Đề kiểm tra giữa học kì 1 - Đề số 02

Đề bài

Câu 1 :

Công thức tính vận tốc là:

  • A.

    \(v = \dfrac{t}{s}\)

  • B.

    \(v = \dfrac{s}{t}\)

  • C.

    \(v = s.t\)

  • D.

    \(v = m/s\)

Câu 2 :

Có các loại ma sát:

  • A.

    Ma sát trượt

  • B.

    Ma sát lăn

  • C.

    Ma sát nghỉ

  • D.

    Cả ba ma sát trên.

Câu 3 :

Độ lớn của vận tốc cho biết:

  • A.

    Qũy đạo của chuyển động

  • B.

    Mức độ nhanh hay chậm của chuyển động

  • C.

    Mức độ nhanh hay chậm của vận tốc

  • D.

    Dạng đường đi của chuyển động

Câu 4 :

Phát biểu nào sau đây đúng:

  • A.

    Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật, vận tốc không thay đổi

  • B.

    Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật, vận tốc tăng dần

  • C.

    Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật, vận tốc giảm dần

  • D.

    Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật, vận tốc có thể tăng dần và cũng có thê giảm dần.

Câu 5 :

Hiếu đưa 1 vật nặng hình trụ lên cao bằng 2 cách, hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng, hoặc kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào lực ma sát lớn hơn?

  • A.

    Lăn vật

  • B.

    Kéo vật

  • C.

    Cả 2 cách như nhau

  • D.

    Không so sánh được.

Câu 6 :

Một người đi được quãng đường \({s_1}\) hết \({t_1}\) giây, đi được quãng đường \({s_2}\) hết \({t_2}\) giây. Trong các công thức dùng để tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường \({s_1}\) và \({s_2}\) công thức nào đúng?

  • A.

    \({v_{tb}} = \dfrac{{{v_1}}}{{{s_1}}} + \dfrac{{{v_2}}}{{{s_2}}}\)

  • B.

    \({v_{tb}} = \dfrac{{{v_1} + {v_2}}}{{{t_1} + {t_2}}}\)

  • C.

    \({v_{tb}} = \dfrac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}}\)

  • D.

    \({v_{tb}} = \dfrac{{{s_1}}}{{{t_1}}} + \dfrac{{{s_2}}}{{{t_2}}}\)

Câu 7 :

Phát biểu nào sau đây là đúng về chuyển động cơ học:

  • A.

    Chuyển động cơ học là sự thay đổi khoảng cách theo không gian của vật so với vật khác.

  • B.

    Chuyển động cơ học là sự thay đổi phương chiều của vật.

  • C.

    Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật theo thời gian so với vật khác.

  • D.

    Chuyển động cơ học là sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác.

Câu 8 :

Một con chim mẹ tha mồi về cho con. Chim mẹ chuyển động so với..(1)...nhưng lại đứng yên so với..(2)....

  • A.

    Chim con/con mồi

  • B.

    Con mồi/chim con

  • C.

    Chim con/ tổ

  • D.

    Tổ/chim con

Câu 9 :

Cốc nước được đặt đứng yên trên mặt bàn. Các lực tác dụng vào cốc cân bằng nhau là:

  • A.

    Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn.

  • B.

    Trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi.

  • C.

    Trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn.

  • D.

    Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn.

Câu 10 :

Véc tơ lực được biểu diễn như thế nào? Chọn đáp án đúng nhất.

  • A.

    Bằng một mũi tên có phương, chiều tuỳ ý.

  • B.

    Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.

  • C.

    Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.

  • D.

    Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài tuỳ ý biểu thị cường độ của lực.

Câu 11 :

Chọn phát biểu đúng:

  • A.

    Vận tốc cho biết tính nhanh hay chậm của chuyển động.

  • B.

    Vận tốc cho biết quãng đường đi được.

  • C.

    Vận tốc cho biết tính nhanh hay chậm của vận tốc

  • D.

    Vận tốc cho biết tác dụng vật này lên vật khác.

