Đề bài

a) Số 2 020 là số liền sau của số nào? Là số liền trước của số nào?

b) Cho số tự nhiên a khác 0. Số liền trước của a là số nào? Số liền sau của a là số nào?

c) Trong các số tự nhiên, số nào không có số liền sau? Số nào không có số liền trước?

Phương pháp giải

Nếu \(a \in N\)thì \(a\) và \(a + 1\) gọi là hai số tự nhiên liên tiếp; \(a + 1\) là số liền sau của \(a\) và \(a\) là số liền trước của \(a + 1\).

Lời giải của GV Loigiaihay.com

a) Số 2 020 là số liền sau của số 2 019 và là số liền trước của sô 2 021.

b) Với số tự nhiên a khác 0, số liền sau của a là a + 1 và số liền trước của a là a – 1 .

c) Trong các số tự nhiên, số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất và không có số liền trước. Mọi số tự nhiên đều có số liền sau.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

a) Số 2 020 là số liền sau của số nào? Là số liền trước của số nào?

b) Cho số tự nhiên a khác 0. Số liền trước của a là số nào? Số liền sau của a là số nào?

c) Trong các số tự nhiên, số nào không có số liền sau? Số nào không có số liền trước?

Xem lời giải >>
Bài 2 :
Tìm tập hợp các số tự nhiên x thỏa mãn: 18-x=5
Xem lời giải >>
Bài 3 :

a) Tập hợp \(\mathbb{N}\) và \({\mathbb{N}^*}\) có gì khác nhau?

b) Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử: C = {\(a \in {\mathbb{N}^*}\)| a < 6 }.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Chọn kí hiệu thuộc \(\left(  \in  \right)\) hoặc không thuộc \(\left(  \notin  \right)\) thay cho mỗi dấu ? .

 

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Thay mỗi chữ cái dưới đây bằng một số tự nhiên phù hợp trong những trường hợp sau:

a) 17, a, b là ba số lẻ liên tiếp tăng dần;

b) m, 101, n, p là bốn số tự nhiên liên tiếp giảm dần.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Cho tập hợp A gồm các số tự nhiên có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 và nhỏ hơn 36. Liệt kê các phần tử của A theo thứ tự giảm dần.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Viết tập hợp các số tự nhiên x thỏa mãn mỗi điều kiện sau:

a) \(x \le 6\);

b) \(35 \le x \le 39\)            

c) \(216 \le x \le 219\)

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

a) Nếu x \(\in N\) thì x \(\in N^*\).

b) Nếu x \(\in N^*\) thì x \(\in N\).

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Số liền trước 49 là:

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Gọi A là tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số, trong đó chữ số hàng đơn vị lớn hơn chữ số hàng chục là 3. Hãy mô tả tập hợp A bằng cách liệt kê các phần tử của nó.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

 Cho tập hợp P = {0; 4; 9}. Hãy viết các số tự nhiên:

a) Có ba chữ số và tập hợp các chữ số của nó là tập P;

b) Có ba chữ số lấy trong tập P

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Viết tập hợp X = {\(x \in {\mathbb{N}^*}|16 \le x < 21\)} bằng cách liệt kê các phần tử.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Cho bốn tập hợp: A = {x ∈ N| x chẵn và x < 10}, B = {x ∈ N | x chẵn và x ≤ 10}, 

C = {x ∈ N* | x chẵn và x < 10} và D = {x ∈ N* | x chẵn và x  ≤  10}. Hãy mô tả các tập hợp đó bằng cách liệt kê các phần tử của chúng.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Cho tập hợp P= \(\{ \frac{1}{x}|x \in N*;x < 5\} \) Hãy viết tập P bằng cách liệt kê các phần tử của nó.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Cho tập hợp P={\(x \in {N^*}|x < 6\)}. Khi đó:

A. \(0 \in P\) và \(6 \in P\);

B. \(0 \in P\) và \(6 \notin P\);

C. \(0 \notin P\) và \(6 \in P\);

D. \(0 \notin P\) và \(6 \notin P\).

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Liệt kê các phần tử của tập hợp sau:

a) M ={\(x \in {\rm{N }}\)| \(10 \le x < 15\)}

b) K ={\(x \in {\rm{N}}{{\rm{ }}^*}\)| \(x \le 3\)}

c) L ={\(x \in {\rm{N }}\)| \(x \le 3\)}.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Gọi A là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 3 và không lớn hơn 7.

a) Viết tập hợp A bằng hai cách: Liệt kê các phần tử và nêu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử.

b) Trong các số tự nhiên nhỏ hơn 10, những số nào không phải phần tử của tập A.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Cho m ∈ N*. Ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần là:

(A) m - 2, m – 1, m;

(B) m - 1, m, m + 1;

(C) m + 1, m, m -1;

(D) m, m – 1, m - 2 

Xem lời giải >>
Bài 19 :

a) Số 2 020 là số liền sau của số nào? Là số liền trước của số nào?

b) Cho số tự nhiên a khác 0. Số liền trước của a là số nào? Số liền sau của a là số nào?

c) Trong các số tự nhiên, số nào không có số liền sau? Số nào không có số liền trước?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Tập hợp \({\mathbb{N}^*}\) được biểu diễn bằng?

Xem lời giải >>