Sự kết hợp của bốn nguyên tử carbon với nhau có thể hình thành các loại mạch carbon như ở hình dưới:
Hãy chỉ ra chất nào có mạch carbon hở không phân nhánh, chất nào có mạch carbon hở phân nhánh và chất nào có mạch vòng
Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết với nhau chủ yếu bằng liên kết cộng hoá trị. Trong đó, các nguyên tử carbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch carbon ở dạng mạch hở không phân nhánh, mạch hở phân nhánh hoặc mạch vòng.
Quan sát các liên kết C – C để biết được mạch carbon hở không phân nhánh, chất nào có mạch carbon hở phân nhánh và chất nào có mạch vòng.
Công thức (1) có mạch carbon hở không phân nhánh.
Công thức (2), (4) có mạch carbon là mạch vòng.
Công thức (3) có mạch carbon hở phân nhánh.
Các bài tập cùng chuyên đề
So sánh thành phần nguyên tố, liên kết hóa học trong phân tử của hợp chất hữu cơ và của hợp chất vô cơ.
Nhận xét sự khác nhau về thành phần nguyên tố của các hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ trong một số sản phẩm ở Hình 8.1 và nguyên liệu ở Hình 8.2. Hãy cho biết nguyên tố nào luôn có trong thành phần của hợp chất hữu cơ.
Hãy liệt kê một số hợp chất hữu cơ có ứng dụng trong đời sống và sản xuất.
Xác định loại liên kết (liên kết cộng hoá trị, liên kết ion) trong phân tử các hợp chất hữu cơ ở Hình 8.3.
So sánh nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất hữu cơ với các chất vô cơ trong Bảng 8.1. Giải thích.
Quan sát Bảng 8.2, nhận xét về tính tan của các hợp chất hữu cơ trong dung môi nước và một số dung môi hữu cơ.
Nhận xét đặc điểm cấu tạo của hai sản phẩm tạo thành trong phản ứng tách nước của butan – 2 – ol.
Hãy nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ về thành phần nguyên tố, tính chất vật lí và tính chất hoá học.
Dựa vào độ âm điện của các nguyên tố C, H, O, N, P, giải thích vì sao liên kết giữa nguyên tử của các nguyên tố này với nhau lại là liên kết cộng hoá trị.
Người ta thường dùng chất gì để loại bỏ vết sơn móng tay hay vết mực bút bi dây trên áo? Chất đó là chất vô cơ hay chất hữu cơ? Có thể dùng nước để rửa các vết màu này không? Vì sao?
Cho các chất H2O, LiF, C2H6 và các giá trị nhiệt độ sôi –88,5 °C, 100 °C và 1717 °C. Hãy cho biết nhiệt độ sôi của mỗi chất và giải thích sự khác nhau đó.
Cho phản ứng đốt cháy 1 mol ethanol (C2H6O):
Phản ứng trên là phản ứng thu nhiệt hay tỏa nhiệt? Dự đoán về mặt năng lượng, phản ứng trên xảy ra thuận lợi hay không.
Thực hiện thí nghiệm đốt cháy hỗn hợp alkane lỏng (C10 – C15) như mô tả trong Hình 8.1.
a) Chất lỏng không màu alkane trong ống chữ U là chất gì? Cho biết vai trò của nước đá trong thí nghiệm trên.
b) Vì sao sau khi đốt alkane một thời gian thì thấy nước vôi trong vẩn đục?
c) Thí nghiệm này chứng tỏ những nguyên tố nào có mặt trong alkane
Cho dãy chuyển hoá sau:
CaO →(1) CaC2 →(2) C2H2 →(3) CH3CHO
calcium oxide calcium carbide acetylene acetaldehyde
Trong các chuyển hoá trên, chuyển hoá nào được thực hiện bằng phản ứng hoá học:
a) giữa hai chất vô cơ?
b) giữa hai chất hữu cơ?
c) giữa chất vô cơ và chất hữu cơ?
Liên kết hoá học trong hợp chất hữu cơ thường là
A. liên kết cộng hoá trị. B. liên kết kim loại.
C. liên kết hydrogen. D. liên kết ion.
Phản ứng hoá học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra
A. chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
B. nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.
C. nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
D. chậm, hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
Hãy giải thích:
a) Tại sao liên kết chủ yếu trong các hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hoá trị?
b) Tại sao các phân tử hợp chất hữu cơ thường dễ nóng chảy, dễ bay hơi và ít tan trong nước?
c) Tại sao phản ứng hữu cơ thường xảy ra theo nhiều hướng và tạo nhiều sản phẩm?
Tại sao chỉ hai nguyên tố carbon và hydrogen nhưng tạo được nhiều hợp chất hydrocarbon?
Trong các chất sau đây, chất nào dễ cháy nhất?
A. CO2. B. C2H5OH. C. Na2CO3. D. N2.
Phân tử chất nào sau đây không chỉ chứa liên kết cộng hoá trị?
A. CH3CH2OH. B. CH3CH = O. C. CH ≡ CH. D. CH3COONa.
Hydrocarbon là loại hợp chất hữu cơ mà thành phần phân tử có các nguyên tố nào sau đây?
A. C và H. B. C, H và O. C. C, H và N. D. C, H, O và N.
Nhân xét nào dưới đây về đặc điểm chung của các chất hữu cơ không đúng?
A. Các hợp chất hữu cơ thường khó bay hơi, bền với nhiệt và khó cháy.
B. Liên kết hoá học chủ yếu trong các phân tử hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hoá trị.
C. Các hợp chất hữu cơ thường không tan hoặc ít tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ.
D. Các phản ứng hoá học của hợp chất hũu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau tạo ra một hỗn hợp các sản phẩm.
Cho các phát biểu sau:
(1) Phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa carbon;
(2) Liên kết chủ yếu trong phân tử hợp chất hữu cơ là liên kết ion;
(3) Hợp chất hữu cơ thường khó nóng chảy và khó bay hơi;
(4) Hợp chất hữu cơ thường không tan hoặc ít tan trong nước;
(5) Phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định;
(6) Các hợp chất hữu cơ thường khó cháy và khó bị phân huỷ dưới tác dụng của nhiệt.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Cho các phát biểu sau:
(1) Cấu tạo hoá học là trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử;
(2) Cấu tạo hoá học khác nhau tạo ra các chất khác nhau;
(3) Trong phân tử hợp chất hữu cơ, nguyên tử carbon luôn có hoá trị bốn;
(4) Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử carbon chỉ liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác.
(5) Tính chất vật lí và tính chất hoá học của hợp chất hữu cơ phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hoá học.
Số phát biểu đúng là