Đề bài

Bài viết Về bài ca dao "Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng..." này đã đề cập đến những nét độc đáo nào của bài ca dao?

Phương pháp giải

Em xét xem cả về nội dung và nghệ thuật của văn bản có gì đặc sắc.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

Những nét độc đáo nào của bài ca dao:

- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật độc đáo: Hai dòng thơ đầu được kéo dài tới 12 tiếng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như đối xứng, điệp ngữ, điệp từ, ngôn ngữ mang màu sắc địa phương.

- Bài ca dao có nhiều cách hiểu ở hai dòng thơ cuối: Hai dòng thơ cuối có thể là lời của cô gái nhưng cũng có thể là lời của chàng trai, từ đó tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau về ý nghĩa của câu ca dao.

Cách 2

Bài viết đã đề cập đến những nét độc đáo của bài ca dao là:

- Sử dụng biện pháp nghệ thuật độc đáo:

  • Câu thơ dài như câu văn (có đến 12 chữ trên 1 dòng thơ)
  • Biện pháp tu từ đối xứng (bên ni - bên tê; mênh mông - bát ngát)
  • Biện pháp tu từ điệp ngữ (đứng bên, ngó bên...)
  • Biện pháp tu từ so sánh (thân em - chẽn lúa)
  • Sử dụng các từ ngữ mang màu sắc địa phương (ni, tê)
  • Dùng hàng loạt các từ láy tượng hình (mênh mông, bát ngát, đòng đòng, phất phơ)

- Sử dụng lối nói có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau ở 2 câu thơ cuối:

  • Cách hiểu 1: đây là lời của chàng trai, ngợi khen về dáng vẻ mảnh mai, nhỏ nhắn, đáng yêu, tràn đầy sức sống của cô gái khi đứng giữa cánh đồng
  • Cách hiểu 2: đây là lời của cô gái, đang kể về thân phận mình, nhỏ bé, mong manh như những bông lúa non đung đưa trước gió
Cách 3

Nét đặc sắc của bài ca dao nằm ở:

- Hai dòng thơ đầu kéo dài tới 12 tiếng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như đối xứng, điệp từ, điệp ngữ; ngôn ngữ đầy màu sắc địa phương.

- Hai dòng thơ sau có hai cách hiểu: Lời của cô gái nhân buổi sáng đi thăm đồng, lòng phơi phới ngắn nhìn cánh đồng quê tràn đầy sức sống. Lời của chàng trai mở lời ngợi ca cánh đồng hay cũng có thể là ngợi ca cô gái mà anh thầm yêu.