Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ,

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh

Câu ca dao ngợi ca vẻ đẹp đón tết cổ truyền của người Việt. Từ đó nhắn nhủ tới con người phải gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. 

Giải thích thêm

Thịt mỡ: phần thịt có lớp mỡ dày, màu trắng (dưới lớp da) của miếng thịt

Dưa hành: (hay còn gọi là hành muối, dưa món) là một loại dưa muối dùng nguyên liệu chính là hành củ (củ kiệu) theo phương thức lên men vi sinh

Câu đối đỏ: là những câu thơ đối vần, đối nghĩa được viết trên giấy màu đỏ hoặc hồng đào. Được người Việt dùng để trang trí nhà cửa đón Tết với mong muốn cầu may mắn, thành công và bình an trong năm mới.

Cây nêu: thường là cây tre dài khảng 6 mét, được dựng trước sân nhà. Người kinh dựng nêu vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo Quân về trời. Khi đó tại nhà không có thần linh canh giữ và ma quỷ rất dễ đến quấy nhiễu, vì vậy người ta dựng cây nêu để xua đuổi ma quỷ. Một số dân tộc khác như người Mường trồng cây nêu vào ngày 28/12 âm lịch. Người Hmông dựng cây nêu trong lễ hội cầu phúc tổ chức từ mùng 3 đến mùng 5. Ngày dựng cây nêu gọi là lên nêu hay lễ thượng nêu, ngày hạ nêu hay lễ hạ nêu là vào mùng 7.

Tràng pháo: (còn gọi là bánh pháo, băng pháo, dây pháo) là một loại pháo được kết lại từ nhiều quả pháo, thường được quấn bằng giấy màu đỏ thành một dây.

Bánh chưng: là loại bánh truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Bánh thường được làm vào dịp Tết Nguyên Đán và giỗ tổ Hùng Vương (Xem thêm Sự tích bánh chưng bánh giầy tại đây)


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm