Đề kiểm tra học kì 2 - Đề số 02

Đề bài

Câu 1 :

Chọn phương án sai.

  • A.

    Nhiệt lượng của vật phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ và nhiệt dung riêng của vật.

  • B.

    Khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng lớn

  • C.

    Độ tăng nhiệt độ của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng nhỏ

  • D.

    Cùng một khối lượng và độ tăng nhiệt độ như nhau, vật nào có nhiệt dung riêng lớn hơn thì nhiệt lượng thu vào để nóng lên của vật đó lớn hơn.

Câu 2 :

Biểu thức tính công suất là:

  • A.

    \(P = At\)

  • B.

    \(P = \frac{A}{t}\)

  • C.

    \(P = \frac{t}{A}\)

  • D.

    \(P = {A^t}\)

Câu 3 :

Nếu hai vật có nhiệt độ̣ khác nhau đặt tiếp xúc nhau thì:

  • A.

    Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ hai vật như nhau.

  • B.

    Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ một vật đạt \({0^0}C\)

  • C.

    Quá trình truyền nhiệt tiếp tục cho đến khi nhiệt năng hai vật như nhau.

  • D.

    Quá trình truyền nhiệt cho đến khi nhiệt dung riêng hai vật như nhau

Câu 4 :

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?

  • A.

    Ròng rọc cố định chỉ có tác dụng đổi hướng của lực và cho ta lợi về công

  • B.

    Ròng rọc động cho ta lợi hai lần về lực, thiệt hai lần về đường đi, không cho ta lợi về công

  • C.

    Mặt phẳng nghiêng cho ta lợi về lực, thiệt về đường đi, không cho ta lợi về công

  • D.

    Đòn bẩy cho ta lợi về lực, thiệt về đường đi hoặc ngược lại, không cho ta lợi về công

Câu 5 :

Trong các hình thức truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt?

  • A.

    Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.

  • B.

    Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò.

  • C.

    Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.

  • D.

    Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.

Câu 6 :

Chọn phát biểu sai?

  • A.

    Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử

  • B.

    Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất

  • C.

    Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại

  • D.

    Giữa các nguyên tử, phân tử không có khoảng cách

Câu 7 :

Chọn câu trả lời sai.

  • A.

    Một vật khi hấp thụ bức xạ nhiệt truyền đến thì nhiệt độ của vật sẽ tăng lên.

  • B.

    Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng cách phát ra các tia nhiệt đi thẳng.

  • C.

    Vật lạnh quá thì không thể bức xạ nhiệt.

  • D.

    Bức xạ nhiệt có thể xảy ra trong chân không.

Câu 8 :

Các chất được cấu tạo từ:

  • A.

    Tế bào

  • B.

    Các nguyên tử, phân tử

  • C.

    Hợp chất

  • D.

    Các mô

Câu 9 :

Động cơ nhiệt là:

  • A.

    Động cơ trong đó toàn bộ phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hoá thành cơ năng.

  • B.

    Động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hoá thành nhiệt năng.

  • C.

    Động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hoá thành cơ năng.

  • D.

    Động cơ trong đó toàn bộ năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hoá thành nhiệt năng.

Câu 10 :

Chọn phát biểu đúng.

  • A.

    Các dạng của cơ năng gồm: động năng và thế năng

  • B.

    Động năng và thế năng không thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau

  • C.

    Cơ năng và nhiệt năng chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác

  • D.

    Cơ năng và nhiệt năng chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác

Câu 11 :

Trong các mệnh đề có sử dụng cụm từ “năng suất tỏa nhiệt” sau đây, mệnh đề nào đúng?

  • A.

    Năng suất tỏa nhiệt của động cơ nhiệt.

  • B.

    Năng suất tỏa nhiệt của nguồn điện.

  • C.

    Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.

  • D.

    Năng suất tỏa nhiệt của một vật.

Câu 12 :

Một quả dừa có trọng lượng \(25N\) rơi từ trên cây cách mặt đất \(8m\). Công của trọng lực là bao nhiêu?

  • A.

    \(A = 1600J\)

  • B.

    \(A = 200J\)

  • C.

    \(A = 180J\)

  • D.

    \(A = 220J\)

Câu 13 :

Người ta kéo vật có khối lượng \(m = 45kg\) lên mặt phẳng nghiêng dài \(16m\), cao\(1,5m\). Lực cản do ma sát là \({F_C} = 24N\). Coi vật chuyển động đều. Công của người kéo có thể nhận giá trị nào sau:

  • A.

