Cảm nhận của em về bài thơ ”Đi đường" của Hồ Chí Minh>
"Đi đường" là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt số 30 trong "Nhật kí trong tù". Lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải lui giải tới qua nhiều nhà tù trên tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
- Em hãy nêu cảm xúc của mình sau khi đã đọc bài thơ Đi đường của Bác Hồ
- Phân tích bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh để làm sáng tỏ nhận định sau:Từ những bài thơ viết trong hoàn cảnh nhà tù dưới chế độ Tưởng Giới Thạch tàn bạo và mục nát toát ra một phong thái ung dung, một khí phách hào hùng, ý chí sắt đá
- Chép lại chính xác bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh. Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về Bác Hồ sau khi học bài thơ Đi đường, trong đó có sử dụng 1 câu nghi vấn. Gạch chân dưới câu nghi vấn đó.
- Phân tích bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh để làm sáng tỏ nhận định sau:Từ những bài thơ viết trong hoàn cảnh nhà tù dưới chế độ Tưởng Giới Thạch tàn bạo và mục nát toát ra một phong thái ung dung, một khí phách hào hùng, ý chí sắt đá
- Em hãy nêu cảm xúc của mình sau khi đã đọc bài thơ Đi đường của Bác Hồ
Dàn ý
1. Mở bài
- Giới thiệu về Bác Hồ
- Giới thiệu về bài thơ: Nằm trong tập "Nhật kí trong tù"
- Ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi tinh thần, ý chí vượt gian khổ của Bác.
2. Thân bài
a. Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ:
- Được sáng tác khi Người bị giam ở nhà từ Tưởng Giới Thạch
- Sau những lần chuyển lao vất vả
b. Ý nghĩa bài thơ gửi gắm:
- Ghi lại chân thực những khó khăn Hồ Chí Minh trải qua
- Khẳng định triết lý: Vượt qua hết thử thách sẽ tới thành công.
c. Phân tích nội dung bài thơ:
- Câu một: Lời nhận xét, chiêm nghiệm từ thực tế:
+ Câu thơ là lời nhận xét từ kinh nghiệm di chuyển của người tù với xiềng xích
+ Bác Hồ thấu hiểu những khó khăn, gian khổ ấy
+ "Tẩu lộ": Lặp lại, cho thấy những chặng đường dài cứ nối tiếp nhau, không thấy đích đến.
→ Khó khăn chồng chất, đường dài kéo lê chân người tù, miêu tả chân thực hiện thực→ Rút ra kinh nghiệm sống: Phải bắt tay vào công việc mới thấy được khó khăn.
→ Những khó khăn mà Cách mạng đang gặp phải trong những buổi đầu.
- Câu hai: Những khó khăn, gian lao chồng chất trước mắt Bác Hồ:
+ Núi non liên tiếp xuất hiện trước tầm mắt
+ Điệp từ "trùng san": xuất hiện ở đầu và cuối câu → Núi non trập trùng trước mắt, kéo dài bất tận không ngớt.
+ Người tù phải trải qua hết khó khăn này tới khó khăn khác, phải vượt chặng đường dài → Khó khăn vất vả.
+ Miêu tả chặng đường Cách mạng với nhiều khó khăn trước mắt, cần người chiến sĩ Cách mạng có ý chí kiên cường.
+ Hai câu thơ cuối: Khẳng định kết quả sau khi vượt qua mọi khó khăn:
- Câu ba: Hình ảnh núi non tiếp nối, nhịp điệu câu thơ dồn dập, hối hả tiến về phía trước, bước chân tới "tận cùng" đỉnh núi.
- Câu bốn: Niềm hạnh phúc vỡ òa khi được đứng trước thiên nhiên rộng lớn.
+ Nhịp thơ ở đây nhanh, mạnh mẽ, hối hả, cảm xúc vui sướng dạt dào.
+ Hình ảnh Hồ Chí Minh vui sướng như được tự do khi đứng trước thiên nhiên.
→ Muốn khẳng định: Con đường Cách mạng phải vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng khi vượt qua hết, nhất định sẽ có được thắng lợi vẻ vang
d. Kết luận chung:
+ Bài thơ là bức tranh hiện thực của Hồ Chí Minh khi chuyển lao ở nhà tù Tưởng Giới Thạch.
+ Bức tranh về ý chí kiên cường cũng như tâm hồn thơ đầy xúc cảm của một người chiến sĩ Cách mạng.
+ Gửi gắm chân lý về cuộc đời cũng như con đường Cách mạng: gian khổ, khó khăn, gập ghềnh, cần ý chí kiên cường, nhưng thành công sẽ vô cùng xứng đáng.
3. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề.
- Hồ Chí Minh - Người chiến sĩ Cách mạng, thi nhân xuất sắc của dân tộc.