Câu 12 :

Trường hợp nào không phải là ma sát trượt?

  • A.

    Ma sát giữa đế dép và mặt sàn

  • B.

    Khi phanh xe đạp, ma sát giữa 2 phanh và vành xe

  • C.

    Ma sát giữa quả bóng lăn trên mặt sàn          

  • D.

    Ma sát giữa trục quạt bàn và ổ trục

Câu 13 :

Hai lực cân bằng là:

  • A.

    hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau

  • B.

    hai lực được đặt lên hai vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau

  • C.

    hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều cùng nhau

  • D.

    hai lực được đặt lên hai vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều cùng nhau

Câu 14 :

Hai người A và B đang ngồi trên xe ô tô đang chuyển động trên đường và người thứ ba C đứng yên bên đường. Trường hợp nào sau đây đúng?

  • A.

    So với người C, người A đang chuyển động. 

  • B.

    So với người C, người B đang đứng yên.

  • C.

    So với người B, người A đang chuyển động.

  • D.

    So với người A, người C đang đứng yên.

Câu 15 :

Trong đêm tối từ lúc thấy tia chớp sáng lói đến khi nghe thấy tiếng bom nổ khoảng \(15\) giây. Hỏi chỗ bom nổ cách người quan sát bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí bằng \(340m/s\)

  • A.

    \(5100m\)

  • B.

    \(5000m\)

  • C.

    \(5200m\)

  • D.

    \(5300m\)

Câu 16 :

Hãy sắp xếp các vận tốc sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.

(1) Tàu hỏa: \(54km/h\)

(2) Chim đại bàng: \(24m/s\)

(3) Cá bơi: \(6000cm/phút\)

(4) Trái Đất quay quanh Mặt Trời: \(108000km/h\)

  • A.

    (1), (2), (3), (4)

  • B.

    (3), (2), (1), (4)

  • C.

    (3), (1), (2), (4)

  • D.

    (3), (1), (4), (2)

Câu 17 :

Tay đua xe đạp Dương Anh Đức trong đợt đua tại thành phố Hà Nội với quãng đường đua là \(10\)  vòng hồ Hoàn Kiếm. Biết 1 vòng dài \(1,7{\rm{ }}km\). Dương Anh Đức đua \(10\) vòng mất thời gian là \(20\)  phút. Hỏi vận tốc của tay đua Dương Anh Đức trong đợt đua đó?

  • A.

    \(51km/h\)

  • B.

    \(48km/h\)

  • C.

    \(60km/h\)

  • D.

    \(15m/s\)

Câu 18 :

Một ô tô rời bến lúc \(6h\) với vận tốc \(40km/h\) di chuyển từ Quảng Ninh đến Hà Nội, biết Quảng Ninh cách Hà Nội \(150km\). Ô tô đến Hà Nội lúc mấy giờ, coi quá trình đi xe không dừng nghỉ.

  • A.

    \(9h\)

  • B.

    \(9h30p\)

  • C.

    \(9h45p\)

  • D.

    \(10h\)

Câu 19 :

Vận tốc của ô tô là \(36km/h\), của người đi xe máy là \(18m/s\), của tàu hỏa là \(14m/s\), của xe đạp là \(14,4km/h\). Chuyển động nào nhanh hơn?

  • A.

    Ô tô

  • B.

    Tàu hỏa

  • C.

    Xe máy

  • D.

    Xe đạp

Câu 20 :

Đào đi bộ từ nhà tới trường, quãng đường đầu dài \(200m\) Đào đi mất \(1\) phút \(40\) giây; quãng đường còn lại dài \(300m\) Đào đi mất \(100\) giây. Vận tốc trung bình của Đào trên mỗi đoạn đường và cả đoạn đường lần lượt là:

  • A.

    \(2m/s;{\rm{ }}3m/s;{\rm{ }}2,5m/s\)

  • B.

    \(3m/s;{\rm{ }}2,5m/s;{\rm{ }}2m/s\)

  • C.

    \(2m/s;{\rm{ }}2,5m/s;{\rm{ }}3m/s\)

  • D.

    \(3m/s;{\rm{ }}2m/s;{\rm{ }}2,5m/s\)

Câu 21 :

Một ô tô đi từ Quảng Ninh đến Hà Nội với vận tốc trung bình \(40km/h\). Trong đó nửa quãng đường đầu ôtô đi với vận tốc \({\rm{45 }}km/h\). Hỏi vận tốc ở nửa quãng đường sau?

  • A.

    \(35km/h\)

  • B.

    \(34{\rm{ }}km/h\)

  • C.

    \(37km/h\)

  • D.

    \(36km/h\)

Câu 22 :

Hình nào sau đây biểu diễn đúng lực kéo F tác dụng lên vật theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, F = 20N?

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.
Câu 23 :

Có ba lực cùng tác dụng lên một vật như hình vẽ bên. Lực tổng hợp tác dụng lên vật là

  • A.

    75N

  • B.

    125N

  • C.

    25N

  • D.

    50N

Câu 24 :

Một quả bóng khối lượng \({\rm{1 }}kg\) được treo vào đầu một sợi dây, phải giữ đầu dây với một lực bằng bao nhiêu để quả bóng nằm cân bằng.

  • A.

    10 N

  • B.

    Nhỏ hơn 1 N

  • C.

    1N

  • D.

    Nhỏ hơn 10N

Câu 25 :

Một ô tô chuyển động đều, lực kéo của động cơ là \(1000N\). Độ lớn của lực ma sát là:

  • A.

    \(1000N\)

  • B.

    Lớn hơn \(1000N\)

  • C.

    Nhỏ hơn \(1000N\)

  • D.

    Chưa thể tính được

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Công thức tính vận tốc là:

  • A.

    \(v = \dfrac{t}{s}\)

  • B.

    \(v = \dfrac{s}{t}\)

  • C.

    \(v = s.t\)

  • D.

    \(v = m/s\)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Vận tốc được tính bằng công thức: \(v = \dfrac{s}{t}\)

Trong đó:

     + \(v\): vận tốc

     + \(s\): quãng đường

     + \(t\): thời gian đi hết quãng đường đó

Câu 2 :

Có các loại ma sát:

  • A.

    Ma sát trượt

  • B.

    Ma sát lăn

  • C.

    Ma sát nghỉ

  • D.

    Cả ba ma sát trên.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Có 3 loại lực ma sát là:

+ Ma sát trượt

+ Ma sát lăn

+ Ma sát nghỉ

Câu 3 :

Độ lớn của vận tốc cho biết:

  • A.

    Qũy đạo của chuyển động

  • B.

    Mức độ nhanh hay chậm của chuyển động

  • C.

    Mức độ nhanh hay chậm của vận tốc

  • D.

    Dạng đường đi của chuyển động

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

Câu 4 :

Phát biểu nào sau đây đúng:

  • A.

    Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật, vận tốc không thay đổi

  • B.

    Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật, vận tốc tăng dần

  • C.

    Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật, vận tốc giảm dần

  • D.

    Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật, vận tốc có thể tăng dần và cũng có thê giảm dần.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật có thể tăng dần và cũng có thê giảm dần vì lực có thể làm thay đổi vận tốc của vật.

Câu 5 :

Hiếu đưa 1 vật nặng hình trụ lên cao bằng 2 cách, hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng, hoặc kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào lực ma sát lớn hơn?

  • A.

    Lăn vật

  • B.

    Kéo vật

  • C.

    Cả 2 cách như nhau

  • D.

    Không so sánh được.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có: Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt

+ Lăn vật => lực ma sát lăn

+ Kéo vật => ma sát trượt

=> Cách kéo vật lực ma sát lớn hơn

Câu 6 :

Một người đi được quãng đường \({s_1}\) hết \({t_1}\) giây, đi được quãng đường \({s_2}\) hết \({t_2}\) giây. Trong các công thức dùng để tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường \({s_1}\) và \({s_2}\) công thức nào đúng?

  • A.

    \({v_{tb}} = \dfrac{{{v_1}}}{{{s_1}}} + \dfrac{{{v_2}}}{{{s_2}}}\)

  • B.

    \({v_{tb}} = \dfrac{{{v_1} + {v_2}}}{{{t_1} + {t_2}}}\)

  • C.

    \({v_{tb}} = \dfrac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}}\)

  • D.

    \({v_{tb}} = \dfrac{{{s_1}}}{{{t_1}}} + \dfrac{{{s_2}}}{{{t_2}}}\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng biểu thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều: \({v_{tb}} = \dfrac{{{s_1} + {s_2} + ... + {s_n}}}{{{t_1} + {t_2} + ... + {t_n}}}\)

Lời giải chi tiết :

Vận tốc trung bình người đó là: \({v_{tb}} = \dfrac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}}\)

Câu 7 :

Phát biểu nào sau đây là đúng về chuyển động cơ học:

  • A.

    Chuyển động cơ học là sự thay đổi khoảng cách theo không gian của vật so với vật khác.

  • B.

    Chuyển động cơ học là sự thay đổi phương chiều của vật.

  • C.

    Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật theo thời gian so với vật khác.

  • D.

    Chuyển động cơ học là sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (vật mốc) gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).

Câu 8 :

Một con chim mẹ tha mồi về cho con. Chim mẹ chuyển động so với..(1)...nhưng lại đứng yên so với..(2)....

  • A.

    Chim con/con mồi

  • B.

    Con mồi/chim con

  • C.

    Chim con/ tổ

  • D.

    Tổ/chim con

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chim mẹ chuyển động so với chim con nhưng đứng yên so với con mồi.

Câu 9 :

Cốc nước được đặt đứng yên trên mặt bàn. Các lực tác dụng vào cốc cân bằng nhau là:

  • A.

    Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn.

  • B.

    Trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi.

  • C.

    Trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn.

  • D.

    Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Xác định các lực tác dụng vào vật.

+ Vận đụng định nghĩa về lực cân bằng

Lời giải chi tiết :

+ Các lực tác dụng cốc gồm: Trọng lực \(\overrightarrow P \) và phản lực \(\overrightarrow N \)

+ Trọng lực \(\overrightarrow P \) cân bằng với phản lực \(\overrightarrow N \)

Câu 10 :

Véc tơ lực được biểu diễn như thế nào? Chọn đáp án đúng nhất.

  • A.

    Bằng một mũi tên có phương, chiều tuỳ ý.

  • B.

    Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.

  • C.

    Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.

  • D.

    Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài tuỳ ý biểu thị cường độ của lực.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:

- Gốc là điểm đặt của lực.

- Phương và chiều là phương và chiều của lực.

- Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ lệ xích cho trước.

Câu 11 :

Chọn phát biểu đúng:

  • A.

    Vận tốc cho biết tính nhanh hay chậm của chuyển động.

  • B.

    Vận tốc cho biết quãng đường đi được.

  • C.

    Vận tốc cho biết tính nhanh hay chậm của vận tốc

  • D.

    Vận tốc cho biết tác dụng vật này lên vật khác.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

Câu 12 :

Trường hợp nào không phải là ma sát trượt?

  • A.

    Ma sát giữa đế dép và mặt sàn

  • B.

    Khi phanh xe đạp, ma sát giữa 2 phanh và vành xe

  • C.

    Ma sát giữa quả bóng lăn trên mặt sàn          

  • D.

    Ma sát giữa trục quạt bàn và ổ trục

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.

+ Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

+ Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật chịu tác dụng của vật khác.

=> Các phương án:

A - ma sát trượt

B - ma sát trượt

C - ma sát lăn

D - ma sát trượt

Câu 13 :

Hai lực cân bằng là:

  • A.

    hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau

  • B.

    hai lực được đặt lên hai vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau

  • C.

    hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều cùng nhau

  • D.

    hai lực được đặt lên hai vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều cùng nhau

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau

Câu 14 :

Hai người A và B đang ngồi trên xe ô tô đang chuyển động trên đường và người thứ ba C đứng yên bên đường. Trường hợp nào sau đây đúng?

  • A.

    So với người C, người A đang chuyển động. 

  • B.

    So với người C, người B đang đứng yên.

  • C.

    So với người B, người A đang chuyển động.

  • D.

    So với người A, người C đang đứng yên.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

So với người C, người A và B chuyển động nên đáp án A đúng và đáp án B sai.

So với người B, người A đứng yên nên đáp án C sai.

So với người A, người C chuyển động nên D sai.

Câu 15 :

Trong đêm tối từ lúc thấy tia chớp sáng lói đến khi nghe thấy tiếng bom nổ khoảng \(15\) giây. Hỏi chỗ bom nổ cách người quan sát bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí bằng \(340m/s\)

  • A.

    \(5100m\)

  • B.

    \(5000m\)

  • C.

    \(5200m\)

  • D.

    \(5300m\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức tính vận tốc \(v = \dfrac{s}{t}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(v = \dfrac{s}{t}\)

Ta suy ra, Bom nổ cách người quan sát khoảng là:

\(s = vt = 340.15 = 5100m\)

Câu 16 :

Hãy sắp xếp các vận tốc sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.

(1) Tàu hỏa: \(54km/h\)

(2) Chim đại bàng: \(24m/s\)

(3) Cá bơi: \(6000cm/phút\)

(4) Trái Đất quay quanh Mặt Trời: \(108000km/h\)

  • A.

    (1), (2), (3), (4)

  • B.

    (3), (2), (1), (4)

  • C.

    (3), (1), (2), (4)

  • D.

    (3), (1), (4), (2)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Sử  dụng cách quy đổi đơn vị của vận tốc: \(1m/s = 3,6{\rm{ }}km/h\)  hay \(1km/h{\rm{ }} = \dfrac{1}{{3,6}}m/s\)

+ So sánh các vận tốc với nhau

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Vận tốc của tàu hỏa: \({v_1} = 54km/h = \dfrac{{54}}{{3,6}} = 15m/s\)

+ Vận tốc của chim đại bàng: \({v_2} = 24m/s\)

+ Vận tốc bơi của con cá: \({v_3} = 6000cm/phút = \dfrac{{6000}}{{1000.60}} = 1m/s\)

(đổi cm sang m và phút sang giây)

+ Vận tốc quay của Trái Đất quanh Mặt Trời: \({v_4} = 108000km/h = \dfrac{{108000}}{{3,6}} = 30000m/s\)

=> Vận tốc được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: \({v_3},{v_1},{v_2},{v_4}\) hay (3), (1), (2), (4)

Câu 17 :

Tay đua xe đạp Dương Anh Đức trong đợt đua tại thành phố Hà Nội với quãng đường đua là \(10\)  vòng hồ Hoàn Kiếm. Biết 1 vòng dài \(1,7{\rm{ }}km\). Dương Anh Đức đua \(10\) vòng mất thời gian là \(20\)  phút. Hỏi vận tốc của tay đua Dương Anh Đức trong đợt đua đó?

  • A.

    \(51km/h\)

  • B.

    \(48km/h\)

  • C.

    \(60km/h\)

  • D.

    \(15m/s\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính vận tốc: \(v = \dfrac{s}{t}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Quãng đường mà Dương Anh Đức đi là: \(s = 10.1,7 = 17km\)

+ Thời gian đi xe của Dương Anh Đức: \(20ph = \dfrac{1}{3}h\)

+ Vận tốc của Dương Anh Đức trong đợt đua đó là: \(v = \dfrac{s}{t} = \dfrac{{17}}{{\dfrac{1}{3}}} = 51km/h\) 

Câu 18 :

Một ô tô rời bến lúc \(6h\) với vận tốc \(40km/h\) di chuyển từ Quảng Ninh đến Hà Nội, biết Quảng Ninh cách Hà Nội \(150km\). Ô tô đến Hà Nội lúc mấy giờ, coi quá trình đi xe không dừng nghỉ.