    \(A{\rm{ }} = {\rm{ }}1590J\)

  • B.

    \(A = 15900J\)

  • C.

    \(A{\rm{ }} = {\rm{ }}10590J\)

  • D.

    Một giá trị khác

Câu 14 :

Một dòng nước chảy qua đập ngăn cao \(30m\) xuống dưới, biết rằng lưu lượng dòng nước là \(125{m^3}/ph\),  khối lượng riêng của nước là \(1000kg/{m^3}\). Công suất của dòng nước có thể nhận giá trị nào sau đây?

  • A.

    \(625kW\)

  • B.

    \(625MW\)

  • C.

    \(625000kW\)

  • D.

    Một giá trị khác

Câu 15 :

Người ta dùng vật B kéo vật A ( có khối lượng \({m_A} = 10kg\)) chuyển động đều đi lên mặt

phẳng nghiêng như hình bên. Biết \(CD = 4m,DE = 1m\). Bỏ qua ma sát, vật B phải có khối lượng bao nhiêu ?

  • A.

    \(4kg\)

  • B.

    \(2,5kg\)

  • C.

    \(1,5{\rm{ }}kg\)

  • D.

    \(5,0kg\)

Câu 16 :

Một vật có khối lượng \(4kg\) được thả rơi không vận tốc ban đầu từ độ cao \(10m\). Bỏ qua sức cản của không khí. Nhiệt lượng tỏa ra khi vật chạm đất cứng mà không nẩy lên là (giả sử năng lượng sinh ra trong khi chạm đất đều tỏa thành nhiệt):

  • A.

    $40 J$

  • B.

    $400 J$

  • C.

    $380 J$

  • D.

    $500 J$

Câu 17 :

Người ta cung cấp một nhiệt lượng là \(1562,4kJ\) cho \(12\) lít nước có nhiệt độ \({t_1}\) thì nâng nhiệt độ của nước lên \({72^0}C\). Biết nhiệt dung riêng của nước là \(4200J/kg.K\). Giá trị của \({t_1}\) là:

  • A.

    \({31^0}C\)

  • B.

    \({40^0}C\)

  • C.

    \({41^0}C\)

  • D.

    \({51^0}C\)

Câu 18 :

Đổ \(5\) lít nước ở \({20^0}C\)  vào \(3\) lít nước ở \({45^0}C\). Nhiệt độ khi cân bằng là:

  • A.

    \(2,{94^0}C\)

  • B.

    \(293,{75^0}C\)

  • C.

    \(29,{36^0}C\)

  • D.

    \(29,{4^0}C\)

Câu 19 :

Một vật rơi từ vị trí A xuống mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí. Khi vật rơi đến vị trí B thì động năng của vật bằng \(\dfrac{1}{2}\) thế năng của nó. Động năng của vật tiếp tục tăng thêm một lượng là \(100J\) thì có giá trị bằng thế năng.

Thế năng của vật ở vị trí A là:

  • A.

    \(50J\)

  • B.

    \(100J\)

  • C.

    \(200J\)

  • D.

    \(600J\)

Câu 20 :

Động cơ của một máy bay có công suất \({2.10^6}{\rm{W}}\) và hiệu suất \(32\% \) . Vậy với một tấn xăng, máy bay có thể bay được bao nhiêu lâu? Biết năng suất tỏa nhiệt của xăng là \(4,{6.10^7}J/kg\) .

  • A.

    \(2,04h\)

     

  • B.

    \(1,24h\)

     

  • C.

    \(1,958h\)

     

  • D.

    \(2,54h\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chọn phương án sai.

  • A.

    Nhiệt lượng của vật phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ và nhiệt dung riêng của vật.

  • B.

    Khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng lớn

  • C.

    Độ tăng nhiệt độ của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng nhỏ

  • D.

    Cùng một khối lượng và độ tăng nhiệt độ như nhau, vật nào có nhiệt dung riêng lớn hơn thì nhiệt lượng thu vào để nóng lên của vật đó lớn hơn.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\)

Lời giải chi tiết :

A, B, D – đúng

C – sai vì: Độ tăng nhiệt độ của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng lớn

Câu 2 :

Biểu thức tính công suất là:

  • A.

    \(P = At\)

  • B.

    \(P = \frac{A}{t}\)

  • C.

    \(P = \frac{t}{A}\)

  • D.

