Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) về một chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm - nói tránh.
Chọn một chủ đề tự do và viết đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm - nói tránh.
Lan và tôi rất thân nhau, tôi vẫn hay đùa rằng bạn ấy cao như cây chuối hột. Dù trên lớp hay ở nhà, hầu như lúc nào chúng tôi cũng dính với nhau như hình với bóng. Làm bài tập cùng nhau, chơi thể thao cùng nhau, xem phim cùng nhau. Cô giáo và các bạn trong lớp hay đùa rằng chúng tôi là chị em song sinh. Tháng vừa rồi, bố Lan chuyển công tác đột xuất nên gia đình bạn phải chuyển đi nơi khác. Ngày bạn lên đường theo gia đình đi xa tôi chỉ biết chúc bạn bình yên mà nước mắt rơi như mưa. Sau này, dù có phải đi lên đến tận trời, tôi cũng sẽ nhất định tìm gặp lại bạn.
=> Biện pháp tu từ nói quá: cao như cây chuối hột
Các bài tập cùng chuyên đề
Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nào trong những dòng thơ sau đây? Nêu tác dụng của biện pháp tu tu đó.
Một ngày hoà bình
Anh không về nữa
Hãy tìm thêm một số ví dụ ngoài bài thơ Đồng dao mùa xuân có sử dụng biện pháp tu từ được dùng trong hai dòng thơ Một ngày hòa bình/ Anh không về nữa
Xác định biện pháp tu từ trong những câu văn sau và nêu tác dụng:
a. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
b. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm như thế nào.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
Xác định biện pháp tu từ nói giảm - nói tránh trong những câu sau. Cách nói giảm - nói tránh trong mỗi trường hợp đó biểu thị điều gì? Chỉ ra tác dụng của chúng
a)
Có người thợ dựng thành đồng
Đã yên nghỉ tận sông Hồng, mẹ ơi!
(Thu Bồn)
b)
Ông mất năm nao, ngày độc lập
Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao
Bà “về” năm đói, làng treo lưới
Biển động: Hòn Mê, giặc bắn vào...
(Tố Hữu)
c) Năm ngoái, cụ Bọ Ngựa già yếu đã khuất núi. (Tô Hoài)
Tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh trong câu sau là?
“Khuya rồi, cháu mời bà đi nghỉ”
-
A.
Giảm cảm giác đau buồn
-
B.
Tôn trọng người đối thoại với mình
-
C.
Nhận xét một cách tế nhị, lịch sử, có văn hóa
-
D.
Giảm cảm giác thô tục, thiếu lịch sự
Câu sau sử dụng cách nào của biện pháp Nói giảm nói tránh?
“Người lính đã hi sinh trên chiến trường”
-
A.
Muốn tránh cảm giác đau buồn, sợ hãi, gai người
-
B.
Muốn thể hiện sự tôn trọng với người đang đối thoại với mình
-
C.
Muốn nhận xét một cách chân thành, tế nhị, lịch sự và có văn hóa
-
D.
Muốn tránh cảm giác thô tục, thiếu phần lịch sự.
Câu sau sử dụng cách nào của biện pháp Nói giảm nói tránh?
“Bạn hơi vội vàng rồi, hãy bình tĩnh lại”
-
A.
Muốn tránh cảm giác đau buồn, sợ hãi, gai người
-
B.
Muốn thể hiện sự tôn trọng với người đang đối thoại với mình
-
C.
Muốn nhận xét một cách chân thành, tế nhị, lịch sự và có văn hóa
-
D.
Muốn tránh cảm giác thô tục, thiếu phần lịch sự
Điểm giống nhau giữa nói giảm nói tránh với nói quá là?
-
A.
Đều phóng đại hay khoa trương một sự việc
-
B.
Đều không đi thẳng vào vấn đề mà làm giảm đi tiêu cực
-
C.
Đều đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng
-
D.
Đều nói một cách không chính xác về sự việc đã xảy ra