Đề bài

Tác dụng của lõi sắt non bên trong nam châm điện là:

  • A.

    Làm tăng tác dụng từ của nam châm.

  • B.

    Làm giảm tác dụng từ của nam châm.

  • C.

    Làm tăng sức hút của nam châm.

  • D.

    Làm giảm sức hút của nam châm.

Phương pháp giải

Lõi sắt non trong nam châm điện làm tăng cảm ứng từ, nhờ đó làm tăng tác dụng từ của nam châm.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Lõi sắt non giúp tăng mật độ đường sức từ trong cuộn dây, làm nam châm điện mạnh hơn.

Đáp án: A

Đáp án : A

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Hình trên là nam châm của cần cẩu dọn rác kim loại. Nhờ nam châm này cần cẩu có thể lấy rác kim loại là hợp kim của sắt, ở đống rác và di chuyển đến các thùng xe chở rác rồi thả xuống. Nhiều khi rác là những tấm kim loại lớn, nặng hàng trăm kilôgam. Nam châm ở cần cẩu có phải là loại nam châm vĩnh cửu mà ta đã học không? Tại sao?

Xem lời giải >>
Bài 2 : Làm cách nào biết ống dây đã trở thành nam châm điện?
Xem lời giải >>
Bài 3 :

Cách làm:

Dùng một đoạn dây đồng quấn xung quanh một ống nhựa, luồn vào trong ống một chiếc đinh sắt dài, nối hai đầu dây với nguồn điện (pin) qua một công tắc điện như Hình 20.2.

Tiến hành thí nghiệm:

Lần lượt thực hiện các động tác:

- Đóng công tắc điện; kiểm tra xung quanh nam châm điện có từ trường không?

- Ngắt công tắc điện; kiểm tra xung quanh nam châm còn từ trường không?

- Thay đổi nguồn điện (bằng cách tăng số pin), đóng công tắc điện; dùng các ghim giấy bằng sắt để kiểm tra xem lực từ của nam châm thay đổi như thế nào (nếu nam châm hút được nhiều ghim giấy bằng sắt hơn thì lực từ mạnh hơn)?

- Thay đổi cực của nguồn điện; dùng kim nam châm thử để kiểm tra xem chiều từ trường có thay đổi không?

Xem lời giải >>
Bài 4 : Từ kết quả thí nghiệm rút ra kết luận gì về từ trường của nam châm điện?
Xem lời giải >>
Bài 5 : Mô tả hiện tượng xảy ra giữa đinh vít và các kẹp giấy trong hai trường hợp có dòng điện và không có dòng điện đi qua cuộn dây.
Xem lời giải >>
Bài 6 :

Nếu xem đinh vít trở thành nam châm khi có dòng điện đi qua cuộn dây, làm thế nào để xác định các cực của nam châm này (Hình 21.1)?

Xem lời giải >>
Bài 7 : Vì sao khi ngắt dòng điện, đinh vít không còn hút các kẹp giấy
Xem lời giải >>
Bài 8 :

Quan sát Hình 21.2, ta có thể kết luận gì về lực từ và từ trường của nam châm điện khi sử dụng hai viên pin thay vì một viên pin?

Xem lời giải >>
Bài 9 : Giải thích vì sao chiếc cần cẩu đã nêu ở đầu bài học có thể tạo ra lực từ mạnh.
Xem lời giải >>
Bài 10 :

Hãy mô tả chiều của dòng điện trong Hình 21.3.

Xem lời giải >>
Bài 11 : Đặt một kim nam châm bên cạnh đầu đinh vít. Quan sát và nhận xét chiều của kim nam châm trước và sau khi đổi chiều dòng điện.
Xem lời giải >>
Bài 12 :

Quan sát sơ đồ cấu tạo của một chuông điện đơn giản. Hãy giải thích vì sao khi nhấn và giữ công tắc thì nghe tiếng chuông reo liên tục cho đến khi thả ra (loại công tắc trong hình chỉ đóng mạch điện khi nhấn và giữ nút).

Xem lời giải >>
Bài 13 : Khi chế tạo nam châm điện đơn giản, ta chọn vật liệu nào để làm lõi của nam châm điện?
Xem lời giải >>
Bài 14 : Nêu các ứng dụng của nam châm điện
Xem lời giải >>
Bài 15 : Dùng nam châm điện sẽ có những ưu điểm và hạn chế nào so với dùng nam châm vĩnh cửu?
Xem lời giải >>
Bài 16 :

Làm thế nào để thay đổi từ cực của nam châm điện?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Trong điều kiện chỉ có dòng điện yếu chạy vào ống dây dẫn của nam châm điện, phải làm như thế nào để lực từ của nam châm điện mạnh hơn?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Hình 20.1 vẽ ba nam châm điện A, B, C. Mỗi nam châm đều có cùng một dòng điện chạy qua ống dây.

a) Giải thích vì sao từ trường của nam châm điện B mạnh hơn từ trường của nam châm điện A.

b) Giải thích vì sao từ trường của nam châm điện C mạnh hơn từ trường của nam châm điện B.

c) Bằng cách nào để có thể xác định vị trí bên ngoài nam châm điện C cũng có từ trường?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Hãy khoanh vào từ “đúng” hoặc “sai” trong các câu dưới đây khi nói về nam châm điện.

STT

Nói về nam châm điện

Đánh giá

1

Nam châm điện chỉ gồm một ống dây dẫn.

Đúng

Sai

2

Từ trường của nam châm điện tương tự từ trường của nam châm thẳng.

Đúng

Sai

3

Từ trường của nam châm điện tồn tại ngay cả sau khi ngắt dòng điện chạy vào ống dây.

Đúng

Sai

4

Từ trường của nam châm điện phụ thuộc dòng điện chạy vào ống dây và lõi sắt trong lòng ống dây.

Đúng

Sai

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Xác định cực của nam châm điện khi có dòng điện chạy qua mỗi vòng dây như H.20.2.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Một kim nam châm đặt trước đầu ống dây của nam châm điện (H.20.3). Đổi chiều dòng điện chạy trong ống dây có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Dòng điện chạy vào động cơ điện thường rất lớn, có khi đến hàng nghìn ampe. Nếu để công tắc điện trực tiếp ở mạch điện ày thì rất nguy hiểm, cho nên người ta dùng rơle điện từ. Hình 20.4 là sơ đồ mô tả ứng dụng của rơle điện từ: 1 – nam châm điện; 2 – thanh thép đàn hồi; 3 – công tắc điện; 4 – lò xo; 5 – động cơ điện. Hãy giải thích hoạt động của thiết bị này.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Nam châm điện có cấu tạo gồm

A. Một lõi kim loại bên trong một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua, các dây dẫn có lớp vỏ cách điện.

B. Một lõi sắt bên trong một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua, các dây dẫn có lớp vỏ cách điện.

C. Một lõi vật liệu bất kỳ bên trong một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua, các dây dẫn có lớp vỏ cách điện.

D. Một lõi sắt bên trong một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua, các dây dẫn không có lớp vỏ cách điện.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Nếu ta thay nam châm thẳng bằng nam châm hình chữ U có lõi sắt cùng kim loại và giữ nguyên dòng điện thì

A. lực hút sẽ yếu đi.

B. lực hút sẽ mạnh lên.

C. lực hút không thay đổi vì dòng điện không thay đổi.

D. từ trường trong lõi sắt sẽ yếu đi vì phải chia làm hai.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Nam châm điện có lợi thế hơn so với nam châm vĩnh cửu do nam châm điện

A. không phân chia cực Bắc và cực Nam.

B. mất từ tính khi không còn dòng điện chạy qua.

C. nóng lên khi có dòng điện chạy qua.

D. có kích cỡ nhỏ hơn nam châm vĩnh cửu.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Nam châm điện nào dưới đây có lực mạnh nhất? (với ampe (A) là đơn vị đo cường độ dòng điện và n là số vòng dây)

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Hiện tượng gì xảy ra với một thanh thép khi ta đặt nó vào trong lòng một ống dây có dòng điện chạy qua?

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Một cần cẩu điện có thể tạo lực từ lớn và nâng được các container nặng đến hàng chục tấn. Theo em, làm thế nào để tăng lực từ của cần cẩu điện này?

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Một học sinh thực hiện thí nghiệm được mô tả như hình dưới đây. Học sinh này kết luận nam châm điện có thể hút được quả cân bằng đồng thau. Theo em, kết luận đó có đúng không? Giải thích vì sao.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Hãy kể tên một số thiết bị có ứng dụng nam châm điện.

Xem lời giải >>