Bài 7. Chiến tranh lạnh (1947 - 1989) SBT Lịch sử 9 Cánh diều>
Ý nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh lạnh
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 20 SBT Lịch Sử 9 Cánh diều
Ý nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh lạnh
A. Mâu thuẫn giữa các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế giới.
C. Sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa.
D. Sự đối lập về hệ tư tưởng của Liên Xô và Mỹ.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 21 SBT Lịch Sử 9 Cánh diều
Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự bùng nổ của Chiến tranh lạnh?
A. Tổng thống Mỹ H. Tơ-ru-man đọc diễn văn trước Quốc hội, phát động Chiến tranh lạnh (1947).
B. Mỹ thực hiện Kế hoạch phục hưng châu Âu (1948).
C. Hiệp định tương trợ Xô - Trung được kí kết (1950).
D. Mỹ thành lập khối quân sự SEATO (1954).
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 21 SBT Lịch Sử 9 Cánh diều
Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của Chiến tranh lạnh?
A. Hình thành hai khối quân sự - chính trị đối đầu.
B. Tăng cường chạy đua vũ trang, tăng chi tiêu cho quốc phòng.
C. Tiến hành đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.
D. Cạnh tranh sức mạnh kinh tế, khoa học - kĩ thuật.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 21 SBT Lịch Sử 9 Cánh diều
Một trong những biểu tượng của Chiến tranh lạnh là
A. bom nguyên tử.
B. Bức tường Béc-lin.
C. chủ nghĩa khủng bố.
D. chủ nghĩa phát xít.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 21 SBT Lịch Sử 9 Cánh diều
Chiến tranh lạnh tác động như thế nào đối với cả Liên Xô và Mỹ?
A. Dẫn đến các cuộc chiến tranh cục bộ giữa hai nước.
B. Bùng nỗ cuộc chiến tranh trực tiếp bằng vũ khí hạt nhân.
C. Tạo cơ hội để phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
D. Làm suy yếu tiềm lực công nghiệp, tài chính và thương mại của đất nước.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Câu 6
Trả lời câu hỏi 6 trang 21 SBT Lịch Sử 9 Cánh diều
Đọc đoạn tư liệu sau, chọn đáp án đúng hoặc sai đối với các ý A, B, C, D
“Chiến tranh Triểu Tiên bùng nổ ngày 25-6-1950 giữa Triểu Tiên và Hàn Quốc, sau đó trở thành cuộc xung đột quốc tế trong Chiến tranh lạnh khi lực lượng của Liên hợp quốc do Mỹ lãnh đạo và quân đội Trung Quốc can thiệp. Trung Quốc, được sự tiếp ứng của Liên Xô, đã hỗ trợ cho Triểu Tiên, còn Hàn Quốc được quân đội Mỹ và các nước phương Tây viện trợ vũ khi, quân đội,... Sau 3 năm (1950-1953), Chiến tranh Triểu Tiên tạm thời dừng lại khi Hiệp định ngừng bắn được kí kết ngày 27-7-1953. Do không đạt được hiệp định hoà bình nên đến hiện nay bản đảo Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng có chiến tranh".
(Dẫn theo Báo Nghệ An điện tử, ngày 20-4-2017)
A. Chiến tranh giữa Triều Tiên và Hàn Quốc diễn ra trong khoảng thời gian hơn 3 năm.
B. Cuộc chiến tranh Triều Tiên chỉ là cuộc xung đột giữa Hàn Quốc và Triều Tiên.
C. Triều Tiên được sự ủng hộ, viện trợ về vũ khí, tài chính của các nước xã hội chủ nghĩa.
D. Cuộc chiến tranh Triều Tiên đã hoàn toàn kết thúc với thắng lợi thuộc về Hàn Quốc.
Lời giải chi tiết:
- Các nhận định đúng : A, C
- Các nhận định sai :B, D
Câu 7
Trả lời câu hỏi 7 trang 22 SBT Lịch Sử 9 Cánh diều
Viết một đoạn văn (khoảng 100 từ) mô tả biểu hiện của Chiến tranh lạnh trong đó có sử dụng các từ khoá: chạy đua vũ trang, chiến tranh cục bộ, vũ khí hạt nhân, hoà dịu, viện trợ.
Lời giải chi tiết:
(*) Đoạn văn tham khảo:
Trong thời gian diễn ra Chiến tranh lạnh, tuy không nổ ra một cuộc chiến tranh trực tiếp, nhưng Mỹ và Liên Xô tăng cường chạy đua vũ trang, phát triển vũ khí hạt nhân thành lập liên minh quân sự ở các khu vực trên thế giới, khiến thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng. Các cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra ở nhiều nơi, đều có sự tham gia hoặc ủng hộ, viện trợ của hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Mỹ và Liên Xô. Tiêu biểu là chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953), chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp (1945 - 1954), chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ (1954 - 1975),...
Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Chiến tranh lạnh vẫn diễn ra nhưng xu hướng hoà hoãn, hòa dịu bắt đầu xuất hiện. Liên Xô và Mỹ đạt được những thoả thuận bước đầu về hạn chế vũ khí chiến lược, tiến hành những cuộc gặp gỡ cấp cao.


- Bài 8. Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991 SBT Lịch sử 9 Cánh diều
- Bài 9. Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991 SBT Lịch sử 9 Cánh diều
- Bài 10. Châu Á từ năm 1945 đến năm 1991 SBT Lịch sử 9 Cánh diều
- Bài 11. Khu vực Mỹ La-tinh từ năm 1945 đến năm 1991 SBT Lịch sử 9 Cánh diều
Các bài khác cùng chuyên mục
- Chủ đề 3. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông SBT Lịch sử 9 Cánh diều
- Chủ đề 2. Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long SBT Lịch sử 9 Cánh diều
- Chủ đề 1. Đô thị: Lịch sử và hiện tại SBT Lịch sử 9 Cánh diều
- Bài 21. Cách mạng khoa học - kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa SBT Lịch sử 9 Cánh diều
- Bài 20. Việt Nam từ năm 1991 đến nay SBT Lịch sử 9 Cánh diều
- Chủ đề 3. Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông SBT Lịch sử 9 Cánh diều
- Chủ đề 2. Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long SBT Lịch sử 9 Cánh diều
- Chủ đề 1. Đô thị: Lịch sử và hiện tại SBT Lịch sử 9 Cánh diều
- Bài 21. Cách mạng khoa học - kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa SBT Lịch sử 9 Cánh diều
- Bài 20. Việt Nam từ năm 1991 đến nay SBT Lịch sử 9 Cánh diều