  • A.

    \(9h\)

  • B.

    \(9h30p\)

  • C.

    \(9h45p\)

  • D.

    \(10h\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Sử dụng công thức tính thời gian: \(t = \dfrac{s}{v}\)

+ Xác định thời điểm ô tô xuất phát và thời điểm ô tô đến Hà Nội

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Lúc \(6\) giờ: Ô tô bắt đầu rời bến

Thời gian ô tô đi từ Quảng Ninh đến Hà Nội là:

\(t = \dfrac{s}{v} = \dfrac{{150}}{{40}} = 3,75h = 3h45p\) 

+ Ô tô đến Hà Nội lúc: \(6h + 3h45p = 9h45p\)

Câu 19 :

Vận tốc của ô tô là \(36km/h\), của người đi xe máy là \(18m/s\), của tàu hỏa là \(14m/s\), của xe đạp là \(14,4km/h\). Chuyển động nào nhanh hơn?

  • A.

    Ô tô

  • B.

    Tàu hỏa

  • C.

    Xe máy

  • D.

    Xe đạp

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng phương pháp so sánh chuyển động nhanh hay chậm

Đổi các vận tốc về cùng một đơn vị. Nếu vật nào có vận tốc lớn hơn thì chuyển động nhanh hơn, vật nào có vận tốc nhỏ hơn thì chuyển động chậm hơn

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Vận tốc của ô tô: \({v_1} = 36km/h = \dfrac{{36}}{{3,6}}m/s = 10m/s\)

+ Vận tốc của xe máy: \({v_2} = 18m/s\)

+ Vận tốc của tàu hỏa: \({v_3} = 14m/s\)

+ Vận tốc củ xe đạp: \({v_4} = 14,4km/h = \dfrac{{14,4}}{{3,6}}m/s = 4m/s\)

Ta thấy: \({v_2} > {v_3} > {v_1} > {v_4}\) => Chuyển động của xe máy nhanh nhất

Câu 20 :

Đào đi bộ từ nhà tới trường, quãng đường đầu dài \(200m\) Đào đi mất \(1\) phút \(40\) giây; quãng đường còn lại dài \(300m\) Đào đi mất \(100\) giây. Vận tốc trung bình của Đào trên mỗi đoạn đường và cả đoạn đường lần lượt là:

  • A.

    \(2m/s;{\rm{ }}3m/s;{\rm{ }}2,5m/s\)

  • B.

    \(3m/s;{\rm{ }}2,5m/s;{\rm{ }}2m/s\)

  • C.

    \(2m/s;{\rm{ }}2,5m/s;{\rm{ }}3m/s\)

  • D.

    \(3m/s;{\rm{ }}2m/s;{\rm{ }}2,5m/s\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng biểu thức tính vận tốc trung bình: \({v_{tb}} = \frac{s}{t}\)

Lời giải chi tiết :

+ Vận tốc trung bình trên đoạn đường thứ nhất: \({v_{t{b_1}}} = \frac{{{s_1}}}{{{t_1}}} = \frac{{200}}{{60 + 40}} = 2m/s\)

+ Vận tốc trung bình trên đoạn đường thứ hai: \({v_{t{b_2}}} = \frac{{{s_2}}}{{{t_2}}} = \frac{{300}}{{100}} = 3m/s\)

+ Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường là: \({v_{tb}} = \frac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}} = \frac{{200 + 300}}{{100 + 100}} = 2,5m/s\)

Câu 21 :

Một ô tô đi từ Quảng Ninh đến Hà Nội với vận tốc trung bình \(40km/h\). Trong đó nửa quãng đường đầu ôtô đi với vận tốc \({\rm{45 }}km/h\). Hỏi vận tốc ở nửa quãng đường sau?

  • A.

