Đề bài

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

– Bước 1: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào một ống nghiệm sạch.

– Bước 2: Thêm từ từ từng giọt dung dịch NH3, lắc đều cho đến khi kết tủa tan hết.

– Bước 3: Thêm tiếp khoảng 1 ml dung dịch glucose 1% vào ống nghiệm, đun nóng nhẹ.

Sản phẩm hữu cơ thu được sau bước 3 là sodium gluconate.

Đúng
Sai

Thí nghiệm trên chứng minh glucose có tính chất của aldehyde.

Đúng
Sai

Sau bước 3, có lớp bạc kim loại bám trên thành ống nghiệm.

Đúng
Sai

Ở bước 3, có thể thay việc đun nóng nhẹ bằng cách ngâm ống nghiệm trong nước nóng.

Đúng
Sai
Đáp án

Sản phẩm hữu cơ thu được sau bước 3 là sodium gluconate.

Đúng
Sai

Thí nghiệm trên chứng minh glucose có tính chất của aldehyde.

Đúng
Sai

Sau bước 3, có lớp bạc kim loại bám trên thành ống nghiệm.

Đúng
Sai

Ở bước 3, có thể thay việc đun nóng nhẹ bằng cách ngâm ống nghiệm trong nước nóng.

Đúng
Sai
Phương pháp giải

Dựa vào tính chất hóa học của glucose.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

a. sai, sản phẩm hữu cơ thu được là gluconic acid.

b. đúng

c. đúng

d. đúng

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Thí nghiệm: Phản ứng của glucose với Cu(OH)2

Chuẩn bị:

Hoá chất dung dịch CuSO4 5%, dung dịch NaOH 10%, dung dịch glucose 2%.

Dụng cụ: ống nghiệm.

Tiến hành:

Cho khoảng 2 mL dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm. Sau đó, thêm khoảng 0,5 mL dung dịch CuSO4 5% vào, lắc nhẹ.

Cho tiếp khoảng 3 mL dung dịch glucose 2% vào ống nghiệm và lắc đều.

Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình hoá học.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Thí nghiệm: Tính chất aldehyde của glucose

Chuẩn bị:

Hoá chất: dung dịch CuSO4 5%, dung dịch NaOH 10%, dung dịch AgNO3 1%, dung dịch ammonia 5%, nước bromine loãng, dung dịch glucose 2%, nước nóng.

Dụng cụ: ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, đèn cồn.

Tiến hành:

1. Oxi hoá glucose bằng Cu(OH)2

- Cho khoảng 2 mL dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm. Sau đó, thêm khoảng 0,5 mL dung dịch CuSO4 5% vào, lắc nhẹ.

- Cho tiếp khoảng 3 mL dung dịch glucose 2% vào ống nghiệm và lắc đều.

- Đun nóng ống nghiệm bằng ngọn lửa đèn cồn trong vài phút.

2. Phản ứng của glucose với thuốc thử Tollens

- Cho khoảng 2 mL dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm, thêm từ từ dung dịch ammonia 5%, lắc đều đến khi kết tủa tan hết. Dung dịch thu được là thuốc thử Tollens.

- Thêm vào ống nghiệm khoảng 2 mL dung dịch glucose 2%, lắc đều. Sau đó, ngâm ống nghiệm vào cốc thuỷ tinh chứa nước nóng trong vài phút.

3. Phản ứng của glucose với nước bromine

- Cho khoảng 1 mL nước bromine loãng vào ống nghiệm.

- Thêm tiếp từ từ 2 mL dung dịch glucose 2%, lắc đều.

Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra trong mỗi ống nghiệm, giải thích và viết phương trình hoá học.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Viết phương trình hoá học minh hoạ phản ứng của fructose với thuốc thử Tollens và Cu(OH)2 (trong môi trường kiềm, đun nóng).

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Để chế tạo gương soi, ruột phích (ruột thủy tinh), người ta phủ lên thủy tinh một lớp bạc mỏng. Lớp bạc mỏng này thường được tạo thành từ phản ứng tráng bạc của glucose.

a) Glucose tham gia phản ứng tráng bạc do có nhóm chức nào trong phân tử

b) Ngoài glucose, các hợp chất carbohydrate khác như fructose, saccharose có phản ứng tráng bạc không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Chuẩn bị:

- Hóa chất: Dung dịch glucose 2%, dung dịch NaOH 10%, dung dịch CuSO4 5%

- Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, kẹp ống nghiệm

Tiến hành:

- Chuẩn bị hai ống nghiệm có đánh số (1) và (2); thêm vào mỗi ống nghiệm khoảng 0,5 – 1 ml dung dịch CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10% lắc nhẹ

- Cho 3ml dung dịch glucose 2% vào mỗi ống nghiệm, lắc nhẹ

- Đun nhẹ ống (2) đến khi hóa chất trong ống nghiệm đổi màu hoàn toàn

Yêu cầu: Quan sát, mô tả hiện tượng xảy ra và giải thích

Xem lời giải >>
Bài 6 :

a) Trong phản ứng của glucose với Cu(OH)2, loại nhóm chứa nào của glucose đã tham gia phản ứng tạo dung dịch màu xanh lam?

b) Trong phản ứng của glucose với Cu(OH)2/ NaOH khi đun nóng, nhóm chức nào của glucose đã tham gia phản ứng tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Chuẩn bị

- Hóa chất: Dung dịch glucose 2%, dung dịch AgNO3 1%, dung dịch NH3 5%

- Dụng cụ: Ống nghiệm, cốc nước nóng khoảng (70 – 80oC), ống hút nhỏ giọt.

