-
Ý nghĩa câu tục ngữ Con khó, có lòng.
Câu tục ngữ đề cao tấm lòng hiếu thảo của người con với cha mẹ. Con cái dù giàu sang hay nghèo khó thì cũng nên báo hiếu với bố mẹ. Ta có thể báo hiếu bằng vật chất, nhưng đôi khi chỉ cần báo hiếu bằng cả tấm lòng đã là đủ rồi.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Con ai người ấy xót.
Câu tục ngữ ca ngợi tình cảm cha mẹ với con cái. Khi con cái đau yếu, khó khăn, cha mẹ sẽ luôn là người đầu tiên xót xa, muốn giúp đỡ con.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Máu ai thấm thịt người ấy.
Câu tục ngữ đề cao sự gắn bó mật thiết giữa những người cùng chung máu mủ với nhau. Người thân trong nhà luôn chia ngọt sẻ bùi, quan tâm tới nhau.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Không con héo hon một đời.
Câu tục ngữ nói về nỗi đau của những người không có con cái. Khi không có con, người vợ, người chồng sẽ luôn cảm thấy chán nản, buồn bã, mất dần sức sống.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Dâu hiền hơn con gái, rể hiền hơn con trai.
Câu tục ngữ ngợi ca những con dâu hiếu thảo, con rể hiền. Cho dù đó là những người không chung dòng máu, nhưng họ còn quý hơn con đẻ của mình.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Anh em giọt máu sẻ đôi.
Câu tục ngữ ca ngợi tình cảm anh em trong nhà. Họ là những người có chung máu mủ, thân thiết, gắn bó với nhau, luôn giúp đỡ nhau.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn.
Câu tục ngữ ca ngợi tình cảm vợ chồng sâu đậm, nồng thắm. Chỉ cần vợ chồng đồng lòng, cùng nhau cố gắng, thì mọi khó khăn cũng sẽ vượt qua.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Vợ chồng bén tiếng quen hơi.
Câu tục ngữ đề cao tình cảm vợ chồng mặn nồng. Khi đã ở bên nhau, gắn bó với nhau qua nhiều năm, vợ chồng sẽ hiểu rõ về nhau và càng yêu nhau hơn.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Của chồng, công vợ.
âu tục ngữ ngợi ca công lao của người vợ. Mọi thành công của người chồng đều có sự giúp sức của vợ. Qua đó, tác giả dân gian nhắc nhở những người chồng cần yêu thương, trân trọng vợ mình.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Đói bụng chồng, đau lòng vợ.
Vợ chồng phải sống gắn bó, chia ngọt sẻ bùi với nhau. Khi một người gặp nạn, người con lại nên hết lòng, dốc sức giúp đỡ.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Vợ chồng như đũa có đôi.
Câu tục ngữ ca ngợi vợ chồng hòa thuận. Vợ chồng là phải sống chung hòa, gắn kết, như đũa thì phải có đôi.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Chồng hòa, vợ thuận
Câu tục ngữ nhắc nhở những cặp vợ chồng cần sống chung thủy, hòa thuận với nhau. Khi vợ chồng sống thuận hòa, gia đình mới ấm êm, hạnh phúc.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Chồng loan, vợ phượng.
Câu tục ngữ đã mượn những hình ảnh về chim loan và chim phượng - hai loài chim luôn đi đôi với nhau - để nói về cặp vợ chồng yêu nhau mặn nồng, gắn bó nhau không rời.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Đạo vợ, nghĩa chồng.
Câu tục ngữ khuyên răn vợ chồng phải giữ trọn đạo nghĩa làm vợ, làm chồng, sống có trách nhiệm với nhau.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Thuyền mạnh về lái, gái mạnh về chồng.
Câu tục ngữ ám chỉ việc người phụ nữ có dựa dẫm, nhờ vả vào chồng được nhiều thì mới có cuộc sống hạnh phúc viên mãn, cũng giống như con thuyền phải dựa vào tay lái mới có thể đi xa. Đây là quan niệm ngày xưa, đã không hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh bây giờ.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Lắm duyên nhiều nợ, lắm vợ nhiều oan gia.
Câu tục ngữ khuyên chúng ta nên chung thủy, một lòng một dạ với người bạn đời, chớ nên đa tình, yêu nhiều người cùng một lúc để tránh sự phiền não.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Chị ngã em nâng
Khi chị ngã, em sẽ là người đỡ chị dậy.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ.
Khi nuôi con, chúng ta mới biết cha mẹ của chúng ta đã yêu thương, vất vả vì mình như thế nào. Từ đó, câu tục ngữ khuyên chúng ta cần biết ơn những người đã sinh ra mình.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Con không cha như nhà không nóc.
Câu tục ngữ ca ngợi vai trò của người cha trong gia đình. Một gia đình mà không có người bố thì người vợ, người con sẽ không có ai bảo vệ, chăm sóc, cũng giống như nhà mất nóc thì sẽ không có gì che chở cho ngôi nhà nữa.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Giỏ nhà ai, quai nhà nấy.
Câu tục ngữ nói về những con người trong cùng gia đình, cùng dòng máu, dòng tộc. Con cái sẽ mang những đặc điểm ngoại hình, tính cách giống cha mẹ của chúng.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Sảy cha còn chú, Sảy mẹ bú dì
Câu tục ngữ ca ngợi công lao to lớn của chú và dì - những người thân trong gia đình chúng ta. Nếu mất cha, ta sẽ được chú nuôi lớn. Nếu mất mẹ, ta sẽ được dì cho bú mớm, chăm sóc.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Mẹ dạy thì con khéo, Bố dạy thì con khôn.
Câu ca dao đề cao vai trò, công lao dạy dỗ của cha mẹ. Mẹ dạy con cách ứng xử khôn khéo, cha dạy con cách suy xét, xử sự hợp lí. Người con chỉ phát triển toàn diện khi nhận được sự giáo dục đầy đủ từ cả cha và mẹ.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Con có mẹ như măng ấp bẹ
Câu tục ngữ ngợi ca tình cảm, công lao của người mẹ. Con có mẹ che chở, bảo vệ, chăm sóc như măng đang ôm ấp cho bẹ phát triển. Từ đó, tác giả dân gian nhắc nhở mỗi người cần biết ơn mẹ mình.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Cây có cội, nước có nguồn.
Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta nhớ về quê hương, nguồn cội của mình. Ai cũng có quê hương, gia đình, chính vì vậy, chúng ta cần biết trân trọng, nhớ ơn nơi đã sinh ra mình.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Cắt dây bầu dây bí, Ai nỡ cắt dây chị, dây em.
Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải đoàn kết, gắn bó với các anh, chị, em. Người ta chỉ cắt dây bầu, dây bí, chứ không ai nỡ cắt bỏ sợi dây nối kết tình cảm các thành viên trong gia đình.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Anh em thuận hòa là nhà có phúc.
Câu tục ngữ đề cao vai trò của tình anh em, chị em trong nhà. Gia đình chỉ hạnh phúc khi anh em, chị em trong nhà sống hòa thuận với nhau.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Anh em như thể tay chân.
