Đề bài

Phản ứng tạo NO từ NH3 là một giai đoạn trung gian trong quá trình sản xuất nitric acid:

4NH3(g) + 5O2(g)   →    4NO(g) + 6H2O(g)

Hãy nêu một số cách để tăng tốc độ phản ứng này.

Phương pháp giải

Trong sản xuất, con người áp dụng nhiều biện pháp kĩ thuật để thay đổi tốc độ phản ứng như thay nồng độ , nhiệt độ, dùng chất xúc tác,…

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Phản ứng 4NH3(g) + 5O2(g) →    4NO(g) + 6H2O(g), có sự tham của chất khí nên có thể tăng tốc độ phản ứng bằng cách: tăng áp suất, tăng nhiệt độ của phản ứng.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng:

Na2S2O3 + H2SO4 →   Na2SO4 + S + SO2 + H2O

Chuẩn bị:  Các dung dịch Na2SO­3 0,05 M, Na2SO­3 0,10 M, Na2SO­3 0,30 M, H2SO4 0,5 M; 3 bình tam giác, đồng hồ bấm giờ, tờ giấy trắng có kẻ chữ X.

Tiến hành:

- Cho vào mỗi bình tam giác 30 mL dung dịch Na2SO­3 với các nồng độ tương ứng là 0,05 M; 0,10 M và 0,30 M. Đặt các bình lên tờ giấy trắng có kẻ sẵn chữ X.

- Rót nhannh vào mỗi bình 30 mL dung dịch H2SO4 0,5 M và bắt đầu bấm giờ.

Lưu ý: Phản ứng có sinh ra khí độc. Cần tiến hành cẩn thận và tránh ngửi trực tiếp trên miệng bình tam giác.

Quan sát vạch chữ X trên tờ giấy dưới đáy bình, ghi lại thời điểm không nhìn thấy vạch chữ X nữa và trả lời câu hỏi:

1. Phản ứng ở bình nào xảy ra nhanh nhất? Chậm nhất?

2. Nồng độ ảnh hưởng thế nào đến tốc độ phản ứng

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Áp suất ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng nào sau đây?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Nghiên cứu  ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng:

Mg + 2H2O →  Mg(OH)2 + H2

Chuẩn bị: Mg dạng phôi bào, dung dịch phenolphthalein, nước cất, 2 ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ.

Tiến hành:

Cho vào mỗi ống nghiệm khoảng 3 mL nước cất.

Nhỏ vào mỗi ống nghiệm 1 – 2 giọt phenolphthalein và cho vào mỗi ống 1 mẫu phoi bào Mg.

Đun nóng 1 ống nghiệm.

Lưu ý: Làm sạch bề mặt Mg trước khi tiến hành thí nghiệm.

Quan sát và trả lời câu hỏi:

1. Sự thay đổi màu sắc trong ống nghiệm nào nhanh hơn?

2. Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Hãy giải thích tại sao khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Nêu ý nghĩa của hệ số nhiệt độ Van’t Hoff.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Ở 20 oC, tốc độ một phản ứng là 0,05 mol/(L.min). Ở 30oC, tốc độ phản ứng này là 0,15 mol/(L.min).

a) Hãy tính hệ số nhiệt độ Van’t Hoff của phản ứng trên.

b) Dự đoán tốc độ phản ứng trên ở 40oC (giả thiết hệ số nhiệt độ \(\gamma \) trong khoảng nhiệt độ này không đổi).

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Nghiên cứu ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc bề mặt đến tốc độ phản ứng:

CaCO3 + 2HCl  →   CaCl2 + CO2 + H2O

Chuẩn bị: 2 bình tam giác , dung dịch HCl 0,5 M, đã vôi dạng viên , đã vôi đập nhỏ.

Tiến hành:

Cho cùng một lượng (khoảng 2 g) đá vôi dạng viên vào bình tam giác (1) và đá vôi đập nhỏ vào bình tam giác (2).

Rót 20 mL dung dịch HCl 0,5 M vào mỗi bình.

Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi:

1. Phản ứng trong bình nào có tốc độ thoát khí nhanh hơn?

2. Đá vôi dạng nào có tổng diện tích bề mặt lớn hơn?

3. Nêu ảnh hưởng của diện tích bề mặt tiếp xúc đến tốc độ phản ứng.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Nghiên cứu ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng

2H2O2   →    2H2O + O2

Chuẩn bị: 2 bình tam giác, dung dịch H2O2 10%, MnO2.

Tiến hành:

Rót vào 2 bình tam giác, mỗi bình 20 mL dung dịch H2O2 10%.

Thêm khoảng 0,1 g xúc tác MnO2 vào một bình và lắc đều.

Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi:

1. So sánh tốc độ thoát khí ở hai bình.

2. Chất xúc tác ảnh hưởng thế nào đến tốc độ phản ứng?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Thực hiện hai phản ứng phân hủy H2O2; một phản ứng có xúc tác MnO2, một phản ứng không xúc tác. Đo thể tích khí oxygen theo thời gian và biểu diễn trên đồ thị như hình bên: Đường phản ứng nào trê đồ thị (Hình19.6) tương ứng với phản ứng có xúc tác, với phản ứng không có xúc tác.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Yếu tố nào đã được áp dụng để làm thay đổi tốc độ của các phản ứng trong Hình 19.7?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Một phản ứng ở 45oC có tốc độ là 0,068 mol/(L.min). Hỏi phải giảm xuống nhiệt độ bao nhiêu để tốc độ phản ứng là 0,017 mol/(L.min). Giả sử, trong khoảng nhiệt độ thí nghiệm, hệ số nhiệt độ Van’t Hoff của phản ứng bằng 2.

 
Xem lời giải >>
Bài 12 :

Hãy thiết kế một thí nghiệm để chứng minh ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng của zinc và sulfuric acid loãng.

 
Xem lời giải >>
Bài 13 :

Cho khoảng 2 g zinc (kẽm) dạng hạt vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 2M (dư) ở nhiệt độ phòng. Nếu chỉ biến đổi một trong các điều kiện sau đây (các điều kiện khác giữ nguyên) thì tốc độ phản ứng sẽ thay đổi thế nào (tăng lên, giảm xuống hay không đổi)?

(a) Thay kẽm hạt bằng kẽm bột cùng khối lượng và khuấy đều.

(b) Thay dung dịch H2SO4 2 M bằng dung dịch H2SO4 1M có cùng thể tích.

(c) Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ cao hơn (khoảng 50oC).

 
Xem lời giải >>
Bài 14 : Cho hai mẩu đá vôi (CaCO3) có kích thước xấp xỉ nhau vào hai ống nghiệm chứa cùng một thể tích dung dịch HCl (khoảng 1/3 ống nghiệm) có nồng độ khác nhau lần lượt là: 0,1M (ống nghiệm (1)) và 0,2M (ống nghiệm (2)). Quan sát hiện tượng phản ứng và nhận xét về mối liên hệ giữa tốc độ phản ứng và nồng độ HCl
Xem lời giải >>
Bài 15 :

Hãy giải thích các hiện tượng dưới đây.

a) Khi ở nơi đông người trong một không gian kín, ta cảm thấy khó thở và phải thở nhanh hơn

b) Tàn đóm đỏ bùng lên khi cho vào bình oxygen nguyên chất

c) Bệnh nhân suy hô hấp cần thở oxygen thay vì không khí (chứa 21% thể tích oxygen)

Xem lời giải >>
Bài 16 : Chuẩn bị hai mẩu nhỏ đá vôi A và B có khối lượng xấp xỉ bằng nhau, trong đó mẩu B đã được tán nhỏ thành bột. Cho hai mẫu này riêng rẽ vào hai ống nghiệm chứa cùng một thể tích dung dịch HCl 0,5M. Quan sát hiện tượng để rút ra kết luận về ảnh hưởng của diện tích bề mặt tới tốc độ phản ứng
Xem lời giải >>
Bài 17 :

Quan sát hình 16.4, giải thích vì sao khi dùng đá vôi dạng bột thì tốc độ phản ứng nhanh hơn

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Giải thích vì sao thanh củi chẻ nhỏ hơn thì sẽ cháy nhanh hơn

Xem lời giải >>
Bài 19 : Cho hai đinh sắt tương tự nhau (tẩy sạch gỉ và dầu mỡ) vào hai ống nghiệm chứa cùng một thể tích dung dịch HCl 1M. Một ống nghiệm để ở nhiệt độ phòng, một ống nghiệm được đun nóng bằng đèn cồn. Quan sát hiện tượng để rút ra kết luận về ảnh hưởng của nhiệt độ tới tốc độ phản ứng
Xem lời giải >>
Bài 20 :

Viết phương trình hóa học xảy ra trong thí nghiệm cho đinh sắt vào dung dịch HCl

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Với phản ứng có γ = 2, nếu nhiệt độ tăng từ 20oC lên 50oC thì tốc độ phản ứng tăng bao nhiêu lần?

Xem lời giải >>
Bài 22 : Rót khoảng 2 mL nước oxi già (dung dịch H2O2 3%) vào một ống nghiệm. Quan sát hiện tượng xảy ra. Tiếp theo thêm một lượng nhỏ bột MnO2 (màu đen, dùng làm chất xúc tác) vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng và rút ra kết luận về ảnh hưởng của chất xúc tác tới tốc độ phản ứng
Xem lời giải >>
Bài 23 :

Enzyme amylase và lipase có trong nước bọt. Hãy giải thích vì sao chúng ta cần phải nhai kĩ thức ăn trước khi nuốt.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Nồi áp suất dùng để ninh, hầm thức ăn có thể làm nóng nước tới nhiệt độ 120oC so với 100oC khi dùng nồi thường. Trong quá trình hầm xương thường diễn ra nhiều phản ứng hóa học, ví dụ quá trình biến đổi các protein, chẳng hạn như thủy phân một phần collagen thành gelatin. Hãy cho biết tốc độ quá trình thủy phân collagen thành gelatin thay đổi như thế nào khi sử dụng nồi áp suất thay cho nồi thường

A. Không thay đổi

B. Giảm đi 4 lần

C. Ít nhất tăng 4 lần

D. Ít nhất giảm 16 lần

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Hình ảnh bên minh họa ảnh hưởng của yếu tố nào tới tốc độ phản ứng? Giải thích

 

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Khí H2 có thể được điều chế bằng cách cho miếng sắt vào dung dịch HCl. Hãy đề xuất các biện pháp khác nhau để làm tăng tốc độ điều chế khí H2

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Cùng một lượng kim loại Zn phản ứng với cùng một thể tích dung dịch H2SO4 1M, nhưng ở hai nhiệt độ khác nhau.

Zn + H2SO4 → ZnSO + H2

Thể tích khí H2 sinh ra ở mỗi thí nghiệm theo thời gian được biểu diễn ở đồ thị bên 

a) Giải thích vì sao đồ thị màu đỏ ban đầu cao hơn đồ thị màu xanh

b) Vì sao sau một thời gian, hai đường đồ thị lại chụm lại với nhau?

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Phản ứng A → sản phẩm được thực hiện trong bình kín. Nồng độ của A tại các thời điểm t = 0, t = 1 phút, t = 2 phút lần lượt là 0,1563M; 0,1496M; 0,1431M

a) Tính tốc độ trung bình của phản ứng trong phút thứ nhất và từ phút thứ nhất tới hết phút thứ hai

b) Vì sao hai giá trị tốc độ tính được không bằng nhau

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh sẽ giữ được lâu hơn (a), khi nấu một loại thực phẩm bằng nồi áp suất sẽ nhanh chín hơn (b), bệnh nhân sẽ dễ hô hấp hơn khi dùng oxygen từ bình chứa khí oxygen so với từ không khí(c),…

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ của các quá trình biến đổi trên?

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Tiến hành thí nghiệm 1 và quan sát hiện tượng của thí nghiệm.  Nhận xét mối liên hệ giữa thể tích dung dịch Na2S2O3 với thời gian xuất hiện kết tủa

Xem lời giải >>