Một khung dây dẫn quay đều với tốc độ góc \({\rm{100}}\pi {\rm{ rad/s}}\) trong từ trường đều sao cho từ thông qua nó biến thiên điều hoà theo thời gian thì dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây là
-
A.
dòng điện không đổi.
-
B.
dòng điện xoay chiều, tần số \(0,02{\rm{\;}}\,{\rm{Hz}}\).
-
C.
dòng điện xoay chiều, tần số 50 Hz.
-
D.
dòng điện xoay chiều, tần số \(100\pi \,\,{\rm{Hz}}\).
Tần số dòng điện xoay chiều: \(f = \frac{\omega }{{2\pi }}\)
Khi khung dây dẫn quay đều trong từ trường đều, từ thông qua khung sẽ biến thiên điều hòa theo thời gian và sinh ra dòng điện cảm ứng xoay chiều. Tần số của dòng điện xoay chiều này được xác định bởi tần số quay của khung dây.
Ta có công thức tính tần số \(f\) của dòng điện xoay chiều \(f = \frac{\omega }{{2\pi }}.\)
Trong đó \(\omega = 100\pi \) rad/s là tốc độ góc của khung dây.
Thay \(\omega \) vào công thức \(f = \frac{{100\pi }}{{2\pi }} = 50{\rm{ Hz}}{\rm{.}}\)
Đáp án: C
Đáp án : C
Các bài tập cùng chuyên đề
Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên thì trong cuộn dây dẫn đó xuất hiện dòng điện cảm ứng. Hãy cho biết có những cách nào làm cho số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên?
Để làm từ thông biến thiên, có thể biến đối từng đại lượng B, S, a trong biểu thức (16.1). Hãy đề xuất các cách có thế làm biến thiên từ thông qua tiết diện khung dây dẫn mềm nối với điện kế thành mạch kín trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Khung dây dẫn đặt cạnh nam châm vĩnh cửu (Hình 16.4).
Trường hợp 2: Khung dây dẫn đặt cạnh nam châm điện (Hình 16.5).
Từ các cách làm biến thiên từ thông qua cuộn dây dẫn kín, hãy đề xuất một số phương án thí nghiệm minh họa hiện tượng cảm ứng điện từ.
Thí nghiệm 1
Chuẩn bị: Nam châm (1), cuộn dây (2), điện kế (3) và các dây dẫn.
- Bố trí thí nghiệm như Hình 16.6 và điều chỉnh kim điện kế chỉ đúng vạch số 0.
- Quan sát chiều lệch của kim điện kế trong các trường hợp sau:
+ Dịch chuyển cực Bắc của nam châm lại gần cuộn dây
+ Dịch chuyến cực Bắc của nam châm ra xa cuộn dây
Từ kết quả thí nghiệm quan sát được, thực hiện các yêu cầu sau:
1. Khi nào kim điện kế dịch chuyển? Kim điện kế lệch khỏi vạch 0 chứng tỏ điều gì?
2. Giải thích sự biến thiên từ thông qua cuộn dây trong các trường hợp trên.
3. Nhận xét về mối liên hệ giữa sự biến thiên của từ thông qua cuộn dây với sự xuất hiện của dòng điện cảm ứng trong cuộn dây đó.
Thí nghiệm 2
Chuẩn bị:
Nam châm điện (1), cuộn dây (2), điện kế (3), khóa K (4), nguồn điện (5), biến trở (6) và các dây dân.
Tiến hành:
- Lắp mạch điện như Hình 16.7 và điều chỉnh kim điện kế chỉ đúng vạch số 0.
- Quan sát kim điện kế khi đóng hoặc ngắt khóa K.
- Đóng khóa K rồi di chuyển con chạy trên biến trở sang trái hoặc sang phải. Quan sát kim điện kế.
Từ kết quả thí nghiệm quan sát được, thực hiện các yêu cầu sau:
1. Khi đóng, ngắt khóa K hoặc di chuyển con chạy trên biến trở thì kim điện kế có lệch khỏi vạch 0 không? Giải thích.
2. Khi đóng hoặc ngắt khóa K, đại lượng nào trong công thức (16.1) thay đổi làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín?
Hãy xác định chiều quấn của cuộn dây (2) trong thí nghiệm 2 (Hình 16.7) và vận dụng định luật Lenz để kiếm chứng chiều dòng điện cảm ứng trong cuộn dây này khi đóng hoặc ngắt khóa K (4).
Sạc điện không dây ngày càng được sử dụng rộng rãi đề sạc điện thoại, đồng hồ thông minh, máy hút bụi,... Sạc điện hoạt động dựa trên hiện tượng nào để truyền điện từ nguồn điện đến điện thoại?
Đặt một thanh nam châm thẳng ở gần một khung dây kín ABCD như Hình 20.5. Xác định chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây khi đưa nam châm lại gần khung dây.
Hiện nay, để giảm bớt lượng khí thải độc hại ra môi trường cũng như giảm các nguy hiểm từ việc rò rỉ khí gas, người ta có thể sử dụng bếp từ trong nấu ăn (Hình 12.1). Vậy bếp từ hoạt động theo nguyên tắc nào?
Hãy dự đoán khoảng thời gian xuất hiện hiện tượng cảm ứng điện từ trong khung dây khi thực hiện thí nghiệm ở bước 2 và 3.
Hãy để xuất các phương án khác để làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong khung dây.
Trong thí nghiệm ở Hình 12.3:
a) Nêu ta giữ nguyên vị trí của nam châm và cho khung dây chuyển động lại gần hay ra xa nam châm thì chiều dòng điện cảm ứng qua khung dây có thay đổi không? Thực hiện thí nghiệm kiểm chứng và so sánh kết quả với thí nghiệm khi dịch chuyển nam châm lại gần hay ra xa khung dây.
b) Nếu ta cho nam châm và khung dây chuyển động với cùng vận tốc thì trong khung dây có xuất hiện dòng điện cảm ứng không? Vì sao?
Trong hiện tượng cảm ứng điện từ như thí nghiệm ở Hình 12.5, có sự chuyển hóa từ dạng năng lượng nào sang điện năng?
Nêu vai trò của nam châm vĩnh cửu trong đàn guitar điện.
Dựa vào sách, báo, internet,... em hãy tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí hoạt động của bếp từ.
Dòng điện tạo ra từ trường ở không gian xung quanh nó. Từ trường có gây ra dòng điện được không?
Lập phương án và thực hiện phương án thí nghiệm minh hoạ được hiện tượng cảm ứng điện từ với các dụng cụ thực hành ở trường bạn
Ở thí nghiệm (Hình 3.3), từ thông qua ống dây biến thiên như thế nào trong hai trường hợp sau đây?
- Khi đưa cực bắc của nam châm lại gần ống dây.
- Khi đưa cực bắc của nam châm ra xa ống dây.
Nêu điểm giống và khác nhau giữa thí nghiệm ở Hình 3.3 và thí nghiệm ở Hình 3.4.
Ở thí nghiệm Hình 3.6, nếu đưa cực nam của nam châm lại gần đầu 1 của ống dây thì đầu 1 là cực nào của ống dây?
Khung dây MNPQ quay trong từ trường đều. Tìm chiều của dòng điện cảm ứng trong khung dây tại thời điểm mặt phẳng khung dây song song với phương của đường sức từ (Hình 3.7).
Nếu thay đĩa kim loại đặc trong Hình 3.11 bằng đĩa có xẻ rãnh (Hình 3.12) thì dao động sẽ diễn ra lâu hơn. Giải thích tại sao.
Hình 3.13 mô tả sơ lược sơ đồ nguyên lí hoạt động của một loại đàn ghita điện.
Phía dưới mỗi dây đàn có một nam châm được đặt bên trong một cuộn dây dẫn. Cuộn dây dẫn được nối với máy tăng âm.
Đoạn dây đàn ở sát bên trên nam châm bị từ hóa.
Khi gảy đàn thì trong cuộn dây có dòng điện cảm ứng. Dòng điện cảm ứng này được biến đổi qua máy tăng âm và loa làm ta nghe được âm do dây đàn phát ra.
Giải thích vì sao khi gảy đàn thì trong cuộn dây có dòng điện cảm ứng.
Tại sao lõi biến áp như Hình 3.14 lại làm giảm được cường độ dòng điện xoáy trong nó.
Từ lớp 11, bạn đã biết, trong vùng không gian bao quanh một điện tích có điện trường. Liệu quanh điện tích đó có cả điện trường và từ trường không?
Một vòng dây dẫn được đặt nằm theo phương ngang trong từ trường có cảm ứng từ \(\overrightarrow B \), trong vòng dây dẫn xuất hiện dòng điện cảm ứng theo chiều kim đồng hồ (nhìn từ trên xuống mặt phẳng vòng dây). Phát biểu nào sau đây về độ lớn và chiều của cảm ứng từ là đúng?
A. Có độ lớn không đổi, hướng thẳng đứng xuống dưới.
B. Có độ lớn không đổi, hướng thẳng đứng lên trên.
C. Có độ lớn tăng dần, hướng thẳng đứng xuống dưới.
D. Có độ lớn giảm dần, hướng thẳng đứng xuống dưới.
Ở thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ (Hình 3.3, trang 67, sách Vật lí 12). Khi tăng tốc độ di chuyển thanh nam châm, dòng điện trong ống dây
A. có độ lớn tăng lên.
B. có độ lớn giảm đi.
C. có độ lớn không đổi.
D. đảo ngược chiều.
Cách nào sau đây không tạo ra suất điện động cảm ứng?
A. Di chuyển một dây dẫn giữa các cực của nam châm.
B. Di chuyển một thanh nam châm ra khỏi một ống dây dẫn.
C. Giữ cố định một dây dẫn giữa hai cực của nam châm.
D. Làm quay một khung dây dẫn trong từ trường.
Một học sinh đo cường độ dòng điện chạy trong ống dây khi di chuyển cực bắc của thanh nam châm lại gần ống dây. Cường độ dòng điện sẽ tăng khi
A. sử dụng thanh nam châm mạnh hơn.
B. di chuyển nam châm theo hướng ngược lại.
C. di chuyển cuộn dây, giữ yên nam châm.
D. di chuyển cực nam của thanh nam châm.
Khi nam châm dịch chuyển ra xa ống dây (Hình 3.8), trong ống dây có dòng điện cảm ứng. Nếu nhìn từ phía thanh nam châm vào đầu ống dây, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực bắc của ống dây và hút cực bắc của thanh nam châm.
B. Dòng điện chạy ngược chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực bắc của ống dây và đẩy cực nam của thanh nam châm.
C. Dòng điện chạy ngược chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực nam của ống dây và đẩy cực nam của thanh nam châm.
D. Dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực nam của ống dây và hút cực bắc của thanh nam châm.