Đề bài

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Lưu huỳnh là một nguyên tố phi kim, chỉ có tính oxi hoá.

B. Khi tham gia phản ứng, lưu huỳnh thể hiện tính oxi hoá hoặc tính khử.

C. Ở điều kiện thường, lưu huỳnh là chất rắn, màu vàng, không tan trong nước.

D. Ở điều kiện thường, lưu huỳnh tồn tại dạng phân tử tám nguyên tử (S8).

Phương pháp giải

- Tính chất vật lí: sulfur là chất rắn màu vàng, không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

-Tính chất hóa học: Sulfur vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

- Ở dạng phân tử, sulfur gồm 8 nguyên tử liên kết cộng hoá trị với nhau tạo thành mạch vòng.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Lưu huỳnh là một nguyên tố phi kim, vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

→ Chọn A.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Trong công nghiệp, sulfur là nguyên liệu ban đầu, còn sulfur dioxide là hợp chất trung gian trong quá trình sản xuất sulfuric acid. Bên cạnh đó, sulfur dioxide cũng là một tác nhân gây ô nhiễm không khí.

Vậy, tính chất cơ bản của sulfur, sulfur dioxide là gì và làm thế nào để giảm thiểu tác hại của sulfur dioxide đối với môi trường?

 
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Trong tinh thể sulfur, các phân tử S8 tương tác với nhau bằng lực Van Der Waals yếu. Hãy dự đoán về nhiệt độ nóng chảy (cao hay thấp) của đơn chất sulfur.

 
Xem lời giải >>
Bài 3 :

Sulfur (lưu huỳnh) còn được gọi là lưu hoàng, sinh diêm vàng, diêm sinh, đã được biết đến từ thời cổ đại. Nguyên tố sulfur có những tính chất gì và được ứng dụng vào sản xuất, đời sống của con người như thế nào?

 
Xem lời giải >>
Bài 4 :

Quan sát Hình 6.1 và 6.2, hãy cho biết trong tự nhiên, sulfur tồn tại ở những dạng đơn chất nào?

 
Xem lời giải >>
Bài 5 :

Quan sát Hình 6.3, hãy nêu một số tính chất vật lí của sulfur.

 
Xem lời giải >>
Bài 6 :

Quan sát Hình 6.4, mô tả cấu tạo phân tử sulfur.

 
Xem lời giải >>
Bài 7 :

Tính chất nào sau đây không phải tính chất vật lí của sulfur?

A. Màu vàng ở điều kiện thường.                               B. Thể rắn ở điều kiện thường.

C. Không tan trong benzene.                                       D. Không tan trong nước.

 
Xem lời giải >>
Bài 8 :

Việc lạm dụng sulfur để bảo quản dược liệu, thực phẩm khô,… có thể gây hại đến sức khỏe. Vì sao?

 
Xem lời giải >>
Bài 9 :

Trong tự nhiên, nguyên tố sulfur tồn tại ở dạng hợp chất dễ tan hay khó tan trong nước?

 
Xem lời giải >>
Bài 10 :

Thành phần chính của khí thiên nhiên là các hydrocarbon như methane (khoảng 80 - 85%), ethane, propane, butane cùng lượng nhỏ các khí carbon dioxide, hydrogen sulfide, nitrogen. Thành phần chính của than là carbon, ngoài ra còn có một số hợp chất của các nguyên tố H, S, O, N,...

Khi sử dụng khí thiên nhiên hoặc than làm nhiên liệu đều thải vào không khí các chất khí gây ô nhiễm. Giải thích.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Phân tử sulfur, S8, có cấu tạo như Hình 6.

a) Giải thích vì sao phân tử này không phân cực.

b) Những phát biểu nào dưới đây là phù hợp với tính không phân cực của sulfur

(b1) Hầu như không tan trong nước.                                                                     
(b2) Tan nhiều trong dung môi ethanol.
(b3) Tan tốt trong dung môi không phân cực như carbon disulfide (CS2).
(b4) Có tính sát khuẩn.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Lưu huỳnh là nguyên liệu quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp như sản xuất H2SO4, lưu hoá cao su, chế tạo diêm, sản xuất chất tẩy trắng, ... Hãy cho biết trong tự nhiên có những nguồn cung cấp lưu huỳnh nào.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Lưu huỳnh có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất. Người ta dùng lưu huỳnh để bảo quản thuốc bắc cũng như bảo quản hoa quả tươi lâu hơn. Hãy giải thích điều này. Việc làm này có gây hại gì cho sức khỏe con người không?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Hãy cho biết một phân tử lưu huỳnh ở trạng thái hơi (900 °C) gồm bao nhiêu nguyên tử, biết tỉ khối lưu huỳnh so với không khí ở 900 °C bằng 2,207. Từ đó nêu công thức phân tử của hơi lưu huỳnh ở 900 °C.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Hãy nêu phương pháp tách riêng bột lưu huỳnh và bột sắt ra khỏi hỗn hợp.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Trong số các chất khí: SO2, CO2, O2, N2 khí tan tốt trong nước ở điều kiện thường là

A. O2.                            B. CO2.                         C. SO2.                          D. N2.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Ở điều kiện thường, sulfur tồn tại ở dạng tinh thể, được tạo nên từ các phân tử sulfur. Số nguyên tử trong mỗi phân tử sulfur là

A.2.                               B. 4.                              C. 6.                              D. 8.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Thạch cao sống là một dạng tồn tại phổ biến của sulfur trong tự nhiên, được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất xi măng, phấn viết bảng,... Công thức của thạch cao sống là

A. BaSO4.                                                           B. CaSO4.2H2O.

C. MgSO4.                                                          D. CuSO4.5H2O.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Trong tự nhiên, đồng vị của sulfur chiếm thành phần nhiều nhất là

A. 34S.                           B. 32S.                           C. 36S.                           D. 33S.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Sulfur được dân gian sử dụng để pha chế vào thuốc trị các bệnh ngoài da. Tên gọi dân gian của sulfur là

A. diêm sinh.                B. đá vôi.                      C. phèn chua.                D. giấm ăn.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Ở thể lỏng, chất nào sau đây có dạng sánh như dầu do tồn tại liên kết hydrogen rất mạnh giữa các phân tử?

A. HF.                           B. H2SO4.                      C. H2O.                         D. CH3COOH.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Chất nào sau đây không bay hơi ở điều kiện thường do có nhiệt độ sôi rất cao (337 °C)?

A. H2O.                         B. HNO3.                      C. NH3.                         D. H2SO4.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Nguyên tố sulfur có số hiệu nguyên tử là 16, trong bảng tuần hoàn, sulfur thuộc nhóm nào?

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Sulfur là chất rắn có màu

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Phát biểu nào sau đây không chính xác.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Nguyên tố sulfur có số hiệu nguyên tử là 16. Vị trí của sulfur trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

Xem lời giải >>