2K7 TOÀN QUỐC! THI THỬ "MIỄN PHÍ" ĐGNL & ĐGTD 2025

THI THỬ ĐIỂM THẬT - NHẬN ĐIỂM NGAY SAU KHI KẾT THÚC ĐỢT THI

  • Bắt đầu sau
  • 6

    Giờ

  • 12

    Phút

  • 58

    Giây

Xem chi tiết
Đề bài

Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây.

A. Phân tử là một nhóm gồm hai hay nhiều nguyên tử.

B. Phân tử là một nhóm gồm hai hay nhiều nguyên tử giống nhau liên kết với nhau.

C. Phân tử là một tập hợp gồm hai hay nhiều nguyên tử.

D. Phân tử là một nhóm gồm hai hay nhiều nguyên tử gắn kết với nhau bằng liên kết hoá học.

Phương pháp giải

Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.

+ Khí oxygen (O2) là phân tử được tạo bởi 2 nguyên tử thuộc cùng nguyên tố oxygen.

+ Phân tử potassium chloride (KCl) được tạo bởi hai nguyên tử của nguyên tố potassium và nguyên tố chlorine.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau. Các nguyên tử giống nhau hoặc khác nhau có thể liên kết với nhau tạo thành phân tử. Số nguyên tử tạo liên kết hóa học thành phân tử có thể là hai hoặc nhiều hơn hai nguyên tử.

→  A, B, C chưa chính xác.

→ Chọn D.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Chúng ta cảm nhận được mùi thơm của nhiều loại hoa, quả chín là do một số chất có trong hoa, quả chín tách ra những hạt rất nhỏ, lan tỏa vào không khí, tác động lên khứu giác của con người. Những hạt như vậy được gọi là phân tử. Vậy phân tử là gì?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Giải thích một số hiện tượng sau:

a) Khi mở lọ nước hoa hoặc mở lọ đựng một số loại tinh dầu sẽ ngửi thấy có mùi thơm

b) Quần áo sau khi giặt xong, phơi trong không khí một thời gian sẽ khô

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Khi nói về nước, có hai ý kiến như sau:

(1) Phân tử nước trong nước đá, nước lỏng và hơi nước là giống nhau

(2) Phân tử nước trong nước đá, nước lỏng và hơi nước là khác nhau

Theo em, ý kiến nào là đúng? Vì sao

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Phát biểu nào sau đây là đúng?

(1) Trong một phân tử, các nguyên tử luôn giống nhau

(2) Trong một phân tử, các nguyên tử luôn khác nhau

(3) Trong một phân tử, các nguyên tử có thể giống nhau hoặc khác nhau

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Một số nhiên liệu như xăng, dầu,…dễ tách ra các phân tử và lan tỏa trong không khí. Theo em, cần bảo quản các nhiên liệu trên như thế nào để bảo đảm an toàn?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Dựa vào hình 4.3, tính khối lượng phân tử của fluorine và methane.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Phân loại chất

Mô hình hạt của đồng ở thể rắn, khí oxygen, khí hiếm helium, khí carbon dioxide và muối ăn ở thể rắn được biểu diễn trong Hình 5.1 

Lưu ý: Nguyên tử được biểu diễn bằng các quả cầu. Các nguyên tử cùng màu thuộc cùng một nguyên tố hóa học, các nguyên tử khác màu thuộc các nguyên tố hóa học khác nhau.

Quan sát các mô hình trong Hình 5.1, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu sau:

Dựa vào thành phần nguyên tố, em hãy phân loại các chất trên thành 2 loại: chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học và chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Tượng đồng, nhiên liệu hydrogen, đồ trang sức bằng kim cương trong Hình 5.2 là ví dụ về ứng dụng của đồng, hydrogen và carbon. Em hãy kể ra các ứng dụng khác của đồng, hydrogen và carbon mà em biết.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Sử dụng giá trị khối lượng nguyên tử của một số nguyên tố trong bảng tuần hoàn để tính khối lượng phân tử của các chất được biểu diễn trong Hình 5.3a và Hình 5.3b

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Quan sát Hình 5.1 và cho biết hạt hợp thành của chất nào được tạo từ một nguyên tố hóa học. Hạt hợp thành của chất nào được tạo từ nhiều nguyên tố hóa học?

Xem lời giải >>
Bài 11 : Tương tự Ví dụ 1, em hãy mô tả một số phân tử được tạo thành từ 1 nguyên tố hóa học, 2 nguyên tố hóa học
Xem lời giải >>
Bài 12 :

Có nhiều loại bình chữa cháy, hình bên là một loại bình chữa cháy chứa chất khí đã được hóa lỏng. Loại bình này dùng để dập tắt hiệu quả các đám cháy nhỏ, nơi kín gió. Ưu điểm của nó là không lưu lại chất chữa cháy trên đồ vật.

Theo em, trong bình có chứa phân tử chất khí gì? Phân tử đó gồm những nguyên tố nào? Số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử chất khí này là bao nhiêu?

