Đề bài

Khi tham gia hình thành liên kết trong các phân tử HF, F2; orbital tham gia xen phủ tạo liên kết của nguyên tử F thuộc về phân lớp nào, có hình dạng gì?

A. Phân lớp 2s, hình cầu.                   

B. Phân lớp 2s, hình số tám nổi.

C. Phân lớp 2p, hình số tám nổi.        

D. Phân lớp 2p, hình cánh hoa.

Phương pháp giải

- Bước 1: Viết cấu hình electron của nguyên tử nitrogen

- Bước 2: Viết cấu hình electron lớp ngoài cùng theo ô lượng tử

- Bước 3: Xác định các electron độc thân sẽ tham gia xen phủ thuộc orbital nào

Lời giải của GV Loigiaihay.com

- Nguyên tử fluorine có 9 electron

→ Cấu hình electron của nguyên tử F là: 1s22s22p5

→ Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử F theo ô lượng tử là:

→ Như vậy 1 orbital p tham gia xen phủ để tạo 1 cặp electron dùng chung trong công thức phân tử HF hoặc F2. Orbital p có hình số tám nổi

→ Đáp án: C

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Lắp ráp mô hình một số phân tử

Chuẩn bị: Bộ lắp ráp mô hình các phân tử CH4, C2H4, C2H2, C2H5OH, CH3COOH.

Tiến hành:

- Chọn hình cầu có màu sắc khác nhau đại diện cho nguyên tử C O, H.

- Lắp các hình cầu và que nối theo mẫu (Hình 12.8).

Quan sát mô hình và cho biết số liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba trong mỗi phân tử.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Sự hình thành liên kết σ và liên kết п khác nhau như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Số liên kết σ và п có trong phân tử C2H4 lần lượt là

A. 4 và 0.                   

B. 2 và 0.                    

C. 1 và 1.                    

D. 5 và 1.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Viết ô orbital của lớp electron ngoài cùng cho nguyên tử H và F. Từ đó chỉ ra những AO nào có thể xen phủ tạo liên kết đơn trong các phân tử H2, F2 và HF.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Viết ô orbital của lớp electron ngoài cùng cho nguyên tử N. Từ đó chỉ ra những AO nào có thể xen phủ tạo liên kết ba trong các phân tử N2.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Xây dựng mô hình phân tử

 

Sử dụng đất sét nặn (hoặc hộp xây dựng mô hình) để tạo hình nguyên tử và các đoạn ống hút để biểu diễn liên kết hóa học. Xây dựng mô hình các phân tử: CH2 = CH2, CHCl = CHCl. Biết rằng các nguyên tử đều nằm trên cùng một mặt phẳng.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Những phát biểu nào sau đây đúng?

(a) Liên kết đôi được tạo nên từ 2 liên kết $\sigma $.

(b) Liên kết ba được tạo nên từ 2 liên kết $\sigma $và 1 liên kết $\pi $.

(c) Liên kết đôi được tạo nên từ 1 liên kết $\sigma $và 1 liên kết $\pi $.

(d) Liên kết đôi được tạo nên từ 1 liên kết $\sigma $và 2 liên kết $\pi $.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

 Viết công thức Lewis cho các phân tử H2O và CH4. Mỗi phân tử này có bao nhiêu cặp electron hóa trị riêng?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Thế nào là liên kết đơn, liên kết đôi và liên kết ba?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Quan sát các Hình từ 10.5 đến 10.8, cho biết liên kết nào trong mỗi phân tử được tạo thành bởi sự xen phủ trục hoặc xen phủ bên của các orbital

 

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Mô tả sự hình thành liên kết σ.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Mô tả sự hình thành liên kết п

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Quan sát Hình 10.8, hãy so sánh sự hình thành liên kết σ và liên kết п

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Theo em, thế nào là liên kết bội? Phân tử nào dưới đây có chứa liên kết bội: Cl2, HCl, O2 và N2?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Sự xen phủ có sự tham gia của orbital nào luôn là xen phủ trục?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Số liên kết σ và liên kết п trong mỗi liên kết đơn, liên kết đôi và liên kết ba lần lượt bằng bao nhiêu?

Xem lời giải >>
Bài 17 : Vẽ sơ đồ xen phủ orbital giữa 2 nguyên tử carbon hình thành liên kết đôi trong phân tử ethylene (C2H4).
Xem lời giải >>
Bài 18 :

Sự xen phủ giữa hai orbital p trong trường hợp nào sẽ tạo thành liên kết σ? Trong trường hợp nào sẽ tạo thành liên kết п? Cho ví dụ.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Cho biết số liên kết σ và liên kết п trong phân tử acetylene (C2H2).

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Năng lượng liên kết của các hydrogen halide được liệt kê trong bảng sau:

Sắp xếp theo chiều tăng dần độ bền liên kết trong các phân tử HF, HCl, HBr và HI

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Xét phân tử CO2, những phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Liên kết giữa hai nguyên tử C và O là liên kết cộng hoá trị không phân cực.

B. Liên kết giữa hai nguyên tử C và O là liên kết cộng hoá trị phân cực.

C. Phân tử CO2 có 4 electron hoá trị riêng.

D. Phân tử CO2 có 4 cặp electron hoá trị riêng.

E. Trong phân tử CO2 có 3 liên kết σ và 1 liên kết π.

G. Trong phân tử CO2 có 2 liên kết σ và 2 liên kết π.

H. Trong phân tử CO2 có 1 liên kết σ và 3 liên kết π

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Số lượng electron tham gia hình thành liên kết đơn, đôi và ba lần lượt là:

A. 1, 2 và 3.         

B. 2, 4 và 6.         

C. 1, 3 và 5.          

D. 2, 3 và 4.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Chỉ có các AO có hình dạng giống nhau mới xen phủ với nhau để tạo liên kết.

B. Khi hình thành liên kết cộng hoá trị giữa hai nguyên tử, luôn có một liên kết σ.

C. Liên kết σ bền vững hơn liên kết π.

D. Có hai kiểu xen phủ hình thành liên kết là xen phủ trục và xen phủ bên.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Liên kết trong phân tử nào dưới đây không được hình thành do sự xen phủ giữa các orbital cùng loại (ví dụ cùng là orbital s, hoặc cùng là orbital p)?

A. Cl2.                   B. H2.                    C. NH3.                  D. Br2.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Số orbital của cả hai nguyên tử N tham gia xen phủ tạo liên kết trong phân tử N2 là

A. 3.                      B. 4.                      C. 5.                      D. 6.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Số liên kết σ và π có trong phân tử C2H2 lần lượt là

A. 2 và 3.                   

B. 3 và 1.                    

C. 2 và 2.                    

D. 3 và 2

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Các liên kết trong phân tử oxygen gồm

A. 2 liên kết π.                                               

B. 2 liên kết σ.           

C. 1 liên kết σ, 1 liên kết π.               

D. 1 liên kết σ.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital s-p?

A. H2.             

B. Cl2.            

C. NH3.                      

D. O2.

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital s-s?

A. H2.             

B. Cl2.            

C. NH3.                      

D. HCl.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital p-p?

A. H2.             

B. Cl2.            

C. NH3.                      

D. HCl.

Xem lời giải >>