Bài mẫu
Bài tham khảo số 1
"Đi đường" là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt số 30 trong "Nhật kí trong tù". Lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải lui giải tới qua nhiều nhà tù trên tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trải qua bao cay đắng thử thách nặng nề, Người gửi gắm bao suy nghĩ, cảm xúc của minh vào bài thơ “Tẩu lộ" này. Nam Trân đã dịch thành thơ lục bát:
"Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".
Bài thơ mang hàm nghĩa. Tác giả mượn chuyện đi đường để nêu lên cảm nhận đường đời vô cùng khó khăn, nguy hiểm; phải có quyết tâm cao, nghị lực mới chiến thắng thử thách, mới giành được thắng lợi vẻ vang.
Hai câu đầu trong bài thơ chữ Hán có nghĩa là:
"Có đi đường mới biết đường đi khó,
Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác".
Câu thứ nhất nêu lên một kinh nghiệm, một chiêm nghiệm sống ở đời, đó là chuyện đi đường và bài học đi đường khó. Với nhà thơ, con đường được nói tới còn là con đường cách mạng vô cùng nguy hiểm: "Là gươm kề tận cổ, súng kề tai - Là thân sống chỉ coi còn một nửa" ("Trâng trối - Tố Hữu). Hình ảnh con đường được miêu tả bằng điệp ngữ "trùng san" đã làm nổi bật khó khăn, thử thách chồng chất, người đi đường luôn luôn đối diện với bao gian khổ. Câu thơ chữ Hán không hề có chữ "cao"', dịch giả đã thêm vào, người đọc thơ cần biết:
"Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng".
Hai câu thơ đầu về mặt văn chương chữ nghĩa không có gì mới. Ý niệm: "hành lộ nan" đã xuất hiện trong cổ văn hơn nghìn năm về trước. Thế nhưng vần thơ Hồ Chí Minh hay và sâu sắc ở tính nghiệm sinh; nó cho thấy trải nghiệm của một con người "ba mươi năm ấy chân không nghỉ" (Tố Hữu), để tìm đường cứu nước. Con đường mà người chiến sĩ ấy đã vượt qua đâu chỉ có "Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" mà còn đầy phong ba bão táp, trải dài trải rộng khắp bốn biển năm châu:
"Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi
Những đất tự do, những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm đi...".
(Người đi tìm hình của nước)
Người xưa có nhắc: "Đọc sách người ấy, đọc thơ người ấy, phải biết con người ấy" là thế.
Hai câu cuối cấu trúc theo mối quan hệ điều kiện - hệ quả. Khi đã chiếm lĩnh được đỉnh cao chót vót (cao phong hậu) thì muôn dặm nước non (vạn lí dư đồ) thu cả vào tầm mắt:
"Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".
Muốn vượt qua các lớp núi lên đỉnh cao chót vót thì phải có quyết tâm và nghị lực lớn. Chỉ có thế mới giành được thắng lợi vẻ vang, thu được kết quả tốt đẹp. Câu thơ Hồ Chí Minh hàm chứa bài học quyết tâm vượt khó, nêu cao ý chí và nghị lực trong cuộc sống để giành thắng lợi. Bài học "Đi đường" thật là vô giá đối với bất cứ ai.
"Nhật kí trong tù" có nhiều bài thơ viết về đề tài "đi đường" như "Thế lộ nan", "Tẩu lộ", "Lộ thượng",... Đó là những vần thơ giàu chất trí tuệ, mang ý vị triết lí, được đúc kết từ máu và nước mắt:
"Núi cao gặp hổ mà vô sự,
Đường phẳng gặp người bị tổng lao".
"Xử thế từ xưa không phải dễ,
Mà nay, xứ thế khó khăn hơn".
(Đường đời hiểm trở)
Bài thơ "Đi đường" cho ta bài học về đường đời nhiều khó khăn nguy hiểm, bài học về quyết tâm, vượt khó, vươn lên giành thắng lợi trên con đường đời. Mỗi cuộc đời là một trăm năm, ai cũng phải một trăm năm đi đường. Có con đường lao động mưu sinh, có con đường công danh lập nghiệp. Tuổi trẻ còn có con đường học tập. Bài thơ "Đi đường" trở thành hành trang cho mỗi chúng ta sức mạnh để vươn lên thực hiện ước mơ của mình.
Loigiaihay.com
Xem thêm các bài tham khảo khác tại đây:
- Phân tích bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh để làm sáng tỏ nhận định sau:Từ những bài thơ viết trong hoàn cảnh nhà tù dưới chế độ Tưởng Giới Thạch tàn bạo và mục nát toát ra một phong thái ung dung, một khí phách hào hùng, ý chí sắt đá
- Em hãy nêu cảm xúc của mình sau khi đã đọc bài thơ Đi đường của Bác Hồ
Các bài khác cùng chuyên mục