} \ge 50m/s\)
Một thiết bị tạo ra các chấm trên một băng giấy chuyển động với khoảng thời gian giữa 2 chấm liên tiếp là 0,02 s. Hình 1 , Hình 2 và Hình 3 biểu diễn kết 3 quả chuyển động thẳng của băng giấy. Mốc thời gian được chọn tại chấm 0.
a) Kết quả ở Hình 1 chứng tỏ băng giấy chuyển động thẳng đều.
b) Kết quả ở Hình 2 và Hình 3 chứng tỏ băng giấy chuyển động nhanh dần.
c) Tốc độ trung bình của băng giấy ở Hình 1 và Hình 2 trong 0,1 s (tính từ mốc thời gian) là bằng nhau.
d) Độ lớn gia tốc của băng giấy ở Hình 2 lớn hơn độ lớn gia tốc của băng giấy ở Hình 3.
a) Kết quả ở Hình 1 chứng tỏ băng giấy chuyển động thẳng đều.
b) Kết quả ở Hình 2 và Hình 3 chứng tỏ băng giấy chuyển động nhanh dần.
c) Tốc độ trung bình của băng giấy ở Hình 1 và Hình 2 trong 0,1 s (tính từ mốc thời gian) là bằng nhau.
d) Độ lớn gia tốc của băng giấy ở Hình 2 lớn hơn độ lớn gia tốc của băng giấy ở Hình 3.
Quan sát hình vẽ.
a) Kết quả ở Hình 1 chứng tỏ băng giấy chuyển động thẳng đều → Đúng.
Ta thấy khoảng cách giữa các chấm đều bằng nhau nên đây là chuyển động thẳng đều.
b) Kết quả ở Hình 2 và Hình 3 chứng tỏ băng giấy chuyển động nhanh dần → Sai vì chỉ có hình 2 là chuyển động nhanh dần còn hình 3 là chuyển động chậm dần.
c) Tốc độ trung bình của băng giấy ở Hình 1 và Hình 2 trong 0,1s (tính từ mốc thời gian) là bằng nhau → Đúng.
Khoảng thời gian giữa hai chấm liên tiếp là 0,02s → Khoảng thời gian giữa 6 chấm liên tiếp là 0,1s. Hình 1 và hình 2 có quãng đường bằng nhau, thời gian bằng nhau → Tốc độ trung bình bằng nhau.
d) Độ lớn gia tốc của băng giấy ở Hình 2 lớn hơn độ lớn gia tốc của băng giấy ở Hình 3 → Đúng.
Vật chuyển động thẳng biến đổi đều trong hai khoảng thời gian t liên tiếp đi được:
\(\left\{ \begin{array}{l}{s_1} = {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\\{s_2} = {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\end{array} \right. \to \left| {{s_2} - {s_1}} \right| = \left| a \right|{t^2}\)
Lấy thước đo thu được \(\left| {{s_2} - {s_1}} \right|\) ở hình 2 lớn hơn → \(\left| {{a_2}} \right| > \left| {{a_3}} \right|\)
Trong một tình huống bóng đá, thủ môn xuất phát từ vạch ngang nối hai cột của khung thành chạy thẳng lên phía trước để bắt bóng. Hình bên là đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của thủ môn. Điểm A tương ứng với điểm xuất phát, đoạn AB có dạng parabol, BC là đoạn thẳng.
a) Trong khoảng thời gian từ 0 s đến 6 s thủ môn không đổi hướng chuyển động.
b) Thủ môn tăng tốc trong khoảng thời gian từ 0 s đến 2 s.
c) Tốc độ chuyển động của thủ môn từ điểm B đến điểm C là 10 m/s.
d) Từ 4 giây đến 6 giây, vận tốc chuyển động của thủ môn có giá trị -10 m/s.
a) Trong khoảng thời gian từ 0 s đến 6 s thủ môn không đổi hướng chuyển động.
b) Thủ môn tăng tốc trong khoảng thời gian từ 0 s đến 2 s.
c) Tốc độ chuyển động của thủ môn từ điểm B đến điểm C là 10 m/s.
d) Từ 4 giây đến 6 giây, vận tốc chuyển động của thủ môn có giá trị -10 m/s.
Phân tích đồ thị.
a) Trong khoảng thời gian từ 0 s đến 6 s thủ môn không đổi hướng chuyển động → Sai vì thủ môn đổi hướng chuyển động tại D.
b) Thủ môn tăng tốc trong khoảng thời gian từ 0 s đến 2 s → Đúng vì đoạn AB có dạng parabol, đây là chuyển động nhanh dần đều.
c) Tốc độ chuyển động của thủ môn từ điểm B đến điểm C là 10 m/s → Đúng
Ta có: \(v = \frac{d}{t} = \frac{{BC}}{t} = \frac{{20 - 10}}{{3 - 2}} = 10m/s\)
d) Từ 4 giây đến 6 giây, vận tốc chuyển động của thủ môn có giá trị Đúng
Từ giây thứ 4 đến giây thứ 6 vật đổi chiều chuyển động.
Vận tốc trên đoạn đường này là: \(v = \frac{d}{t} = \frac{{ - 20}}{{6 - 4}} = {\rm{ \;}} - 10m/s\)
Từ tầng cao của một tòa nhà tại nơi có gia tốc trọng trường là 9,80 m/s2, một vật rơi tự do chạm mặt đất hết thời gian 3,00 s (lúc t = 0 vật bắt đầu rơi, chiều dương là chiều chuyển động).
a) Đồ thị vận tốc - thời gian của vật rơi như Hình 4.
b) Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của vật rơi như Hình 5 .
c) Tốc độ của vật khi chạm đất là 29,4 m/s.
d) Quãng đường rơi của vật (trong 3,00 s) là 44,1 m.
a) Đồ thị vận tốc - thời gian của vật rơi như Hình 4.
b) Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của vật rơi như Hình 5 .
c) Tốc độ của vật khi chạm đất là 29,4 m/s.
d) Quãng đường rơi của vật (trong 3,00 s) là 44,1 m.
Sử dụng lý thuyết về đồ thị v – t và d – t.
a) Đồ thị vận tốc - thời gian của vật rơi như Hình 4 \( \to \) Đúng vì ta có: v = gt.
b) Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của vật rơi như Hình 5 \( \to \) Sai vì vật rơi tự do từ độ cao h có phương trình chuyển động là: \(h = \frac{1}{2}g{t^2}\).
c) Tốc độ của vật khi chạm đất là \(29,4\;{\rm{m}}/{\rm{s}}\) \( \to \) Đúng.
Ta có: \(h = \frac{1}{2}g{t^2} = \frac{1}{2}.9,{8.3^2} = 44,1m\)
Tốc độ của vật khi chạm đất là: \(v = \sqrt {2gh} {\rm{ \;}} = \sqrt {2.9,8.44,1} {\rm{ \;}} = 29,4m/s\)
d) Quãng đường rơi của vật (trong 3,00 s) là 44,1 m \( \to \) Đúng.
Ta có: \(h = \frac{1}{2}g{t^2} = \frac{1}{2}.9,{8.3^2} = 44,1m\)
Chuyển động của một viên bi có đồ thị vận tốc - thời gian như hình bên. Ở thời điểm nào (tính bẳng giây), vận tốc viên bi có giá trị bằng không?
Đáp án:
Đáp án:
Phân tích đồ thị.
Từ đồ thị ta thấy vận tốc có giá trị bằng 0 tại thời điểm t = 2s.
Đáp án: 2
Hình bên là ảnh chụp đồng hồ đo tốc độ trên ô tô đang chuyển động. Tốc độ của ô tô tại thời điểm chụp ảnh là bao nhiêu km/h?
Đáp án:
Đáp án:
Quan sát hình vẽ.
Tốc độ của ô tô tại thời điểm chụp ảnh là 60 km/h.
Đáp án: 60
Một viên đạn chuyển động có các thành phần vận tốc theo hai trục vuông góc Ox và Oy với độ lớn lần lượt vx = 10 m/s và vy = 30 m/s. Góc tạo bởi vận tốc của viên đạn và phương Oy là α có tanα là bao nhiêu? (Kết quả lấy đến 2 chữ số có nghĩa).
Đáp án:
Đáp án:
Sử dụng lý thuyết về vận tốc.
\( \to \tan \alpha {\rm{ \;}} = \frac{{{v_x}}}{{{v_y}}} = \frac{{10}}{{30}} = 0,33\)
Đáp án: 0,33
Một quả bóng rơi tự do từ độ cao h (so với mặt đất) với thời gian rơi là t. Độ cao của quả bóng tại thời điểm t/2 (từ lúc bắt đầu rơi) bằng bao nhiêu phần của đô cao h?
Đáp án:
Đáp án:
Sử dụng lý thuyết về rơi tự do.
Quãng đường đi được của quả bóng tại thời điểm t/2 (từ lúc bắt đầu rơi) là:
\({h_{\left( {t/2} \right)}} = \frac{1}{2}g{\left( {\frac{t}{2}} \right)^2} = \frac{1}{2}.\frac{1}{4}g{t^2} = \frac{1}{4}h\)
\( \to \) Độ cao của quả bóng tại thời điểm t/2 (từ lúc bắt đầu rơi) là:
\(h' = h - \frac{1}{4}h = \frac{3}{4}h = 0,75h\)
Đáp án: 0,75
Chuyển động của hai viên bi B1 và B2 có đồ thị vận tốc thời gian như hình bên. Gọi s1 và s2 là quãng đường đi được tương ứng của B1 và B2 trong cùng thời gian. Tỉ số s2/s1 là bao nhiêu? (Kết quả lấy đến 1 chữ số có nghĩa).
Đáp án:
Đáp án:
Phân tích đồ thị.
Từ hình vẽ ta có:
\(\tan {60^0} = \frac{{{v_1}}}{{{t_1}}} = {a_1}\)
\(\tan {30^0} = \frac{{{v_2}}}{{{t_2}}} = {a_2}\)
Lại có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{s_1} = \frac{1}{2}{a_1}{t^2}}\\{{s_2} = \frac{1}{2}{a_2}{t^2}}\end{array}} \right. \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{s_1} = \frac{1}{2}.\tan {{60}^0}.{t^2}}\\{{s_2} = \frac{1}{2}\tan {{30}^0}.{t^2}}\end{array}} \right.\)\( \Rightarrow \frac{{{s_2}}}{{{s_1}}} = \frac{{\tan {{30}^0}}}{{\tan {{60}^0}}} = \frac{{\sqrt 3 /3}}{{\sqrt 3 }} = 0,3\)
Đáp án: 0,3
Các bài khác cùng chuyên mục