Đề bài

N2O4(l) + 2N2H4(l) → 3N2(g) + 4H2O(g)

Biết enthalpy tạo thành chuẩn của các chất được trình bày trong bảng sau:

Chất

N2O4(l)

N2H4(l)

H2O(g)

\[{\Delta _{\rm{f}}}{\rm{H}}_{298}^0\](kJ/mol)

-19,56

50,63

-241,82

a) Tính nhiệt đốt cháy 1 kg hỗn hợp lỏng gồm N2O4 và N2H4.

b) Tại sao hỗn hợp lỏng (N2O4 và N2H4) được dùng làm nhiên liệu tên lửa?

Phương pháp giải

Tính nhiệt phản ứng theo công thức: \[{\Delta _r}H_{298}^0 = \sum {\Delta _f}H_{298}^0(sp) - \sum {\Delta _f}H_{298}^0(tg)\]

Lời giải của GV Loigiaihay.com

\[\begin{array}{l}{\rm{a) }}{{\rm{N}}_{\rm{2}}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}\left( {\rm{l}} \right){\rm{  +  2}}{{\rm{N}}_{\rm{2}}}{{\rm{H}}_{\rm{4}}}\left( {\rm{l}} \right){\rm{ }} \to {\rm{ 3}}{{\rm{N}}_{\rm{2}}}\left( {\rm{g}} \right){\rm{  +  4}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\left( {\rm{g}} \right)\\{\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{0}} = 4 \times {\Delta _{\rm{f}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{0}}({{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}) - [{\Delta _{\rm{f}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{0}}({{\rm{N}}_{\rm{2}}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}) + 2 \times {\Delta _{\rm{f}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{0}}({{\rm{N}}_{\rm{2}}}{{\rm{H}}_{\rm{4}}})]\\{\rm{            =  }}4 \times ( - 241,82) - [( - 19,56) + 2 \times 50,63]{\rm{  =   }} - 1048,98{\rm{ (kJ)}}\end{array}\]

Trong 1 kg hỗn hợp (tỉ lệ 1 mol N2O4 và  2mol N2H4), ta có: \[{{\rm{n}}_{{\rm{hh}}}} = \frac{{1000}}{{92 + 2 \times 32}} = \frac{{250}}{{39}}{\rm{ (mol)}}\]

Theo phương trình hóa học, nhiệt tỏa ra khi đốt cháy 1 mol N2O4 và  2 mol N2H4 là 1048,98 kJ.

=> Nhiệt tỏa ra khi đốt cháy 1 kg hỗn hợp lỏng gồm N2O4 và N2H4:

\[1048,98 \times \frac{{250}}{{39}} \approx 6724,23{\rm{ (kJ)}}\]

b) Quá trình đốt cháy hỗn hợp lỏng (N2O4 và N2H4) tỏa nhiệt mạnh và giải phóng một lượng lớn khí nên hợp lỏng (N2O4 và N2H4) được dùng làm nhiên liệu tên lửa.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

1. Giải thích nguyên nhân phát thải NOx từ hoạt động giao thông vận tải, nhà máy nhiệt điện, luyện kim, đốt nhiên liệu. Đề xuất các biện pháp nhằm cắt giảm các nguồn phát thải đó.

2. Sưu tầm hình ảnh về ảnh hưởng của mưa acid đối với môi trường. Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ gây mưa acid.

 
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Nitrogen tạo những hợp chất nào với oxygen? Chúng được hình thành từ đâu và có những tính chất gì?

 
Xem lời giải >>
Bài 3 :

Cho biết số oxi hoá của nitrogen trong mỗi phân tử và ion sau: NH3,NH4+, N2, N2O, NO, NO2, HNO2, HNO3.

 
Xem lời giải >>
Bài 4 :

Quá trình đốt cháy nhiên liệu trong ô tô sinh ra nhiều khí như SO2, CO, NO. Từ năm 1975, người ta thiết kế “bộ chuyển đổi xúc tác” trong hệ thống xả khí của ô tô (và cả trong máy phát điện) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phản ứng:

2CO(g) + 2NO(g) → 2CO2(g) +N2(g)

a) Cho biết ý nghĩa của phản ứng trên đối với môi trường.

b) Trong phản ứng trên, chất nào là chất oxi hoá, chất nào là chất khử? Giải thích.

c) Giá trị enthalpy tạo thành chuẩn của CO(g), NO(g), CO2(g) lần lượt là –110,5; 91,3; –393,5 (kJ.mol-l). Hãy tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên. Phản ứng trên có thuận lợi về mặt năng lượng không? Giải thích.

 
Xem lời giải >>
Bài 5 :

Hãy đề xuất một số biện pháp làm giảm tác hại của mưa acid đối với đời sống của thực vật, vật nuôi và con người.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Hiện tượng mưa acid là do không khí bị ô nhiễm bởi các khí nào sau đây?

A. SO2, NO, NO2.

B. NO, CO, CO2.

C. CH4, HCl, CO.

D. Cl2, CH4, SO2.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Trong quá trình sản xuất tơ, mỗi năm có hàng triệu tấn cyclohexanone (C6H10O) được cho phản ứng với HNO3 để tạo adipic acid (C6H10O4) theo phản ứng:

\[{C_6}{H_{10}}O + HN{O_3} \to {C_6}{H_{10}}{O_4} + {N_2}O + {H_2}O\]

a) Cân bằng phương trình hóa học của phản ứng trên theo phương pháp thăng bằng electron

b) Cho biết vai trò của HNO3 trong phản ứng trên. Giải thích

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Xét cân bằng tạo ra nitrogen(II) oxide ở nhiệt độ 2 000 °C:

\({{\rm{N}}_{\rm{2}}}\left( {\rm{g}} \right){\rm{ }} + {\rm{ }}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}\left( {\rm{g}} \right) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {\rm{ 2NO}}\left( {\rm{g}} \right){\rm{  }}{{\rm{K}}_{\rm{C}}} = {\rm{ }}4,{10.10^{ - 4}}\)

Ở trạng thái cân bằng, biểu thức nào sau đây có giá trị bằng KC?

