Lý thuyết Văn lớp 8 Lý thuyết Thành phần biệt lập Văn 8

Các loại thành phần biệt lập


Thành phần biệt lập là gì? Thành phần biệt lập có mấy loại? Dấu hiệu nhận biết các thành phần biệt lập

1. Phân loại thành phần biệt lập

Thành phần biệt lập gồm các loại sau:

- Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu, thường được tách biệt bằng dấu gạch ngang, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu hai chấm.

- Thành phần gọi - đáp: được dùng để gọi đáp, tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.

- Thành phần cảm thán: được dùng để diễn tả cảm xúc của người nói.

- Thành phần tình thái: được dùng để diễn tả thái độ, cách đánh giá của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

2. Ví dụ minh họa

Vi dụ 1:Bên dưới con thác (và đây là cảnh tượng đáng kinh ngạc hơn cả), là một mớ những đường ống thủy tinh kếch xù từ đâu đó tít trên trần rủ xuống vục vào lòng sông.” (Rô-a Đan, Xưởng Sô-cô-la)

=> Phần in đậm trong ví dụ trên là thành phần phụ chú, được dùng để bổ sung thông tin cho khung cảnh “bên dưới con thác”.

Ví dụ 2:Hai bà cháu chợt nhận ra cô Gió, bà tươi tỉnh hẳn lên:

- Đào ơi, có gió rồi, con nghỉ tay đi. Ôi, cô Gió thật là tốt quá! Bà cứ tỉnh cả người.” (Xuân Quỳnh, Cô Gió mất tên)

=> “Đào ơi” được dùng để hô gọi, nhằm bắt đầu cuộc hội thoại

Ví dụ 3:Ôi, cô Gió thật là tốt quá!”  (Xuân Quỳnh, Cô Gió mất tên)

=> “Ôi” để biểu lộ cảm xúc (sự xúc động mạnh mẽ) của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu

Ví dụ 4:Tàu Nau-ti-lơtx dường như đứng yên một chỗ, vì xung quanh chẳng thấy một điểm nào động đậy” (Giuyn Véc-nơ, Hai vạn dặm dưới biển)

=> “Dường như” biểu thị ý phỏng đoán một cách dè dặt, dựa trên những gì người nói trực tiếp cảm nhận.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí