Bạn Nam dùng búa gõ nhẹ vào âm thoa 4 lần và thấy biên độ dao động của âm thoa lần lượt là: 0,1 mm; 0,13 mm; 0,15 mm; 0,17 mm. Khi đó, độ to của âm phát ra lớn nhất ở lần:
-
A.
Lần 1
-
B.
Lần 2
-
C.
Lần 3
-
D.
Lần 4
Độ to của âm tỉ lệ với biên độ dao động.
Biên độ dao động lớn nhất là 0,17 mm ở lần thứ 4. Âm phát ra lớn nhất ở lần này.
Đáp án: D
Đáp án : D
Các bài tập cùng chuyên đề
Biết tần số của sóng âm được xác định bằng số dao động trong một giây. Trên màn hình dao động kí, nếu số đường biểu diễn dao động mau thì tần số của sóng âm lớn, số đường biểu diễn dao động thưa thì tần số dao động của sóng âm nhỏ.
Hãy so sánh tần số của sóng âm trong hình 13.4a và 13.4b từ đó rút ra mối quan hệ giữa tần số của sóng âm và tần số dao động của nguồn âm.Một con muỗi khi bay vỗ cánh 3000 lần trong 5 giây và một con ong mật khi bay vỗ cánh 4950 lần trong 15 giây.
a) Tính tần số dao động của cánh muỗi và cánh ong khi bay. Con nào vỗ cánh nhanh hơn?
b) Âm phát ra khi vỗ cánh của con muỗi hay con ong cao hơn?
Dùng các dụng cụ ở hình 10.3, thay âm thoa bằng âm thoa ở trường em để kiểm tra tần số của âm thoa.
- Nối đồng hồ đo điện đa năng với bộ khuếch đại âm thanh.
- Gõ vào âm thoa
So sánh giá trị hiện thị ở đồng hồ đo điện đa năng với giá trị tần số ghi trên âm thoa.
Cố định một đầu hai thước thép đàn hồi có chiều dài khác nhau trên mặt một hộp gỗ. Lần lượt bật nhẹ đầu tự do để thước dao động (H10.4). Quan sát dao động và lắng nghe âm thanh phát ra.
- Phần tự do của thước nào dao động nhanh hơn?
- So sánh xem thước nào phát ra âm trầm hơn, thước nào phát ra âm bổng hơn?
Dùng kéo cắt phẳng một đầu ống hút có một đầu vát, cẩn thận khoét các lỗ nhỏ trên đầu ống hút (hình 10.5), (có thể dùng một chiếc đinh được nung nóng để dùi lỗ trên ống hút). Thổi vào đầu vát của ống hút, trong khi dùng ngón tay bịt rồi mở các lỗ và để ý xem độ cao của âm thanh thay đổi như thế nào. Đầu tiên bịt tất cả các lỗ, sau đó mở từng lỗ một, bắt đầu từ đầu xa miệng và di chuyển lại gần miệng.
Câu 1: Việc bịt và để hở các lỗ trên ống hút có ảnh hưởng đến độ cao của âm thanh tạo ra không?
Câu 2: Khi mở dần từng lỗ, bắt đầu từ đầu bằng của ống, độ cao của âm tăng lên hay giảm dần?
Một con lắc như hình 10.2 thực hiện một dao động trong 2s. Tại sao ta không nghe được âm thanh mà con lắc này phát ra khi dao động?
Sóng âm nào có biên độ dao động lớn hơn.
Tiến hành thí nghiệm 1 và hoàn thành các thông tin theo mẫu Bảng 13.1.
Tiến hành thí nghiệm với thước thép (như hình 13.2) để kiểm tra mối liên hệ giữa độ to của âm phát ra và biên độ dao động của nguồn âm
Tiến hành thí nghiệm 2 và thực hiện các yêu cầu sau:
a) So sánh độ to của âm nghe được trong ba trường hợp gõ âm thoa.
b) So sánh biên độ của dao động âm trên màn hình trong ba trường hợp gõ âm thoa.
c) Nêu nhận xét về mối liên hệ giữa độ to của âm nghe được và biên độ dao động của sóng âm.