Tiến hành:

- Cho vào ống nghiệm 1ml dung dịch AgNO3 1%. Thêm tiếp từ từ từng giọt dung dịch NH3 5% và lắc đều đến khi kết tủa vừa tan hết

- Tiếp tục thêm vào ống nghiệm 1ml dung dịch glucose 2%, lắc đều rồi để ống nghiệm cố định trong cốc nước nóng.

Yêu cầu: Quan sát, mô tả hiện tượng xảy ra và giải thích

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Phản ứng tráng bạc thể hiện tính chất của nhóm chức nào trong phân tử glucose? Vì sao fructose cũng có tính chất này?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Cho vào ống nghiệm 1ml dung dịch glucose 5% và 1 ml nước bromine, lắc đều

Yêu cầu: Mô tả hiện tượng quan sát được

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Phản ứng của glucose với nước bromine thể hiện tính chất của nhóm chức nào trong phân tử chất này?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Nhận xét nào dưới đây là không đúng khi nói về glucose và fructose?

A. Đều tạo được dung dịch màu xnah lam khi tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm

B. Đều tạo được kết tủa đỏ gạch Cu2O khi tác dụng với Cu(OH)2 đun nóng trong môi trường kiềm

C. Đều làm mất màu nước bromine

D. Đều xảy ra phản ứng tráng bạc khi tác dụng với thuốc thử Tollens.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Vì sao không thể phân biệt glucose và fructose qua phản ứng giữa chúng với thuốc thử Tollens nhưng có thể phân biệt qua phản ứng với nước bromine?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Tiến hành Thí nghiệm 1, quan sát hiện tượng xảy ra. Nhận xét và rút ra kết luận.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Tiến hành Thí nghiệm 2 theo hướng dẫn. Nhận xét và giải thích hiện tượng quan sát được sau thí nghiệm.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Tiến hành Thí nghiệm 3 theo hướng dẫn. Nhận xét hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. Vì sao fructose cũng tham gia phản ứng này?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Tiến hành Thí nghiệm 4 theo hướng dẫn. Nêu hiện tượng xảy ra. Giải thích.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Tại sao các phản ứng lên men lại cần nhiệt độ không quá cao?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Có các phát biểu sau:

1) Glucose và fructose không tham gia phản ứng thuỷ phân.

2) Có thể phân biệt glucose và fructose bằng nước bromine.

3) Carbohydrate là những hợp chất hữu cơ tạp chức, thường có công thức chung là Cn(H2O)m.

4) Chất béo không phải là carbohydrate.

Số phát biểu đúng là

A. 1.                              B. 2.                              C. 3.                              D. 4.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Đun nóng dung dịch chứa 10 gam glucose với dung dịch AgNO3 (dư) trong ammonia thấy có kim loại bạc tách ra. Tính khối lượng kim loại bạc tối đa thu được trong thí nghiệm.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Có các phát biểu sau:

1) Glucose và fructose không tham gia phản ứng thủy phân

2) Có thể phân biệt glucose và fructose bằng nước bromine.

3) Carbohydrate là những hợp chất hữu cơ tạp chức, thường có công thức chung là Cn(H2O)m

4) Chất béo không phải là carbohydrate

Số phát biểu đung là

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ trong phân tử glucose có 5 nhóm hydroxyl?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Fructose không có tính chất nào sau đây?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Glucose và fructose đều

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Cho dãy chất: CH3CHO, C2H2, C6H12O6, CH3COOH, HCOOCH3. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là:

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Cho các phát biểu sau:

a) Glucose bị oxi hóa bởi nước bromine thu được gluconic acid

b) Ở dạng mạch hở, fructose có 5 nhóm – OH kề nhau.

c) Glucose tác dụng với CH3/HCl tạo ether

d) Lên men glucose thu được methyl alcohol

e) Có thể phân biệt glucose và fructose bằng thuốc thử Tollens

số phát biểu đúng là:

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Cho 0,9 gam glucose (C6H12O6) tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là:

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Cho 50ml dung dịch glucose chưa rõ nồng độ tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam kết tủa bạc. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của dung dịch glucose đã dùng là

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Lên men dung dịch chứa 300 gam glucose thu được 92 gam ethyl alcohol. Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ethyl alcohol là

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Phản ứng tổng hợp glucose trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng từ ánh sáng mặt trời: 

Cứ trong một phút, mỗi cm2 lá xanh nhận được 0,5 cal năng lượng mặt trời, nhưng chỉ có 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucose. Thời gian để một cây có 1000 lá xanh (diện tích mỗi lá 10 cm2) sản sinh được 18 gam glucose là :

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Phản ứng tổng hợp glucose trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng là 2813 kJ cho mỗi mol glucose tạo thành.

Nếu trong một phút, mỗi cm2 lá xanh nhận được khoảng 2,09 J năng lượng mặt trời, nhưng chỉ 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucose. Với một ngày nắng (từ 6h00 – 17h00) diện tích lá xanh là 1 m2, lượng glucose tổng hợp được bao nhiêu?

Xem lời giải >>