    \(35km/h\)

  • B.

    \(34{\rm{ }}km/h\)

  • C.

    \(37km/h\)

  • D.

    \(36km/h\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng biểu thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều: \({v_{tb}} = \dfrac{{{s_1} + {s_2} + ... + {s_n}}}{{{t_1} + {t_2} + ... + {t_n}}}\)

Lời giải chi tiết :

Gọi \({v_1},{v_2}\) lần lượt là vận tốc của ô tô trên hai nửa quãng đường

\({t_1},{t_2}\) lần lượt là thời gian của ô tô trên hai nửa quãng đường

Ta có:

\({v_{tb}} = \dfrac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}} = \dfrac{{2{\rm{s}}}}{{{t_1} + {t_2}}}{\rm{          }}\left( 1 \right)\)

Mặt khác, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{t_1} = \dfrac{s}{{{v_1}}}\\{t_2} = \dfrac{s}{{{v_2}}}\end{array} \right.\)

Thay vào \(\left( 1 \right)\) ta được: 

\(\begin{array}{l}{v_{tb}} = \dfrac{{2{\rm{s}}}}{{\dfrac{s}{{{v_1}}} + \dfrac{s}{{{v_2}}}}}\\ \leftrightarrow 40 = \dfrac{2}{{\dfrac{1}{{45}} + \dfrac{1}{{{v_2}}}}}\\ \to {v_2} = 36km/h\end{array}\)

Câu 22 :

Hình nào sau đây biểu diễn đúng lực kéo F tác dụng lên vật theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, F = 20N?

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đáp án A sai vì lực có chiều từ phải sang trái, mỗi mắt xích ứng với \(20N \to \) 2 mắt xích ứng với \(40N\).

Đáp án B sai vì lực có chiều từ phải sang trái.

Đáp án C sai vì mỗi mắt xích ứng với \(1N \to \) 2 mắt xích ứng với \(2N\).

Đáp án D đúng.

Câu 23 :

Có ba lực cùng tác dụng lên một vật như hình vẽ bên. Lực tổng hợp tác dụng lên vật là

  • A.

    75N

  • B.

    125N

  • C.

    25N

  • D.

    50N

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}{F_1} = 2.25 = 50N\\{F_2} = 4.25 = 100N\\{F_3} = 25N\end{array} \right.\)

Lực tổng hợp tác dụng lên vật: \(F = {F_3} + {F_2} - {F_1} = 100 + 25 - 50 = 75N\)

Câu 24 :

Một quả bóng khối lượng \({\rm{1 }}kg\) được treo vào đầu một sợi dây, phải giữ đầu dây với một lực bằng bao nhiêu để quả bóng nằm cân bằng.

  • A.

    10 N

  • B.

    Nhỏ hơn 1 N

  • C.

    1N

  • D.

    Nhỏ hơn 10N

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Xác định trọng lực của quả bóng: \(P = 10m\)

+ Vận dụng định nghĩa về lực cân bằng

Lời giải chi tiết :

+ Trọng lực của quả bóng: \(P = 10m = 1.10 = 10N\)

+ Để quả bóng cân bằng, cần phải giữ đầu dây một lực \(F = P = 10N\) 

Câu 25 :

Một ô tô chuyển động đều, lực kéo của động cơ là \(1000N\). Độ lớn của lực ma sát là:

  • A.

    \(1000N\)

  • B.

    Lớn hơn \(1000N\)

  • C.

    Nhỏ hơn \(1000N\)

  • D.

    Chưa thể tính được

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Sử dụng định nghĩa về chuyển động đều

+ Xác định các lực cân bằng

Lời giải chi tiết :

Ta có

+ Ô tô chuyển động đều => các lực tác dụng lên ô tô cân bằng nhau

+ Theo phương chuyển động, ô tô chịu tác dụng của lực kéo của động cơ và lực ma sát

Vì các lực cân bằng với nhau => \({F_{m{\rm{s}}}} = {F_{keo}} = 1000N\) 

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.