 

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Em hãy đề xuất cách tính khối lượng phân tử của mỗi chất ở Hình 5.3

 

Xem lời giải >>
Bài 14 : Khối lượng nguyên tử của oxygen bằng 16 amu. Phân tử khí oxygen gồm 2 nguyên tử oxygen sẽ có khối lượng phân tử bằng bao nhiêu?
Xem lời giải >>
Bài 15 : Muối ăn có thành phần chính là sodium chloride. Phân tử sodium chloride gồm 1 nguyên tử sodium và 1 nguyên tử chloride. Em hãy tính khối lượng phân tử của sodium chloride
Xem lời giải >>
Bài 16 :

Đá vôi có thành phần chính là calcium carbonate. Phân tử calcium carbonate gồm 1 nguyên tử calcium, 1 nguyên tử carbon và 3 nguyên tử oxygen. Tính khối lượng phân tử của calcium carbonate. Hãy nêu một số ứng dụng của đá vôi

 

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Trong nước rửa tay khô có thành phần chính là chất gì? Khối lượng phân tử của chất đó là bao nhiêu?

 

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Có các mẫu chất như hình bên:

 

Hãy cho biết mỗi chất đó được tạo bởi loại phân tử gì? Iodine và potassium iodide có nhiều ứng dụng trong đời sống. Tìm hiểu qua sách báo và internet, em hãy cho biết một số ứng dụng của các chất này.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Hoàn thành bảng sau:

Chất

Phân tử đơn chất

Phân tử hợp chất

Khối lượng phân tử

Phân tử carbon monoxide gồm 1 nguyên tử carbon và 1 nguyên tử oxygen

?

?

?

Phân tử calcium oxide gồm 1 nguyên tử calcium và 1 nguyên tử oxygen

?

?

?

Phân tử ozone gồm 3 nguyên tử oxygen

?

?

?

Phân tử nitrogen dioxide gồm 1 nguyên tử nitrogen và 2 nguyên tử oxygen

?

?

?

Phân tử acetic acid (có trong giấm ăn) gồm 2 nguyên tử carbon, 4 nguyên tử hydrogen và 2 nguyên tử oxygen

?

?

?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Tính khối lượng của mỗi phân tử sau:

a) Phân tử sulfur trioxide gồm một nguyên tử sulfur và ba nguyên tử oxygen.

b) Phân tử ethanol gồm hai nguyên tử carbon, sáu nguyên tử hydrogen và một

nguyên tử oxygen.

c) Phân tử acetic acid gồm hai nguyên tử carbon, bốn nguyên tử hydrogen và hai nguyên tử oxygen.

d) Phân tử aminoacetic acid (glycine) gồm hai nguyên tử carbon, năm nguyên tử hydrogen, hai nguyên tử oxygen và một nguyên tử nitrogen.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Phân tử glycerol chứa ba nguyên tử carbon, tám nguyên tử hydrogen và ba nguyên tử oxygen. Khối lượng phân tử của glycerol là

A. 14 amu.                   B.29 amu.                    C. 92 amu.                   D. 42 amu.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Tính khối lượng của mỗi phân tử sau:

(1) Phân tử nitrogen gồm hai nguyên tử nitrogen;

(2) Phân tử carbon monoxide gồm một nguyên tử carbon và một nguyên tử oxygen;

(3) Phân tử ethene có hai nguyên tử carbon và bốn nguyên tử hydrogen.

Hãy nêu nhận xét từ các kết quả thu được.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Quan sát hình 4, chọn từ/ cụm từ hoặc tỉ số thích hợp trong khung để điền vào chỗ ..... trong đoạn thông tin sau:

nguyên tố, đường thẳng, 1:1, 1:2, 1:3, gấp khúc, nguyên tử

Phân tử nước và phân tử carbon dioxide giống nhau ở chỗ đều gồm ba ...(1)... thuộc hai ...(2)... liên kết với nhau theo tỉ lệ ...(3)... Hình dạng của hai phân tử này là khác nhau, phân tử nước có dạng ...(4).., phân tử carbon dioxide có dạng ...(5)...

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Cho khí methane vào bình kín, nung nóng ở nhiệt độ cao trong một thời gian thích hợp thì thu được carbon và khí hydrogen. Hãy cho biết methane là đơn chất hay hợp chất.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Nêu các ví dụ về phân tử được tạo thành từ

a) Hai nguyên tử của cùng một nguyên tố.

b) Hai nguyên tử của hai nguyên tố khác nhau.

c) Ba nguyên tử của hai nguyên tố khác nhau.

Vẽ mô hình phân tử để minh hoạ cho mỗi ví dụ trên.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Các phân tử có số nguyên tử bằng nhau thì có khối lượng phân tử bằng nhau.

B. Các phân tử có khối lượng bằng nhau thì có số nguyên tử như nhau.

C. Các phân tử có khối lượng và số nguyên tử bằng nhau thì thuộc cùng một chất.

D. Các phân tử của một chất có khối lượng phân tử và số nguyên tử bằng nhau.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Tìm hiểu trên internet, hãy kể tên 3 hợp chất có trong nước biển.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Vì sao phải dùng “muối i-ốt” thay cho muối ăn thông thường? Ngoài hợp chất sodium chloride, trong “muối i-ốt” còn có chứa phân tử gì? Em hãy tính khối lượng phân tử của phân tử đó.

 

Xem lời giải >>
Bài 29 :

a) Chất tạo bởi nguyên tố H và O là đơn chất hay hợp chất? Tên gọi của chất này là gì?

b) Hãy liệt kê các đơn chất và hợp chất được tạo ra từ 2 nguyên tố C và O.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Có các hình mô phỏng các chất sau:

Em hãy cho biết hình nào mô phỏng cho đơn chất, hình nào mô phỏng cho hợp chất.

Xem lời giải >>