A. \(\frac{{{{[{\rm{NO}}]}^2}}}{{[{{\rm{N}}_{\rm{2}}}][{{\rm{O}}_{\rm{2}}}]}}\).                                                                            B. \(\frac{{[{\rm{NO}}]}}{{[{{\rm{N}}_{\rm{2}}}][{{\rm{O}}_{\rm{2}}}]}}\).

C. \(\frac{{[{{\rm{N}}_{\rm{2}}}][{{\rm{O}}_{\rm{2}}}]}}{{{{[{\rm{NO}}]}^2}}}\).                                                                            D. \(\frac{{[{\rm{NO}}]}}{{[{{\rm{N}}_{\rm{2}}}]}}\).

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Xét phản ứng trong quá trình tạo ra NOx nhiệt:

\({{\rm{N}}_{\rm{2}}}\left( {\rm{g}} \right){\rm{ }} + {\rm{ }}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}\left( {\rm{g}} \right){\rm{ }} \to {\rm{ 2NO}}\left( {\rm{g}} \right){\rm{ }}{\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{298}^0 = {\rm{ }}180,6{\rm{ kJ}}\)

Nhiệt tạo thành chuẩn của NO(g) là

A. 180,6 kJ/mol.                                                 B. -180,6 kJ/mol.

C.-90,3 kJ/mol.                                                  D. 90,3 kJ/mol.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Nitrogen monoxide được tạo thành khi mưa dông kèm theo sấm sét do phản ứng giữa nitrogen và oxygen trong không khí được gọi là

A. NOx nhiên liệu.                                             B. NOx tức thời.

C. NOx tự nhiên.                                                 D. NOx nhiệt.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Oxide của nitrogen được tạo thành khi nitrogen trong không khí tác dụng với các gốc tự do được gọi là

A. NOx nhiệt.                                                     B. NOx tức thời.

C. NOx tự nhiên.                                                 D. NOx nhiên liệu.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Oxide của nitrogen được tạo thành khi nguyên tố nitrogen trong nhiên liệu hoặc sinh khối kết hợp với oxygen dư thừa trong không khí được gọi là

A. NOx nhiên liệu.                                             B. NOx tự nhiên.

C. NOx tức thời.                                                 D. NOx nhiệt.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Oxide của nitrogen được tạo thành ở nhiệt độ rất cao, khi nitrogen có trong không khí bị oxi hoá được gọi là

A. NOx tức thời.                                                 B. NOx nhiệt.

C. NOx nhiên liệu.                                              D. NOx tự nhiên.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Cho các chất khí sau: H2S, NO, NO2, SO2.

Số khí gây ô nhiễm môi trường khi phát thải vào không khí là

A. 1.                              B. 4.                              C. 3.                              D. 2.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Quá trình đốt cháy hồn hợp hơi nhiên liệu và không khí trong động cơ khi đánh tia lửa điện sinh ra khí NO, một tác nhân gây ô nhiễm không khí. Tên gọi của NO là

A. ammonia.                                                       B. nitrogen dioxide.

C. nitrogen monoxide.                                       D. nitrogen.

Xem lời giải >>
Bài 16 : Khí không màu hóa nâu trong không khí là

A. N2O                             

B. NO                            

C. NH3                  

D. NO2

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Viết PTHH thực hiện dãy sau: N2→ NO → NO2→ HNO3 → KNO3

Xem lời giải >>
Bài 18 : Trong những cơn mưa dông kèm sấm sét, nitrogen kết hợp trực tiếp với oxygen tạo thành sản phẩm là

A. NO                         

B. N2O                       

C. NH3                       

D. NO2

Xem lời giải >>
Bài 19 : Công thức hóa học của diêm tiêu Chile là:

A. Ca(NO3)2               

B. NH4NO3                

C. NH4Cl                    

D. NaNO3

Xem lời giải >>
Bài 20 : Xét phản ứng trong quá trình tạo ra NOx nhiệt:

\({N_2}(g) + {O_2}(g) \to 2NO(g)\)              \({\Delta _r}H_{298}^o = 180,6kJ\)

Nhiệt tạo thành chuẩn của NO(g) là

A. 180,6 kJ/mol                                 

B. -180,6 kJ/mol

C. -90,3 kJ/mol                                  

D. 90,3 kJ/mol

Xem lời giải >>
Bài 21 : Quá trình đốt cháy hỗn hợp hơi nhiên liệu và không khí trong động cơ khi đánh tia lửa điện sinh ra khí NO, một tác nhân gây ô nhiễm không khí. Tên gọi của NO là:

A. Ammonia.                   

B. Nitrogen dioxide.    

C. Nitrogen monoxide.                                   

D. Nitrogen.

Xem lời giải >>
Bài 22 : Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và H2SO4 loãng giải phóng khí X (không màu, dễ hóa nâu trong không khí). Khí X là

A. NO             

B. NO2                       

C. N2O                       

D. NH3

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Trong các oxide của nitrogen thì oxide được điều chế trực tiếp từ phản ứng của nitrogen với oxygen là:

Xem lời giải >>
Bài 24 :

N2 phản ứng với O2 tạo thành NO ở điều kiện nào dưới đây?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Oxide phổ biến của nitrogen trong không khí là

Xem lời giải >>