Bài thơ Bắt nạt nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chứa ý vị hài hước. Hãy chỉ ra biểu hiện của ý vị hài hước đó?
Chỉ ra những nét hài hước trong lời thơ.
Cách 1
Ẩn chứa của ý vị hài hước đó là:
- Nhân vật thử thách những ai bắt nạt người khác đọc bài thơ này và đến gặp mình. Thể hiện thái độ, tính cách mạnh mẽ, muốn giúp đỡ, bảo vệ bạn bị bắt nạt của nhân vật.
- Đồng thời, nhân vật cũng đưa ra tình huống đã bị bắt nạt nhiều lần rồi nhưng vẫn không thích bị bắt nạt một cách vui vẻ, hài hước.
- So sánh việc bị bắt nạt là "rất hôi", càng làm rõ thêm việc bắt nạt người khác là xấu xa, không đẹp đẽ.
Cách 2- Bắt nạt là một thói xấu có thể gây ra những tổn thương, nỗi sợ hãi, nỗi ám ảnh, thậm chí cả những hậu quả nặng nề nhưng bài thơ lại nói chuyện bắt nạt bằng giọng điệu hồn nhiên, dí dỏm, thân thiện.
- Những biểu hiện của tiếng cười: cách nói hài hước, hình ảnh ngộ nghĩnh (Sao không ăn mù tạt/ Đối diện tử thách đi? , Sao không trêu mù tạt? , Tại sao không học hát/ Nhảy híp-hốp cho hay? Vì bắt nạt dễ lây, Vì bắt nạt rất hôi!...)
Nhân vật trong bài đã đặt ra thử thách những ai thích bắt nạt hãy đến gặp mình. Đồng thời khẳng định mình đã bị bắt nạt nhiều lần nhưng vẫn không thích bị bắt nạt…
Giọng điệu hồn nhiên thân thiện, cách xưng hô gần gũi… khiến cho bài thơ nói đến việc bắt nạt nhưng không mang nặng nề, nhưng lại có tính thuyết phục cao
Các bài tập cùng chuyên đề
Nhân vật "tớ" trong bài Bắt nạt thể hiện thái độ như thế nào với các bạn bắt nạt và các bạn bị bắt nạt?
Cụm từ "đừng bắt nạt" xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ Bắt nạt? Theo em, việc lặp lại cụm từ này có tác dụng gì?
Mỗi chúng ta có thể từng bị bắt nạt hoặc từng bắt nạt người khác. Hãy cho biết em đã làm gì khi ở một trong các tình huống trên. Bài thơ Bắt nạt có thể khiến em thay đổi cách ứng xử chuyện bắt nạt thế nào.
Dựa vào nội dung bài thơ Bắt nạt của Nguyễn Thế Hoàng Linh, điền thông tin phù hợp vào bảng sau:
Thái độ của nhân vật “tớ” trong bài thơ |
|
Đối với các bạn bắt nạt |
Đối với bác bạn bị bắt nạt |
|
|
- Cụm từ đừng bắt nạt xuất hiện……….. lần trong bài thơ Bắt nạt
- Tác dụng của việc lặp lại cụm từ đó:
Một số biểu hiện của ý vị hài hước trong bài thơ Bắt nạt:
Đọc câu hỏi số 4 trong SGK (tr. 28), điền câu trả lời vào bảng sau:
Tình huống em từng trải qua là: ………………. |
||
Hành động, thái độ của em trong tình huống đã trải qua |
Điều bây giờ em muốn thay đổi |
Lí do em muốn thay đổi hành động, thái độ khi gặp lại tình huống tương tự |
|
|
|
Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Nguyễn Thế Hoàng Linh?