Câu tục ngữ nhắn nhủ tới mọi người cần phải sống gắn bó, chan hòa với các anh, chị, em trong nhà, giống như tay và chân luôn gắn chặt với nhau.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Dâu là con, rể là khách
Câu tục ngữ thể hiện quan niệm của ông cha ta về con cái. Con rể thi thoảng mới ghé thăm nhà bố mẹ vợ còn con dâu là người về ở trong nhà, sống cùng bố mẹ chồng, lo toan mọi việc trong gia đình vì thế, dân ta mới quan niệm dâu là con – người sống trong nhà; rể là khách – người thi thoảng ghé thăm.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Dâu dâu, rể rể cũng kể là con
Câu tục ngữ mang hàm ý nhắc nhở ta nên coi dâu rể như con cái của mình. Duyên phận đã đưa đẩy ta về một nhà, thì cần nhìn nhận nhau như những người ruột thịt. Câu nói mang tinh thần gắn kết các mối quan hệ.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Chị em dâu như bầu nước lã
Chị em dâu một gia đình luôn có hiềm khích, tị nạnh khiến cuộc sống gia đình trở nên căng thẳng. Câu tục ngữ chỉ mối quan hệ xa cách nhạt nhẽo, thiếu tình thương lòng quý mến giữa chị em dâu với nhau.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Trẻ cậy cha, già cậy con
Câu tục ngữ nghĩa là con cái khi còn bé thì được cha mẹ yêu thương, chăm sóc, nuôi nấng, khi cha mẹ già yếu thì sẽ có con cái để nương tựa. Câu nói này thể hiện truyền thống lâu đời của nhân dân ta: cha mẹ yêu thương che chở con cái, con cái lớn lên sẽ báo hiếu, phụng dưỡng cha mẹ mình.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Phúc đức tại mẫu
Câu tục ngữ có thể hiểu là “phúc đức từ người mẹ mà ra”. Phúc đức là “điều tốt lành để lại do con cháu do ăn ở tốt, theo quan niệm truyền thống”. Như vậy, ông bà ta xưa cho rằng người mẹ nếu ăn ở tốt sẽ để lại những điều tốt lành cho con.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Nuôi con trong dạ mang vạ vào thân
Câu tục ngữ nhắc nhở người phụ nữ khi mang thai phải hết sức chú ý ăn uống. Bởi lẽ có thai nghén cần phải kiêng giữ gìn hết sức cận trọng, tránh xảy ra nguy hiểm.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Nhất mẹ, nhì cha, thứ ba bà ngoại
Câu tục ngữ khẳng định ba người yêu thương con, cháu nhất hay nói cách khác, câu tục ngữ thể hiện mức độ tình cảm trong quan hệ gia đình, thân thuộc.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Hổ dữ không ăn thịt con
Hổ hung dữ là thế nhưng “máu chảy ruột mềm” hổ vẫn yêu thương và bảo vệ con của mình. Câu tục ngữ suy rộng ra có nghĩa là đến con hổ tàn bạo như thế còn không ăn thịt con mình thì trên đời này, không người mẹ nào đối xử nhẫn tâm với con mình được. Đồng thời qua đó phê phán những bậc cha mẹ, người thân đối xử tệ bạc với các con, các cháu với “máu mủ ruột thịt” trong chính gia đình mình.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Đời cha ăn mặn, đời con khát nước
Câu tục ngữ muốn cảnh tỉnh con người cần sống có ích không nên làm những điều thất đức, những điều ác, điều xấu. Bởi “ ác giả ác báo”, chúng ta nếu làm những điều xấu xa, ác độc thì chắc chắn theo quy luật nhân quả, những điều xấu ấy sẽ vận vào chính chúng ta và con cháu chúng ta sau này.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Công cha nghĩa mẹ
Đó là công sinh thành, dưỡng dục; ơn mang nặng đẻ đau và công ơn nuôi dưỡng, tình cảm yêu thương vô bờ bến mà cha mẹ dành cho con cái. Câu tục ngữ này vẫn được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống để chúng ta hiểu được sự vất vả của bố mẹ khi nuôi con cái trưởng thành.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Con nuôi cha không bằng bà nuôi ông
Câu tục ngữ ý chỉ vợ chồng già ở với nhau sống tốt hơn là sống với con cái. Hai vợ chồng già chăm sóc nhau, sống bằng tình cảm vợ chồng sẽ chu đáo, thoải mái hơn là con chăm sóc cha, mẹ - người già, lớn tuổi, bệnh tật.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Con lên ba, mẹ sa xương sườn
Câu tục ngữ diễn tả công lao to lớn ẵm bồng, nuôi nấng vất vả của người mẹ. Khi đứa trẻ lên 3 tuổi mới biết tự chơi, rời tay mẹ.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Con không cha thì con trễ, cây không rễ thì cây hư
Câu tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của người cha, cha với con như cây với cành, là cội nguồn, là chỗ dựa cho con. Vì vậy, thiếu vắng cha, người con dường như cũng chậm trễ hơn so với các bạn cùng trang lứa có đầy đủ cả bố và mẹ.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà
Câu tục ngữ xuất phát từ một thực tế đó là từ chính sự yêu thương con cái một cách thái quá của người bà, người mẹ; họ đã yêu thương, nuông chiều quá mức để những đứa con ấy trở nên hư hỏng, bướng bỉnh. Câu này nói lên nhược điểm của bà, mẹ trong quá trình dạy con nhưng không có nghĩa là phủ nhận vai trò nuôi dạy con của người phụ nữ, không hề có ý nói rằng phụ nữ thì không biết dạy con.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Con hơn cha là nhà có phúc
Trong gia đình, nếu con cái giỏi giang và thành đạt trong cuộc sống và sự nghiệp thì đó là điều vô cùng may mắn và hạnh phúc.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Con giữ cha, gà giữ ổ
Câu tục ngữ ý nói con cái luôn gắn bó, quấn quýt cha mẹ, không muốn cha có quan hệ chia sẻ tình cảm với người khác. Đồng thời nhắc nhở con cái phải biết hiếu thảo với cha mẹ, luôn nhớ đến công ơn dưỡng dục của cha mẹ.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Con giàu một bó, con khó một nén
Câu tục ngữ ý chỉ: con cái đối xử tốt thương yêu bố mẹ là ở tấm lòng, chứ vật chất thì tuỳ vào khả năng: Tuỳ hoàn cảnh, ngày giỗ chạp con giàu một bó, con khó một nén anh em chẳng nên tính toán thiệt hơn.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Con dại cái mang
Câu tục ngữ "Con dại cái mang" được hiểu là con cái ngu dại thiếu hiểu biết, trong ứng xử hành động sai trái của mình lỗi lớn nhất là do người mẹ nuông chiều và giáo dục con không tốt. Hay cũng có thể hiểu là con cái làm điều sai trái phiền lòng đến bố mẹ, thì bố mẹ phải gánh những hậu quả xấu mà con cái đã gây ra.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Con có cha như nhà có nóc
Câu tục ngữ nhấn mạnh vai trò của người cha trong cuộc sống của con cái. Người cha được ví như mái nhà che chở cho cả căn nhà, che chở cho con cái tránh khỏi sóng gió ngoài kia. Cha luôn giúp con, gánh chịu những khó khăn, nhọc nhằn trong cuộc sống cũng như luôn đem đến cho con những điều tốt đẹp nhất.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Có con không dạy để vậy mà nuôi
Câu tục ngữ nhắc nhở những người làm cha, làm mẹ phải có nghĩa vụ nuôi dạy con nên người. Đồng thời phê phán lối suy nghĩ “để vậy mà nuôi” rồi nuông chiều không phải lối khiến con cái hư hỏng, hỗn láo.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Chim có tổ, người có tông
Trước khi sinh ra chim non, chim mẹ thường tự làm tổ rồi đẻ trứng. Sau khi những chú chim non nở ra, chúng sống trong tổ của mình và chờ mẹ mang đồ ăn về. “Tổ” ở đây được hiểu là nơi gắn bó, là nhà và là nơi chim non ra đời, trưởng thành.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Cha sinh mẹ dưỡng
Câu tục ngữ ý nói công ơn cha mẹ sinh thành và nuôi dưỡng con cái lớn khôn.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Cha mẹ giàu con có, cha mẹ khó con không
Cha mẹ giàu con có, cha mẹ khó con không có nghĩa là: Con cái được thừa hưởng ở bố mẹ vốn liếng, tiền của; nếu cha mẹ nghèo hèn thì con cái phải chịu thiệt thòi, nghèo đói.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Cá chuối đắm đuối vì con
Cá chuối (hay còn gọi là cá quả) là một loài cá nước ngọt, rất chăm con. Qua hình ảnh cá chuối, câu tục ngữ còn chỉ cha mẹ chịu mọi khó khăn, gian khổ, quên mình về con cái.