    \(P = {A^t}\)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có, biểu thức tính công suất: \(P = \frac{A}{t}\)

Trong đó:

     + \(A\): công thực hiện \(\left( J \right)\)

     + \(t\): khoảng thời gian thực hiện công \(A{\rm{ }}\left( s \right)\)

Câu 3 :

Nếu hai vật có nhiệt độ̣ khác nhau đặt tiếp xúc nhau thì:

  • A.

    Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ hai vật như nhau.

  • B.

    Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ một vật đạt \({0^0}C\)

  • C.

    Quá trình truyền nhiệt tiếp tục cho đến khi nhiệt năng hai vật như nhau.

  • D.

    Quá trình truyền nhiệt cho đến khi nhiệt dung riêng hai vật như nhau

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có: Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của 2 vật cân bằng nhau thì ngừng lại.

Câu 4 :

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?

  • A.

    Ròng rọc cố định chỉ có tác dụng đổi hướng của lực và cho ta lợi về công

  • B.

    Ròng rọc động cho ta lợi hai lần về lực, thiệt hai lần về đường đi, không cho ta lợi về công

  • C.

    Mặt phẳng nghiêng cho ta lợi về lực, thiệt về đường đi, không cho ta lợi về công

  • D.

    Đòn bẩy cho ta lợi về lực, thiệt về đường đi hoặc ngược lại, không cho ta lợi về công

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có:

- Ròng rọc cố định: Chỉ có tác dụng đổi hướng của lực, không có tác dụng thay đổi độ lớn của lực.

- Ròng rọc động: Khi dùng một ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi.

- Mặt phẳng nghiêng: Lợi về lực, thiệt về đường đi.

- Đòn bẩy: Lợi về lực, thiệt về đường đi hoặc ngược lại.

=> A – sai vì: Ròng rọc cố định không cho ta lợi về công

Câu 5 :

Trong các hình thức truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt?

  • A.

    Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.

  • B.

    Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò.

  • C.

    Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.

  • D.

    Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

A – dẫn nhiệt

B, C, D – bức xạ nhiệt

Câu 6 :

Chọn phát biểu sai?

  • A.

    Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử

  • B.

    Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất

  • C.

    Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại

  • D.

    Giữa các nguyên tử, phân tử không có khoảng cách

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A, B, C – đúng

D – sai vì: Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách

Câu 7 :

Chọn câu trả lời sai.

  • A.

    Một vật khi hấp thụ bức xạ nhiệt truyền đến thì nhiệt độ của vật sẽ tăng lên.

  • B.

    Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng cách phát ra các tia nhiệt đi thẳng.

  • C.

    Vật lạnh quá thì không thể bức xạ nhiệt.

  • D.

    Bức xạ nhiệt có thể xảy ra trong chân không.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

A, B, D – đúng

C – sai vì các vật lạnh vẫn có thể bức xạ nhiệt

Câu 8 :

Các chất được cấu tạo từ:

  • A.

    Tế bào

  • B.

    Các nguyên tử, phân tử

  • C.

    Hợp chất

  • D.

    Các mô

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử

Câu 9 :

Động cơ nhiệt là:

  • A.

    Động cơ trong đó toàn bộ phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hoá thành cơ năng.

  • B.

    Động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hoá thành nhiệt năng.

  • C.

    Động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hoá thành cơ năng.

  • D.

    Động cơ trong đó toàn bộ năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hoá thành nhiệt năng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Động cơ nhiệt là động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hoá thành cơ năng.

Câu 10 :

Chọn phát biểu đúng.

  • A.

    Các dạng của cơ năng gồm: động năng và thế năng

  • B.

    Động năng và thế năng không thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau

  • C.

    Cơ năng và nhiệt năng chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác

  • D.

    Cơ năng và nhiệt năng chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có:

- Các dạng của cơ năng: động năng và thế năng có thể chuyển hoá qua lại lẫn nhau.

- Cơ năng và nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.

Ta suy ra:

A – đúng

B, C, D – sai

Câu 11 :

Trong các mệnh đề có sử dụng cụm từ “năng suất tỏa nhiệt” sau đây, mệnh đề nào đúng?

  • A.

    Năng suất tỏa nhiệt của động cơ nhiệt.

  • B.

    Năng suất tỏa nhiệt của nguồn điện.

  • C.

    Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.

  • D.

    Năng suất tỏa nhiệt của một vật.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Mệnh đề đúng là: “Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu”

Câu 12 :

Một quả dừa có trọng lượng \(25N\) rơi từ trên cây cách mặt đất \(8m\). Công của trọng lực là bao nhiêu?

  • A.

    \(A = 1600J\)

  • B.

    \(A = 200J\)

  • C.

    \(A = 180J\)

  • D.

    \(A = 220J\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính công cơ học khi vật dịch chuyển theo hướng của lực: \(A = Fs\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Trọng lượng của quả dừa: \(P = 25N\)

+ Độ dời quả dừa dịch chuyển chính là độ cao của của dừa so với mặt đất: \(s = 8m\)

Công của trọng lực là: \(A = P.s = 25.8 = 200J\)

Câu 13 :

Người ta kéo vật có khối lượng \(m = 45kg\) lên mặt phẳng nghiêng dài \(16m\), cao\(1,5m\). Lực cản do ma sát là \({F_C} = 24N\). Coi vật chuyển động đều. Công của người kéo có thể nhận giá trị nào sau:

  • A.

    \(A{\rm{ }} = {\rm{ }}1590J\)

  • B.

    \(A = 15900J\)

  • C.

    \(A{\rm{ }} = {\rm{ }}10590J\)

  • D.

    Một giá trị khác

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Sử dụng công thức tính trọng lượng: \(P = 10m\)

+ Sử dụng công thức tính công: \(A = Fs\)

+ Tính công tổng hợp

Lời giải chi tiết :

+ Trọng lượng của vật: \(P = 10m = 10.45 = 450N\)

+ Công của trọng lực: \({A_1} = P.h = 450.1,5 = 675J\)

+ Công cản của lực ma sát là: \({A_2} = F.s = 24.16 = 384J\)

Công của người kéo: \(A = {A_1} + {A_2} = 675 + 384 = 1059J\)

Câu 14 :

Một dòng nước chảy qua đập ngăn cao \(30m\) xuống dưới, biết rằng lưu lượng dòng nước là \(125{m^3}/ph\),  khối lượng riêng của nước là \(1000kg/{m^3}\). Công suất của dòng nước có thể nhận giá trị nào sau đây?

  • A.

    \(625kW\)

  • B.

    \(625MW\)

  • C.

    \(625000kW\)

  • D.

    Một giá trị khác

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Sử dụng công thức tính trọng lượng: \(P = 10m\)

+ Sử dụng công thức tính công: \(A = Fs\)

+ Sử dụng công thức tính công suất: \(P = \frac{A}{t}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(1\) phút \( = 60s\)

+ Khối lượng của \(1{m^3}\) nước là: \({m_1} = 1000kg\)

=> Trọng lượng của \(1{m^3}\) nước là: \({P_1} = 10.1000 = 10000N\)

Trong thời gian \(1\) phút có \(125{m^3}\) nước rơi từ độ cao \(30m\) xuống dưới

+ Trọng lượng tổng cộng của \(125{m^3}\) nước là: \({P_2} = 125{P_1} = 125.10000 = 1250000N\)

+ Công thực hiện trong thời gian đó: \(A = {P_2}.h = 1250000.30 = 37500000J\)

+ Công suất của dòng nước là: \(P = \frac{A}{t} = \frac{{37500000}}{{60}} = 625000W = 625kW\)

Câu 15 :

Người ta dùng vật B kéo vật A ( có khối lượng \({m_A} = 10kg\)) chuyển động đều đi lên mặt

phẳng nghiêng như hình bên. Biết \(CD = 4m,DE = 1m\). Bỏ qua ma sát, vật B phải có khối lượng bao nhiêu ?

  • A.

    \(4kg\)

  • B.

    \(2,5kg\)

  • C.

    \(1,5{\rm{ }}kg\)

  • D.

    \(5,0kg\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Sử dụng tính chất của mặt phẳng nghiêng: \(\frac{P}{F} = \frac{l}{h}\)

+ Vận dụng biểu thức tính trọng lượng: \(P = 10m\)

Lời giải chi tiết :

Ta có,

+ Tác dụng lên vật A có trọng lượng \({P_A}\) và lực kéo \(F\) của sợi dây có độ lớn bằng trọng lượng \({P_B}\) của vật B.

Do bỏ qua ma sát nên theo tính chất của mặt phẳng nghiêng ,ta có:

\(\frac{{{P_A}}}{F} = \frac{{CD}}{{DE}} = \frac{l}{h} \to \frac{{{P_A}}}{{{P_B}}} = \frac{l}{h}\)

Lại có: \(P = 10m\)

Ta suy ra:

\(\begin{array}{l}\frac{{{P_A}}}{{{P_B}}} = \frac{{{m_A}}}{{{m_B}}} = \frac{l}{h} = \frac{4}{1} = 4\\ \to {m_B} = \frac{{{m_A}}}{4} = \frac{{10}}{4} = 2,5kg\end{array}\) 

Câu 16 :

Một vật có khối lượng \(4kg\) được thả rơi không vận tốc ban đầu từ độ cao \(10m\). Bỏ qua sức cản của không khí. Nhiệt lượng tỏa ra khi vật chạm đất cứng mà không nẩy lên là (giả sử năng lượng sinh ra trong khi chạm đất đều tỏa thành nhiệt):

  • A.

    $40 J$

  • B.

    $400 J$

  • C.

    $380 J$

  • D.

    $500 J$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Xác định các dạng năng lượng được chuyển hóa

+ Sử dụng công thức tính trọng lượng: \(P = 10m\)

+ Sử dụng công thức tính công: \(A = Fs\)

Lời giải chi tiết :

+ Khi thả vật không vận tốc đầu từ độ cao \(h = 10m\) đó, ta có: Thế năng chuyển hóa thành động năng => chuyển hóa thành nhiệt năng (khi chạm đất)

+ Trọng lượng của vật là: \(P = 10m = 10.4 = 40N\)

+ Công của trọng lực là: \(A = Ph = 40.10 = 400J\)

Nhiệt lượng tỏa ra khi vật chạm đất cứng mà không nẩy lên chính là công của trọng lực và bằng \(400J\)

Câu 17 :

Người ta cung cấp một nhiệt lượng là \(1562,4kJ\) cho \(12\) lít nước có nhiệt độ \({t_1}\) thì nâng nhiệt độ của nước lên \({72^0}C\). Biết nhiệt dung riêng của nước là \(4200J/kg.K\). Giá trị của \({t_1}\) là:

  • A.

    \({31^0}C\)

  • B.

    \({40^0}C\)

  • C.

    \({41^0}C\)

  • D.

    \({51^0}C\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Khối lượng của \(1l\) nước \( = 1kg\)

+ Vận dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\)

Lời giải chi tiết :

+ Đổi đơn vị: Khối lượng của \(12l\) nước \( = 12kg\)

+ Ta có, nhiệt lượng \(Q = mc\Delta t\)

Ta suy ra: \(\Delta t = \dfrac{Q}{{mc}} = \dfrac{{1562,{{4.10}^3}}}{{12.4200}} = 31\)

Mặt khác, ta có:

\(\begin{array}{l}\Delta t = {t_2} - {t_1} \leftrightarrow 31 = 72 - {t_1}\\ \to {t_1} = 72 - 31 = 41\end{array}\)

Vậy nhiệt độ ban đầu của nước \({t_1}\) có giá trị là \({41^0}C\)

Câu 18 :

Đổ \(5\) lít nước ở \({20^0}C\)  vào \(3\) lít nước ở \({45^0}C\). Nhiệt độ khi cân bằng là:

  • A.

    \(2,{94^0}C\)

  • B.

    \(293,{75^0}C\)

  • C.

    \(29,{36^0}C\)

  • D.

    \(29,{4^0}C\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Đổi đơn vị của thể tích: \(1l\) nước \( = 1kg\)

+ Sử dụng công thức tính nhiệt lượng tỏa ra, thu vào: \(Q = mc\Delta t\)

+ Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt: \({Q_{toa}} = {Q_{thu}}\)

Lời giải chi tiết :

+ Đổi đơn vị:

\(5l\) nước \( = 5kg\)

\(3l\) nước \( = 3kg\)

+ Gọi nhiệt độ khi cân bằng là \(t\)

Ta có:

- Nhiệt lượng thu vào của \(5l\) nước là: \({Q_1} = {m_1}c\left( {t - {t_1}} \right)\)

- Nhiệt lượng tỏa ra của \(3l\) nước là: \({Q_2} = {m_2}c\left( {{t_2} - t} \right)\)

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{m_1} = 5kg,{t_1} = {20^0}C\\{m_2} = 3kg,{t_2} = {45^0}C\end{array} \right.\)

+ Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

\(\begin{array}{l}{Q_1} = {Q_2} \leftrightarrow {m_1}c\left( {t - {t_1}} \right) = {m_2}c\left( {{t_2} - t} \right)\\ \leftrightarrow {m_1}\left( {t - {t_1}} \right) = {m_2}\left( {{t_2} - t} \right)\\ \leftrightarrow 5\left( {t - 20} \right) = 3\left( {45 - t} \right)\\ \to t = 29,375 \approx 29,4\end{array}\)

Vậy nhiệt độ khi cân bằng là \(29,{4^0}C\)

Câu 19 :

Một vật rơi từ vị trí A xuống mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí. Khi vật rơi đến vị trí B thì động năng của vật bằng \(\dfrac{1}{2}\) thế năng của nó. Động năng của vật tiếp tục tăng thêm một lượng là \(100J\) thì có giá trị bằng thế năng.

Thế năng của vật ở vị trí A là:

  • A.

    \(50J\)

  • B.

    \(100J\)

  • C.

    \(200J\)

  • D.

    \(600J\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Vận dụng lí thuyết về sự chuyển hóa giữa các dạng của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng.

+ Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau

+ Thế năng hấp dẫn: phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao

+ Động năng: phụ thuộc vào vận tốc (chuyển động của vật)

- Vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

Lời giải chi tiết :

Gọi \({{\rm{W}}_d},{{\rm{W}}_t},{\rm{W}}\) lần lượt là động năng, thế năng và cơ năng của vật

C – là vị trí có động năng bằng thế năng

Theo đề bài, ta có:

+ Tại B: \({{\rm{W}}_{{d_B}}} = \frac{1}{2}{{\rm{W}}_{{t_B}}} \to 2{{\rm{W}}_{{d_B}}} = {{\rm{W}}_{{t_B}}}\)

 + Tại C: \(\left\{ \begin{array}{l}{{\rm{W}}_{{d_C}}} = {{\rm{W}}_{{d_B}}} + 100\\{{\rm{W}}_{{t_C}}} = {{\rm{W}}_{{t_B}}} - 100 = 2{W_{{d_B}}} - 100\end{array} \right.\)

Lại có:

\(\begin{array}{l}{{\rm{W}}_{{d_C}}} = {{\rm{W}}_{{t_C}}} \leftrightarrow {{\rm{W}}_{{d_B}}} + 100 = 2{{\rm{W}}_{{d_B}}} - 100\\ \to {{\rm{W}}_{{d_B}}} = 200J\end{array}\)

Thế vào (1), ta suy ra: \({{\rm{W}}_{{t_B}}} = 2.200 = 400J\)

Áp dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, ta có:

Cơ năng của vật tại B: \({{\rm{W}}_B} = {{\rm{W}}_{{d_B}}} + {{\rm{W}}_{{t_B}}} = 200 + 400 = 600J\)

Thế năng của vật tại A bằng cơ năng của vật tại B

(do tại A vật chỉ có thế năng mà không có động năng)

\({{\rm{W}}_{{t_A}}} = {{\rm{W}}_B} = 600J\)

Câu 20 :

Động cơ của một máy bay có công suất \({2.10^6}{\rm{W}}\) và hiệu suất \(32\% \) . Vậy với một tấn xăng, máy bay có thể bay được bao nhiêu lâu? Biết năng suất tỏa nhiệt của xăng là \(4,{6.10^7}J/kg\) .

  • A.

    \(2,04h\)

     

  • B.

    \(1,24h\)

     

  • C.

    \(1,958h\)

     

  • D.

    \(2,54h\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Sử dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = mq\)

+ Sử dụng biểu thức tính hiệu suất: \(H = \frac{A}{Q}\)

+ Vận dụng công thức tính công suất: \(P = \frac{A}{t}\)

Lời giải chi tiết :

\(1\) tấn \( = 1000kg\)

+ Năng lượng do một tấn xăng tỏa ra: \(Q = mq = 1000.4,{6.10^7} = 4,{6.10^{10}}J\)

+ Ta có: \(H = \frac{A}{Q}\)

=> Công do máy bay động cơ sinh ra: \(A = HQ = 0,32.4,{6.10^{10}} = 1,{472.10^{10}}J\)

+ Mặt khác, ta có: \(P = \frac{A}{t}\)

=> Thời gian máy bay bay là: \(t = \frac{A}{P} = \frac{{1,{{472.10}^{10}}}}{{{{2.10}^6}}} = 7360s = 2,04h\)

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3 bước: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.