Silicon là một nguyên tố phổ biến và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Silicon siêu tinh khiết là chất bán dẫn, được dùng trong kĩ thuật vô tuyến và điện tử. Ngoài ra, nguyên tố này còn được sử dụng để chế tạo pin mặt trời nhằm mục đích chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện để cung cấp cho các thiết bị trên tàu vũ trụ. Xác định vị trí của nguyên tố silicon (Z = 14) trong bảng tuần hoàn.
Bước 1: Viết cấu hình của nguyên tố silicon
Bước 2:
+ Từ số hiệu nguyên tử => số thứ tự ô
+ Từ cấu hình electron => số thứ tự chu kì và số thứ tự nhóm
- Nguyên tố silicon có Z = 14: 1s22s22p63s23p2
=> Nguyên tố silicon nằm ở ô số 14, có 3 lớp electron nên thuộc chu kì 3 và 4 electron ở lớp ngoài cùng nên thuộc nhóm IVA
Các bài tập cùng chuyên đề
Dựa theo cấu hình electron, hãy phân loại các nguyên tố có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 20, 29.
Thu thập thông tin để cho biết hiện nay có khoảng bao nhiêu nguyên tố là kim loại, phi kim, khí hiếm.
Hãy thu thập thông tin về các vấn đề sau:
a. Ngoài Mendeleev, còn có những nhà khoa học nào cūng có đóng góp vào công việc xây dựng bảng và quy định luật tuần hoàn, dù ở những mức độ khác nhau?
b. Mendeleev đã tiên đoán chi tiết về ba tiền tố nào? Nêu cụ thể những tiên đoán đó.
c. Sưu tầm hình ảnh các bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học khác nhau.
Viết cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí của các nguyên tố sau trong bảng tuần hoàn. Cho biết chúng thuộc khối nguyên tố nào (s, p, d, f) và chúng là kim loại, phi kim hay khí hiếm:
a) Neon tạo ra ánh sáng màu đỏ khi sử dụng trong các ống phóng điện chân không, được sử dụng rộng rãi trong các biển quảng cáo. Cho biết Ne có số hiệu nguyên tử là 10.
b) Magnesium được sử dụng để làm cho hợp kim bền nhẹ, đặc biệt được ứng dụng cho ngành công nghiệp hàng không. Cho biết Mg có số hiệu nguyên tử là 12.
Dãy nào gồm các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau? Vì sao?
a) Oxygen (Z = 8), nitrogen (Z = 7), carbon (Z = 6)
b) Lithium (Z = 3), sodium (Z = 11), potassium (Z = 19)
c) Helium (Z = 2), neon (Z = 10), argon (Z = 18)
Vì sao số lượng các nguyên tố trong các chu kì của bảng tuần hoàn có sự khác biệt: chu kì 1 có 2 nguyên tố, mỗi chu kì 2 và 3 có 8 nguyên tố; chu kì 4 có 18 nguyên tố?
Hãy giải thích vì sao khối nguyên tố s trong bảng tuần hoàn chỉ có hai cột trong khi khối nguyên tố p có sáu cột.
Những nguyên tố được xếp riêng bên dưới bảng tuần hoàn thuộc khối nguyên tố nào?
A. s. B. p. C. d. D. f.
Cho cấu hình electron các nguyên tố sau đây: Na: [Ne]3s1, Cr: [Ar]3d54s1, Br: [Ar]3d104s24p5, F: 1s22s22p5, Cu: [Ar]3d104s1. Số nguyên tố thuộc khối s, p, d trong các nguyên tố trên lần lượt là:
A. 2, 1, 2.
B. 1, 2, 2.
C. 1, 1, 3.
D. Không xác định được.
Cấu hình electron của fluorine là 1s22s22p5, của chlorine là 1s22s22p63s23p5. Những phát biểu nào sau đây là đúng?
A. F và Cl nằm ở cùng một nhóm.
B. F và Cl có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau.
C. F và Cl có số electron lớp ngoài cùng khác nhau.
D. F và Cl nằm ở cùng một chu kì.
E. Số thứ tự chu kì của Cl lớn hơn F.
G. Cl là nguyên tố nhóm B, F là nguyên tố nhóm A.
Hoà tan hoàn toàn 6,645 gam hỗn hợp muối chloride của hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì kế tiếp nhau vào nước được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 (dư), thu được 18,655 gam kết tủa. Xác định 2 kim loại kiềm.
Một hợp chất có công thức XY2, trong đó X chiếm 50% về khối lượng. Trong hạt nhân của X và Y đều có số proton bằng số neutron. Tổng số proton trong phân tử XY2 là 32. Hợp chất này được sử dụng như chất trung gian để sản xuất sulfuric acid.
a) Viết cấu hình electron của X và Y.
b) Xác định vị trị của X và Y trong sáng tuần hoàn và công thức phân tử hợp chất XY2.
Sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trong SGK (Hình 5.2 trang 37), hoàn thành những thông tin còn thiếu trong bảng sau:
Hợp chất |
Khối lượng Fe (g) |
Khối lượng O (g) |
Tỉ lệ khối lượng O : Fe |
FeO |
|
|
|
Fe2O3 |
|
|
|
Fe3O4 |
|
|
|
Trong sự hình thành phân tử lithium fluoride (LiF), ion lithium và ion fluoride đã lần lượt đạt được cấu hình electron bền của các khí hiếm nào?
A. Helium và neon.
B. Helium và argon.
C. Neon và argon.
D. Cùng là neon.
- Nguyên tử X: 1s22s22p63s23p64s1;
- Nguyên tử Y: 1s22s22p63s23p4.
(a) Mỗi nguyên tử X và Y chứa bao nhiêu electron?
(b) Hãy cho biết số hiệu nguyên tử của X và Y.
(c) Lớp electron nào trong nguyên tử X và Y có mức năng lượng cao nhất?
(d) Mỗi nguyên tử X và Y có bao nhiêu lớp electron, bao nhiêu phân lớp electron?
(e) X và Y là nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm?
Cấu hình electron nào sau đây không phải của kim loại?