Vắt cổ chày ra nước.


Thành ngữ có hàm ý chê bai những kẻ bủn xỉn, keo kiệt quá mức, không dám chi tiền cho cả những nhu cầu hàng ngày.

Giải thích thêm
  • Vắt: bóp mạnh hoặc vặn xoắn bằng bàn tay để làm nước ở vật chứa nước chảy ra hết.

  • Cổ chày: chỗ eo lại giữa cái chày (một vật dụng dùng để giã, thường làm từ gỗ)

  • Thành ngữ có nguồn gốc từ một câu chuyện hài: Ở làng nọ, có một phú ông rất keo kiệt. Một hôm, khi cùng đầy tớ đi trên đường, người đầy tớ kêu khát nước và xin phú ông cho uống nước. Phú ông liền bảo người đầy tớ nhảy xuống ruộng, nước ao để uống. Người đầy tớ đáp rằng ruộng áo đều khô hạn cả. Vì tính kẹt xỉ, ông ta lại bảo anh đầy tớ lấy cái khố tải dấp nước, rồi bận vào người, khi khát vắt ra mà uống. Người đầy tớ lại không làm theo, xin phú ông một cái chày giã cua. Ngạc nhiên, phú ông hỏi anh ta mượn làm gì, người đầy tớ đáp rằng để khi khát thì vắt cổ chày ra nước

Đặt câu với thành ngữ: 

  • Đến cuối đời rồi, lão ta vẫn giữ nguyên cái tính vắt cổ chày ra nước, chẳng chịu chi tiền để đi khám sức khỏe.

  • Đức tính tiết kiệm là đức tính tốt, nhưng bạn không nên tiết kiệm quá, đến mức vắt cổ chày ra nước.

  • Vì tính cách vắt cổ chày ra nước, chẳng ai chơi thân với cô ấy.

Thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa: 

  • Rán sành ra mỡ.

  • Ăn mắm mút tay.

Thành ngữ, tục ngữ trái nghĩa:

  • Ăn hoang phá hoại.

  • Con nhà lính, tính nhà quan.


Bình chọn:
3.7 trên 6 phiếu

>> Xem thêm