Chủ đề 2. Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long SBT Lịch sử 9 Cánh diều>
Văn minh châu thổ sông Hồng gắn liền với các hệ thống sông nào sau đây
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 94 SBT Lịch Sử 9 Cánh diều
Văn minh châu thổ sông Hồng gắn liền với các hệ thống sông nào sau đây
A. Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.
B. Hệ thống sông Hồng và sông Cầu.
C. Hệ thống sông Hồng và sông K Cùng.
D. Hệ thống sông Hồng và sông Mã.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 94 SBT Lịch Sử 9 Cánh diều
Một trong những thành tựu nổi bật của văn minh châu thổ sông Hồng là
A. hệ thống kênh rạch là phương tiện giao thông huyết mạch.
B. hệ thống đê điều trị thuỷ được xây dựng trên quy mô lớn.
C. các trung tâm kinh tế chỉ tập trung ở lưu vực sông Hồng.
D. vùng đồng bằng sông Hồng có diện tích lớn nhất toàn quốc.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 94 SBT Lịch Sử 9 Cánh diều
Nội dung nào sau đây thể hiện nét đặc sắc về văn hó ở châu thổ sông Hồng
A. Hình thành hệ thống thị trấn, thị tứ và chợ nổi rộng lớn.
B. Cuộc sống của cư dân gắn liền với sông nước, kênh rạch.
C. Phương tiện đi lại của cư dân chủ yếu là ghe, thuyền, xuồng.
D. Làng là đơn vị xã hội cơ sở của nông thôn Bắc Bộ.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 94 SBT Lịch Sử 9 Cánh diều
Một trong những nét đặc sắc về lễ hội và các loại hình diễn xướng dân gian truyền thống ở châu thổ sông Hồng là
A. hát quan họ, hát chèo, hát chầu văn, múa rối nước.
B. quê hương của hát cải lương và đờn ca tài tử.
C. lễ hội Chol-chnam Thmay, lễ Vu Lan thắng hội.
D. quê hương của đạo Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 95 SBT Lịch Sử 9 Cánh diều
Văn minh châu thổ sông Hồng gắn liền với nền kinh tế nào sau đây
A. Công nghiệp với các nghề thủ công.
B. Dịch vụ với giao thương đường sông.
C. Dịch vụ với việc trao đổi hàng hoá.
D. Nông nghiệp trồng lúa nước.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Câu 6
Trả lời câu hỏi 6 trang 95 SBT Lịch Sử 9 Cánh diều
Văn minh châu thổ sông Cửu Long còn được gọi là “văn minh sông nước" vì
A. hầu hết các hoạt động sản xuất, đi lại,... đều gắn với sông ngòi, kênh rạch.
B. sông không gây cản trở gì cho các hoạt động sản xuất của người dân.
C. sông, rạch mang lại nhiều phù sa, nhiều hải sản cho người dân.
D. sông, rạch là nguồn sống duy nhất của người dân của cả châu thổ.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Câu 7
Trả lời câu hỏi 7 trang 95 SBT Lịch Sử 9 Cánh diều
Một trong những nét đặc sắc về kinh tế ở châu thổ sông Cửu Long là
A. hệ thống đê điều được xây dựng trên quy mô lớn.
B. nông nghiệp trồng lúa nước trên quy mô lớn.
C. nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng.
D. ngành thương mại đường biển giữ vị trí chủ đạo.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Câu 8
Trả lời câu hỏi 8 trang 95 SBT Lịch Sử 9 Cánh diều
Một trong những nét đặc sắc về tín ngưỡng và tôn giáo ở châu thổ sông Cửu Long là
A. quê hương của của đạo Cao Đài và Phật giáo Hoà Hảo.
B. hoạt động của cư dân gắn liền với sông nước, kênh rạch.
C. sự hoà hợp của nhiều tộc người trong cộng đồng dân cư.
D. thờ Thành hoàng, thờ tổ nghề và thờ cúng tổ tiên.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Câu 9
Trả lời câu hỏi 9 trang 95 SBT Lịch Sử 9 Cánh diều
Một trong những nét đặc sắc về lễ hội và nghệ thuật ở châu thổ sông Cửu Long là
A. lễ hội té nước, biểu diễn đánh cờ người.
B. thờ Thánh Mẫu, trò chơi đu quay, múa rối nước.
C. lễ thờ Thành hoàng làng, hát dân ca quan họ.
D. lễ hội Chol-chnam Thmay, biểu diễn đờn ca tài tử.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Câu 10
Trả lời câu hỏi 10 trang 96 SBT Lịch Sử 9 Cánh diều
Đọc đoạn tư liệu sau, chọn đáp án đúng hoặc sai đối với các ý A, B, C, D.
“... Các cộng đồng dân cư Nam Bộ đã có truyền thống đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, không phân biệt người đến trước, người đến sau, không kì thị dân tộc. Truyền thống quý báu này được hình thành và phát triển trong nhiều thể kỉ chung lưng đầu cật cùng nhau khai phả phát triển vùng đất Nam Bộ trước đây và trong quả trình đầu tranh chống áp bức của phong kiến và thực dân sau này".
(Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam, NXB Thế giới, Hà Nội, 2008, tr.79 - 70)
A. Đoạn tư liệu khẳng định, cư dân Bắc Bộ di cư vào Nam Bộ bắt đầu từ cuối thế kỉ XIX.
B. Đoạn tư liệu phản ánh nét đặc sắc về đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa ở châu thổ sông Cửu Long.
C. Đoạn tư liệu nhấn mạnh cộng đồng cư dân vùng châu thổ sông Cửu Long là sự hoà hợp của nhiều tộc người.
D. Đoạn tư liệu nhấn mạnh truyền thống đoàn kết và tính cộng đồng của cư dân vùng châu thổ sông Cửu Long.
Lời giải chi tiết:
- Các nhận định đúng : B, C, D
- Các nhận định sai : A
Câu 11
Trả lời câu hỏi 11 trang 96 SBT Lịch Sử 9 Cánh diều
Đọc đoạn tư liệu sau, chọn đáp án đúng hoặc sai đối với các ý A, B, C, D
“Nam Bộ là vùng đất nằm ở cuối cùng về phía nam, trọn vẹn trong lưu vực của hai dòng sông Đồng Nai và Cứu Long, mà lại là phần hạ lưu của hai dòng sông. Trong khi đỏ, Nam Bộ lại gần Biển Đông. Nói khác đi, đây là vùng đất cửa sông giáp biển. Vị thể địa - văn hóa này của Nam Bộ tạo cho nó những
đặc điểm văn hóa riêng".
(Trần Quốc Vượng (Chủ biên), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2018, tr.283)
A. Vị trí địa lí thuận lợi của vùng đất Nam Bộ đã tạo nên nét đặc sắc của văn minh châu thổ sông Cửu Long.
B. Nam Bộ là vùng đất cửa sông giáp biển nên hoạt động của cư dân châu thổ sông Cửu Long gắn liền với sông nước.
C. Đoạn tư liệu phản ánh thành tựu tiêu biểu của văn minh sông Cửu Long.
D. Văn minh châu thổ sông Cửu Long đã xuất hiện cách ngày nay hàng nghìn năm.
Lời giải chi tiết:
- Các nhận định đúng : A, B
- Các nhận định sai : C, D
Câu 12
Trả lời câu hỏi 12 trang 97 SBT Lịch Sử 9 Cánh diều
Điểm chung tiêu biểu tạo nên nét đặc sắc về văn hóa ở châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long là
A. loại hình đờn ca tài tử được người dân ưa chuộng.
B. nông nghiệp trồng lúa nước giữ vai trò chủ đạo.
C. người dân yêu thích hát dân ca quan họ, hát chèo.
D. sự phổ biến của đạo Cao Đài, Hoà Hảo trong nhân dân.
Lời giải chi tiết:
Nội dung đang được cập nhật
Câu 13
Trả lời câu hỏi 13 trang 97 SBT Lịch Sử 9 Cánh diều
Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở hai vùng châu thổ nước ta là
A. nhiệt độ trung bình năm tăng và nước biển dâng.
B. lượng mưa tăng và nước biển dâng cao.
C. nhiệt độ và lượng mưa tăng theo các tháng trong năm.
D. mưa lớn bất thường không theo quy luật.
Lời giải chi tiết:
Nội dung đang được cập nhật
Câu 14
Trả lời câu hỏi 14 trang 97 SBT Lịch Sử 9 Cánh diều
Một trong những biểu hiện của biến đổi khí hậu ở châu thổ sông Hồng là
A. số lượng bão và áp thấp giảm.
B. số ngày rét đậm, rét hại giảm.
C. không còn các cơn bão mạnh.
D. nhiệt độ các đợt rét đậm, rét hại cao hơn trước đây.
Lời giải chi tiết:
Nội dung đang được cập nhật
Câu 15
Trả lời câu hỏi 15 trang 97 SBT Lịch Sử 9 Cánh diều
Một trong những biểu hiện của biến đổi khí hậu ở châu thổ sông Cửu Long là
A. không còn các cơn bão và mưa lớn.
B. mưa nhiều, chấm dứt tình trạng hạn hán.
C. nhiều ngày có nhiệt độ thấp kỉ lục.
D. số lượng cơn bão nhiều hơn và lượng mưa tăng.
Lời giải chi tiết:
Nội dung đang được cập nhật
Câu 16
Trả lời câu hỏi 16 trang 97 SBT Lịch Sử 9 Cánh diều
Sắp xếp các ý sau đây vào bảng để thể hiện đúng giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở hai vùng châu thổ.
A. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu.
B. Tăng cường công tác dự báo và cảnh báo thiên tai.
C. Đổi mới công nghệ trong sản xuất để giảm phát thải.
D. Nâng cao năng lực để xử lí và tái chế chất thải.
E. Tiết kiệm nước và tái sử dụng nước.
G. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
H. Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.
I. Bảo vệ và phát triển rừng.
Bảng 2. Một số giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở hai vùng châu thổ
Giải pháp giảm nhẹ |
Giải pháp thích ứng |
Lời giải chi tiết:
Giải pháp giảm nhẹ |
Giải pháp thích ứng |
C. Đổi mới công nghệ trong sản xuất để giảm phát thải. D. Nâng cao năng lực để xử lí và tái chế chất thải. H. Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo. I. Bảo vệ và phát triển rừng. |
A. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu. B. Tăng cường công tác dự báo và cảnh báo thiên tai. E. Tiết kiệm nước và tái sử dụng nước. G. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. |
Câu 17
Trả lời câu hỏi 17 trang 98 SBT Lịch Sử 9 Cánh diều
Trình bày sự tương đồng và khác biệt về văn hóa ở châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long
Lời giải chi tiết:
- Sự tương đồng của văn hóa châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long:
+ Kinh tế: nông nghiệp trồng lúa giữ vai trò chủ đạo.
+ Cư dân có truyền thống doàn kết, tính cộng đồng trong đời sống.
+ Sự phong phú về đời sống tinh thần, lễ hội, diễn xướng dân gian.
- Sự khác biệt giữa văn hóa châu thổ sông Hồng với sông Cửu Long:
+ Thời gian xuất hiện của văn hóa châu thổ sông Hồng xuất hiện sớm hơn.
+ Về kinh tế:
▪ Ở châu thổ sông Hồng, hệ thống đê điều, trị thuỷ được đặc biệt chú trọng;
▪ Hệ thống kênh rạch chẳng chịt là mạch máu giao thông huyết mạch ở châu thổ sông Cửu Long.
+ Về lễ hội và các loại hình diễn xướng dân gian truyền thống:
▪ Ở châu thổ sông Hồng phổ biến các trò chơi dân gian như đấu vật, đánh cờ người, hát chèo, múa rối nước;
▪ Ở châu thổ sông Cửu Long nổi tiếng với lễ hội Chol-chnam Thmay, đờn ca tài tử, cải lương.


Các bài khác cùng chuyên mục
- Chủ đề 3. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông SBT Lịch sử 9 Cánh diều
- Chủ đề 2. Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long SBT Lịch sử 9 Cánh diều
- Chủ đề 1. Đô thị: Lịch sử và hiện tại SBT Lịch sử 9 Cánh diều
- Bài 21. Cách mạng khoa học - kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa SBT Lịch sử 9 Cánh diều
- Bài 20. Việt Nam từ năm 1991 đến nay SBT Lịch sử 9 Cánh diều
- Chủ đề 3. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông SBT Lịch sử 9 Cánh diều
- Chủ đề 2. Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long SBT Lịch sử 9 Cánh diều
- Chủ đề 1. Đô thị: Lịch sử và hiện tại SBT Lịch sử 9 Cánh diều
- Bài 21. Cách mạng khoa học - kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa SBT Lịch sử 9 Cánh diều
- Bài 20. Việt Nam từ năm 1991 đến nay SBT Lịch sử 9 Cánh diều