Đề bài

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất:

  • A.

    Ảnh thật, ngược chiều, kích thước bằng vật.

  • B.

    Ảnh ảo, cùng chiều, kích thước bằng vật.

  • C.

    Ảnh thật, cùng chiều, kích thước bằng vật.

  • D.

    Ảnh ảo, ngược chiều, kích thước bằng vật.

Phương pháp giải

Đây là tính chất cơ bản của gương phẳng.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, cùng chiều, có kích thước bằng vật.

Đáp án: B

Đáp án : B

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Hãy nêu thêm ví dụ về ảnh của vật qua gương phẳng hoặc các mặt phản xạ khác?
Xem lời giải >>
Bài 2 : Hãy dùng một miếng bìa có viết chữ “AMBULANCE” hướng mặt có dòng chữ vào gương phẳng để tìm ảnh của dòng chữ và trả lời câu hỏi ở phần mở bài.
Xem lời giải >>
Bài 3 : Dựa vào tính chất đối xứng của ảnh và vật qua gương phẳng, hãy dựng ảnh của vật AB qua gương phẳng (Hình 17.4)

 

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Em hãy chứng minh khoảng cách từ S đến gương và từ S’ đến gương là bằng nhau (hình 13.12)

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Ảnh của một vật qua gương phẳng là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật. Hãy dựng ảnh của vật AB có hình mũi tên trong hình 13.13 bằng cách dựng ảnh của điểm A và điểm B rồi nối chúng lại với nhau.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Một học sinh cao 1,6m, có khoảng cách từ mắt đến đỉnh đầu là 8cm. Bạn học sinh này cần chọn một gương phẳng treo tường (hình 13.14) có chiều cao tối thiểu bằng bao nhiêu để có thể nhìn thấy toàn bộ ảnh của mình trong gương? Gương phẳng đã chọn cần được treo như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Chùa một cột (hình 13.15) là một vật có tính đối xứng gương, tức là có thể chia vật thành hai phần bằng nhau sao cho phần này giống như ảnh của phần kia qua một gương phẳng. Sưu tầm các tranh ảnh về các vật có tính đối xứng gương trong đời sống.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Ảnh của cảnh vật trên mặt hồ trong hai trường hợp ở Hình 16.4 khác nhau thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Từ thí nghiệm 1, em hãy cho biết ảnh của nến tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không. Điều đó cho thấy ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có tính chất gì?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

1. Trong thí nghiệm 2, vì sao cần thay gương phẳng bằng tấm kính trong suốt?

2. Sau khi thắp sáng nến 1, nhìn vào gương em có thấy dường như nến 2 cũng “sáng lên”? Giải thích.

3. Từ thí nghiệm 2, hãy nêu nhận xét về:

a) Khoảng cách từ ảnh đến gương phẳng so với khoảng cách từ vật đến gương.

b) Độ lớn của ảnh tạo bởi gương phẳng so với độ lớn của vật

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Một miếng bìa hình tam giác vuông đặt trước một gương phẳng như hình dưới. Hãy dựng ảnh của miếng bìa tạo bởi gương phẳng (G).

Xem lời giải >>
Bài 12 :

- Hãy đoán xem dòng chữ đã viết trên tờ giấy ở hình bên là gì. Giải thích.

- Giải thích câu hỏi ở phần Mở đầu của bài học.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Bài tập

Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng, cách gương 4 cm. Hãy dựng ảnh của S’ của S tạo bởi gương theo hai cách:

a) Áp dụng tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.

b) Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Hình dưới biểu diễn một học sinh đứng trước, cách gương phẳng 2 m. Có một bức tường ở phía sau cách học sinh 1 m. Ảnh của bức tường tạo bởi gương phẳng cách nơi học sinh đứng bao nhiêu mét?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Chỉ ra phát biểu sai.

Ảnh của một vật qua gương phẳng

A. là ảnh ảo, kích thước luôn bằng kích thước vật.

B. là ảnh ảo, kích thước càng lớn khi vật càng gần gương phẳng.

C. là ảnh ảo, đối xứng với vật qua gương phẳng.

D. là ảnh ảo, khoảng cách từ ảnh tới gương phẳng bằng khoảng cách từ vật tới gương phẳng.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Cần bố trí gương phẳng như thế nào để có ảnh ngược chiều với vật?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Một vật nhỏ dạng mũi tên AB đặt trước một gương phẳng cho ảnh A’B’ như hình 17.1. Em hãy vẽ H17.1 vào vở và chỉ ra vị trí của gương phẳng bằng hình vẽ.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Một người đặt mắt tại điểm M trước gương phẳng để quan sát ảnh của bức tường phái sau lưng (h17.2).

a) Vẽ hình chỉ ra khoảng PQ trên tường mà người đó quan sát được.

b) Nếu tiến lại gần gương thì khoảng PQ tăng lên hay giảm đi?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Một người khi tư vấn lắp gương cho của hàng quần áo, đã nói rằng: “Muốn soi được toàn thân cần lắp gương phẳng có chiều cao tối thiểu bằng ½ chiều cao cơ thể”. Người đó nói đúng không? Em hãy giải thích câu trả lời của mình.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Một người cao 1,60 m, đứng cách một vũng nước nhỏ trên mặt sân 2m, nhìn thấy ảnh của một cột điện qua vũng nước. Khoảng cách từ vũng nước đến cột điện là 10m (theo đường thẳng đi qua chỗ người đó đứng và vũng nước). Sử dụng thước học tập có ĐCNN đến 1mm, chọn tỉ lệ xích 1cm ứng với 1m, em hãy vẽ hình biểu diễn hiện tượng trên, từ đó xác định chiều cao cột điện. Coi mắt cách đỉnh đầu 10cm.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Ảnh ảo là

A. Ảnh không thể nhìn thấy được.

B. Ảnh tưởng tượng, không tồn tại trong thực tế.

C. Ảnh không thể hứng được trên màn nhưng có thể nhìn thấy được.

D. Ảnh luôn ngược chiều với ảnh thật.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Ảnh của một vật qua gương phẳng là

A. Ảnh ảo, ngược chiều với vật.

B. Ảnh ảo, cùng chiều với vật.

C. Ảnh thật, ngược chiều với vật.

D. Ảnh thật, cùng chiều với vật.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Đặc điểm nào sau đây không đúng với gương phẳng?

A. Gương phẳng là mặt phẳng phản xạ ánh sáng tốt.

B. Vật đặt trước gương cho ảnh ảo có độ lớn bằng vật.

C. Khoảng cách từ vật tới gương bằng khoảng cách từ ảnh tới gương.

D. Vật đặt trước gương phẳng luôn cho ảnh ngược chiều với vật.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Chọn phát biểu đúng.

A. Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, vì vậy ta không nhìn thấy được ảnh này.

B. Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, vì vậy ta không thể dùng máy ảnh để chụp ảnh này.

C. Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, ta có thể nhìn thấy hoặc dùng máy ảnh chụp lại ảnh này.

D. Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh thật, vì vậy ta nhìn thấy được ảnh này.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Để xác định tính chất của ảnh do gương phẳng tạo ra, một nhóm học sinh đã tiến hành một thí nghiệm theo thứ tự như sau:

- Học sinh A đặt một viên phấn thứ nhất trước một tấm kính phẳng và cả nhóm cùng nhìn vào tấm kính để quan sát ảnh của viên phấn.

- Học sinh B lấy viên phấn thứ 2 đúng bằng viên phấn thứ nhất, đưa ra sau tấm kính và di chuyển nó đến khi các bạn nhìn thấy có trùng khít với ảnh của viên phấn thứ nhất trong tấm kính.

Dưới đây là các kết luận của các thành viên trong nhóm. Kết luận vào là sai?

A. Ảnh hứng được trên màn đặt sau tấm kính và có kích thước bằng vật.

B. Ảnh của viên phấn thứ nhất là ảo.

C. Kích thước ảnh của viên phấn thứ nhất bằng kích thước của viên phấn thứ nhất.

D. Kích thước của ảnh bằng kích thước viên phấn thứ hai.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Một người đứng trước gương, cách gương 2m.

a) Ảnh của người này cách gương bao nhiêu?

b) Nếu người này tiến đến gần gương thì ảnh di chuyển như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống.

a) Gương phẳng là mặt phẳng (1)… ánh sáng tốt.

b) Ảnh của vật qua gương phẳng có độ lớn (2)… vật.

c) Khoảng cách từ vật đến ảnh bằng (3)… lần khoảng cách từ vật đến gương.

d) Ảnh của vật qua gương luôn là ảnh (4)… vì không hứng được trên màn.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Quan sát hình dưới đây và giải thích vì sao ta có thể quan sát được ảnh của một vật qua gương phẳng.

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Một ngọn nến cao 10 cm được đặt trước một gương phẳng thẳng đứng và cách gương 1,5 m. Xác định chiều cao của ảnh ngọn nến trong gương và khoảng cách từ nến đến ảnh của nó.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Trước khi chọn mua một cặp kính phù hợp tại một cửa hàng kính mắt, khách hàng thường phải trải qua một cuộc kiểm tra thị lực. Trong quá trình kiểm tra,, người này cần đọc các chữ cái và con số trên một bảng đo thị lực từ một khoảng cách tiêu chuẩn.

Khi việc kiểm tra thị lực được thực hiện trong một căn phòng nhỏ, người ta thường sử dụng gương phẳng để làm cho các các chữ cái và số trên bảng đo thị lực xuất hiện xa mắt hơn.

Quan sát hình dưới đây để tính khoảng cách từ mắt người khách hàng đến ảnh các chữ cái và con số mà người này nhìn thấy qua gương phẳng.

Xem lời giải >>