30 bài tập lý thuyết Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

Làm đề thi

Câu hỏi 1 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền?

  • A Mã di truyền có tính thoái hóa                        
  • B Mã di truyền là mã bộ ba
  • C Mã di truyền có tính phổ biến
  • D Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Mã di truyền mang đặc điểm sau

-  Mã di truyền có tính thoái hóa                                               

-  Mã di truyền là mã bộ ba

-  Mã di truyền có tính phổ biến tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ ba mã hóa => Mã di truyền không đặc trưng cho từng loài sinh vật.

Đáp án đúng là D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Cho các phát biểu sau đây:

1- Một mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin.

2- Đơn phân cấu trúc của ARN gồm bốn loại nucleotit là A, T, G, X.

3- Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu cho chuỗi polipeptit là metionin.

4- Phân tử mARN và rARN đều có cấu trúc mạch kép.      

5- Tất cả các ARN đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

Có bao nhiêu phát biểu đúng ?  

  • A   2.                               
  • B 3.                 
  • C  4.                
  • D  1.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

1- sai . Mã di truyền chỉ mang thông tin mã hóa cho một axit amin

2- sai . đơn phân của ARN gồm A, U, G . X

3- Đúng . Axit amin mở đàu cho quá trình dịch mã là metionin

4- sai . cả hai phân tử mARN và rARN đều có cấu trúc mạch đơn 

5- đúng . Tất cả các loại ARN đều đơcj cấu tạo theo nguyên tắc đâ phân và các đơnphân là các nucleotit

Số phát biểu đúng là 2 

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

 Mã di truyền trên mARN được đọc theo :  

  • A Một chiều từ 3 đến 5
  • B Hai chiều tùy theo vị trí của enzim
  • C Một chiều từ 5 đến 3
  • D Ngược chiều di chuyển của riboxom trên mARN

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Mã di truyền trên mARN được đọc theo một chiều từ 5 đến 3

Đáp án đúng là C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

 Mã di truyền mang tính thoái hóa tức là:

  • A Tất cả các loài đều dùng chung một mã di truyền       
  • B Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại aa
  • C Một bộ ba mã di truyền chỉ mã hóa cho một loại aa
  • D Tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Tính thoái hóa của mã di truyền thể hiện ở điểm nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại aa

Đáp án đúng là B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Trong số 64 bộ ba mã di truyền có 3 bộ ba không mã hóa aa, đó là các bộ ba :

  • A AUG, UGA, UAG
  • B AUU, UAA, UAG
  • C AUG, UAA, UGA     
  • D UAG, UAA, UGA

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Các bộ ba kết thúc không mang thông tin tổng hợp bộ ba là UAG, UAA, UGA

Đáp án đúng là D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Đặc tính nào của mã di truyền phản ánh tính chung nhất của sinh giới?

  • A phổ biến          
  • B thoái hóa         
  • C đặc hiệu
  • D liên tục

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Mã di truyền mang tính phổ biến có nghĩa là tất cả các loài có chung một bộ mã di truyền nên chúng có chung nguồn gốc

Đáp án đúng là A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

 Mã di truyền phản ánh tính đa dạng của sinh giới vì:

  • A Có 61 bộ ba mã hóa cho 20 loại axit amin; số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các bộ ba đã tạo ra vô số bản mật mã thông tin di truyền đặc trưng cho rất nhiều loài.
  • B Sự sắp xếp theo nhiều cách khác nhau của các bộ ba đã tạo nhiều bản mật mã thông tin di truyền khác nhau.
  • C Sự sắp xếp theo một trình tự nghiêm ngặt các bộ ba đã tạo ra bản mật mã thông tin di truyền đặc trưng cho loài.
  • D Với 4 loại nuclêôtit tạo 64 bộ mã có thể mã hóa cho 20 loại axit amin.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các bộ ba đã tạo ra vô số bản mật mã thông tin di truyền đặc trưng cho rất nhiều loài.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Mã di truyền có các bộ ba kết thúc như thế nào:

  • A Có các bộ ba kết thúc là UAA, UAG, UGA.
  • B Có các bộ ba kết thúc là  UAU, UAX, UGG.
  • C Có các bộ ba kết thúc là  UAX, UAG, UGX
  • D Có các bộ ba kết thúc là UXA, UXG, UGX.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Các bô ba kết thúc gồm UAA, UAG, UGA không mã hóa aa

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Trong các nội dung sau đây, có bao nhiêu nhận định là bằng chứng tiến hóa phân tử chứng minh nguồn gốc chung của các loài:

1- AND của các loài khác nhau thì khác nhau ở nhiều đặc điểm.

2- Axit nucleic của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại nucleotit.

3- Protein của các loài đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.

4- Mọi loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

5- Mã di truyền dùng chung cho các loài sinh vật.

6- Vật chất di truyền trong mọi tế bào đều là nhiễm sắc thể.

  • A 4
  • B 5
  • C 3
  • D 6

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Các nhận định là bằng chứng tiến hóa phân tử là 2, 3, 5

Đáp án C

1 sai. đây không phải bằng chứng chứng minh nguồn gốc chung của các loài

4 sai, đây là bằng chứng tế bào học

6 sai

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Khi nói về các hoạt động diễn ra trong quá trình nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

(1)     Trong mỗi chạc chữ Y chỉ có 1 mạch làm khuôn.

(2)     Trong mỗi chạc chữ Y đều có 2 mạch làm khuôn.

(3)     Trong mỗi chạc chữ Y, ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới trên mạch khuôn có chiều 5’- 3’.

(4)     Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở pha S của kì trung gian của chu kì tế bào.

  • A 1
  • B 4
  • C 2
  • D 3

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Các phát biểu sai là : (1),(3).

Ý (1) sai vì : cả 2 mạch đều được sử dụng làm khuôn

Ý (3) sai vì : ADN polimerase tổng hợp mạch mới trên cả 2 mạch theo chiều 5’ – 3’

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Trong phân tử mARN không có loại đơn phân nào sau đây?

  • A Xitôzin. 
  • B Uraxin
  • C Timin. 
  • D Ađênin.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Phân tử mARN không chứa timin.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Côđon nào sau đây quy định tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã?

  • A 5’GGA3’.
  • B 5’XAA3’.
  • C 5’AUG3’.
  • D 5’AGX3’.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Codon quy định tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã là 5’AUG3’

Đáp án C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Chuyển gen tổng hợp Insulin của người vào vi khuẩn, tế bào vi khuẩn tổng hợp được protein Insulin là vì mã di truyền có

  • A Tính phổ biến
  • B  Tính đặc hiệu
  • C Tính thoái hóa
  • D   Bộ ba kết thúc

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Vì mã di truyền có tính phổ biến ( tất cả các sinh vật co chung bộ mã di truyền, có 1 số ngoại lệ) nên khi đưa gen tổng hợp insulin của người vào tế bào E.coli thì vi khuẩn có thể tổng hợp insulin.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Trong bảng mã di truyền, người ta thấy rằng 4 loại mã di truyền cùng quy định tổng hợp axit amin prolin là 5’XXU3’,5’XXX3’,5’XXA3’,5’XXG3’. Từ thông tin này cho thấy việc thay đổi nucleotit nào trên mỗi bộ ba không làm thay đổi cấu trúc của axit amin tương ứng trên chuỗi polipeptit

  • A Thay đổi nucleotit thứ 3 trong mỗi bộ ba
  • B Thay đổi nucleotit đầu tiên trong mỗi bộ ba
  • C Thay đổi nucleotit thứ 2 trong mỗi bộ ba
  • D Thay đổi vị trí của tất cả các nucleotit trên một bộ ba

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Phương pháp: Sử dụng bảng mã di truyền,

Ta thấy 4 bộ ba mã hóa cho prolin khác nhau ở vị trí nucleotit thứ 3, vậy khi thay đổi vị trí thứ 3 trong mỗi bộ ba không làm thay đổi axit amin tương ứng trên chuỗi polipeptit.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Điều nào không đúng với cấu trúc của gen?

  • A  Vùng khởi đầu nằm ở đầu gen mang tín hiệu khởi đầu và kiểm soát quá trình phiên mã.
  • B Vùng mã hoá ở giữa gen mang thông tin mã hoá axit amin.
  • C Vùng khởi đầu nằm ở đầu gen mang tín hiệu khởi đầu và kiểm soát quá trình dịch mã.
  • D Vùng kết thúc nằm ở cuối gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Cấu trúc của gen gồm có 3 vùng: Vùng điều hòa – vùng mã hóa – vùng kết thúc.

Lời giải chi tiết:

Phát biểu sai là C, gen không tham gia trực tiếp vào quá trình phiên mã, tín hiệu khởi đầu dịch mã không phải trên gen mà trên ARN.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Bộ ba nào dưới đây là bộ ba vô nghĩa (không mã hoá axit amin) làm nhiệm vụ báo hiệu kết thúc quá trình tổng hợp prôtêin?

  • A AUA, AUG, UGA.
  • B UAA, UAG, UGA.
  • C UAX, AXX, UGG.
  • D UAA, UGA, UXG.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Ba bộ ba mang tín hiệu kết thúc là UAA ; UAG; UGA

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Số bộ ba mã hoá cho các axit amin là

  • A 61
  • B 42
  • C 64
  • D 21

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Có \(4^3 = 64\)  bộ ba nhưng có 3 bộ ba mang tín hiệu kết thúc nên chỉ có 61 bộ ba mã hóa axit amin.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Quá trình tự nhân đôi ADN, chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục mạch còn lại tổng hợp gián đoạn vì enzim ADN – pôlimeraza

  • A chỉ trượt trên mạch khuôn theo chiều 3’ → 5’ và tổng hợp mạch mới bổ sung theo chiều từ 5’ → 3’.
  • B chỉ trượt trên mạch khuôn theo chiều 5’ → 3’ và tổng hợp mạch mới bổ sung theo chiều từ 3’ → 5’.
  • C có lúc thì trượt trên mạch khuôn theo chiều 5’ → 3’ có lúc thì trượt trên mạch khuôn theo chiều 3’ → 5’và mạch mới luôn tổng hợp theo chiều từ 3’ → 5’.
  • D có lúc thì trượt trên mạch khuôn theo chiều 5’ → 3’ có lúc thì trượt trên mạch khuôn theo chiều 3’ → 5’và mạch mới luôn tổng hợp theo chiều từ 5’ → 3’.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Enzyme ADN - Polimerase chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’nên trên mạch khuôn 3’ → 5’ được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp giàn đoạn.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của mã di truyền?

  • A Tính phổ biến. 
  • B Tính bán bảo tồn.     
  • C Tính đặc hiệu. 
  • D Tính thoái hoá.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Tính bán bảo tồn không phải là đặc điểm của mã di truyền.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Loại ARN nào mang bộ ba đối mã (anticôđon)?

  • A mARN
  • B rARN.
  • C ARN của vi rút. 
  • D  tARN.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Bộ ba đối mã nằm trên phân tử tARN để có thể bắt đôi bổ sung với codon tương ứng trên mARN .

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Sự nhân đôi của ADN xảy ra ở những bộ phận nào trong tế bào nhân thực?

  • A Lục lạp, trung thể, ti thể
  • B Ti thể, nhân, lục lạp
  • C Lục lạp, nhân, trung thể.
  • D Nhân, trung thể, ti thể

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Sự nhân đôi của ADN diễn ra ở các bào quan có ADN đó là nhân, ti thể, lục lạp

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Phân tử mARN được tổng hợp theo chiều

  • A mạch khuôn
  • B  từ 3’ đến 5’
  • C ngẫu nhiên
  • D  từ 5’ đến 3’.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Phân tử ARN được tổng hợp dựa vào mạch gốc có chiều 3’ – 5’ nên ARN được tổng hợp theo chiều 5’ -3’

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Xét các phát biểu sau

(1). Mã di truyền có tính thoái hoá tức là một mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số loại axit amin

(2). Tất cả các ADN đều có cấu trúc mạch kép

(3). Phân tử tARN đều có cấu trúc mạch kép và đều có liên kết hiđrô

 (4). Ở trong cùng một tế bào, ADN là loại axit nucleic có kích thước lớn nhất

(5). ARN thông tin có cấu trúc mạch thẳng

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

  • A 2
  • B 1
  • C 4
  • D 3

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Xét các phát biểu:

(1) Sai , tính thoái hóa của mã di truyền là nhiều bộ ba cùng mã hóa cho 1 axit amin.

(2) Sai, có những phân tử ADN mạch đơn.

(3) Sai, tARN có cấu trúc mạch đơn nhưng có những đoạn liên kết bổ sung với nhau.

(4) Đúng.

(5) Đúng

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Gen là gì?

  • A là phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hoặc một phân tử ARN.
  • B là một đoạn phân tử mARN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi polipeptit hay một  phân tử ARN.
  • C là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN.
  • D là một đoạn ADN hoặc ARN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi polipeptit.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit hay một  phân tử ARN

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Quá trình tự nhân đôi của ADN có các đặc điểm:

(1) Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào.

(2) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

(3) Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.

(4) Đoạn okazaki được tổng hợp theo chiều 5’ 3.

(5) Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y

(6) Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ.

Phương án đúng là:

  • A 1, 2, 3, 4, 5.            
  • B 1, 2, 3, 4, 6.            
  • C 1, 2, 4, 5, 6.            
  • D 1, 3, 4, 5, 6.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Các phương án đúng là: 1, 2, 3, 4, 6

Đáp án B

5 sai, 2 mạch mới được tổng hợp, trong đó có 1 mạch tổng hợp liên tục, 1 mạch tổng hợp gián đoạn

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Vai trò của enzyme ADN polimerase trong quá trình nhân đôi ADN là

  • A Nối các okazaki với nhau
  • B Bẻ gãy các liên kết hidro giữa 2 mạch của ADN
  • C Lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN
  • D Tháo xoắn phân tử ADN

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Vai trò của ADN polimerase trong quá trình nhân đôi ADN là lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ các nuclêôtit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc

  • A bổ sung.   
  • B bổ sung và bảo toàn.
  • C bán bảo toàn.  
  • D bổ sung và bán bảo toàn.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ các nuclêôtit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc bán bảo toàn.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Vùng điều hòa của gen là vùng có đặc điểm:

  • A quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử protein.
  • B mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
  • C mang thông tin mã hóa các axit amin.
  • D mang tín hiệu kết thúc phiên mã.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Vùng điều hòa của gen là vùng có đặc điểm mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Khi nói về mã di truyền, cho các phát biểu sau

(1) Ở sinh vật nhân thực, bộ ba 5’AUG3’ có chức năng khởi đầu quá trình dịch mã và mã hóa axit amin metionin

(2) Bộ ba 5’UAU3’ không mã hóa axit amin và quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.

(3) Tính thoái hóa của mã di truyền có nghĩa là mỗi bộ ba có thể mã hóa cho nhiều loại axit amin.

(4) Với 3 loại nucleotit là A, X, G thì chỉ tạo ra được 26 loại bộ ba mã hóa axit amin vì có 1 bộ ba kết thúc không mã hóa axit amin.

Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biều đúng?

  • A 3
  • B 2
  • C 1
  • D 4

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Các phát biểu đúng là: (1)

Đáp án C

2 sai, các bộ ba kết thúc là 5’UAG3’  5’UGA3’  5’UAA3’

3 sai, tính thoái hóa của mã di truyền là: một acid amin có thể được mã hóa bởi nhiều bộ ba khác nhau

4 sai, với 3 loại nu A, G, X có thể tạo ra tối đa 27 bộ ba mã hóa khác nhau

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Khi nói về quá trình nhân đôi ADN

(1) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.

(2) Trên hai mạch khuôn của phân tử ADN mẹ thì enzim ADN polimeraza di chuyển theo chiều 5’ → 3’ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’→5’

(3) Trong mỗi ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban đầu.

Số phát biểu đúng trong trường hợp trên là:

  • A 0
  • B 1
  • C 2
  • D 3

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Các phát biểu đúng là: (1) và (3)

Đáp án C

2 sai. Enzyme DNA polymerase di chuyển theo chiều 3’ → 5’ (theo chiều phân tử DNA mẹ), tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

30 bài tập lý thuyết Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN - phần 2

Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm lý thuyết Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.

Xem chi tiết
30 bài tập lý thuyết Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN - Phần 3

Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm lý thuyết Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.

Xem chi tiết
30 bài tập tính toán Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm tính toán Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.

Xem chi tiết
30 bài tập tính toán Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN - Phần 2

Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm tính toán Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.

Xem chi tiết
30 bài tập tính toán Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN - Phần 3

Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm tính toán Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.

Xem chi tiết
30 bài tập Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN mức độ khó - Phần 2

Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN mức độ khó (vận dụng và vận dụng cao) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.

Xem chi tiết
30 bài tập Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN mức độ khó

Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN mức độ khó (vận dụng và vận dụng cao) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.

Xem chi tiết
30 bài tập Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN mức độ dễ - phần 2

Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN mức độ dễ (nhận biết và thông hiểu) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.

Xem chi tiết
30 bài tập Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN mức độ dễ

Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN mức độ dễ (nhận biết và thông hiểu) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.

Xem chi tiết

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.