Đề bài

Có 4 mẫu sau: dung dịch NaOH, dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 và H2O được kí hiệu bằng các chữ cái: A, B, C và D (không theo trình tự trên). Kết quả của những thí nghiệm nhận biết những mẫu này được ghi trong bảng sau:

Mẫu

Thuốc thử

Quỳ tím

Dung dịch BaCl2

A

Đỏ

Kết tủa trắng

B

Xanh

Không kết tủa

C

Tím

Không kết tủa

D

Đỏ

Không kết tủa

Hãy cho biết A, B, C và D là kí hiệu của những chất nào. Giải thích và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

 

Phương pháp giải

- Cách nhận biết ion : Sử dụng cation Ba2+ (trong dung dịch muối barium hoặc barium hydroxide).

- Acid làm quỳ tím hóa đỏ, base làm quỳ tím hóa xanh.

 
Lời giải của GV Loigiaihay.com

- Chất A làm quỳ tím hóa đỏ, chứng tỏ A là acid (A có thể là dung dịch HCl hoặc dung dịch H2SO4). Chất A còn tạo kết tủa trắng với dung dịch BaCl2, vậy A là dung dịch H2SO4.

 H2SO4 + BaCl2 →  BaSO4 + 2HCl

- Chất B làm quỳ tím hóa xanh, chứng tỏ B là base. Vậy B là NaOH.

- Chất C không làm quỳ tím đổi màu, chứng tỏ B có môi trường trung tính. Vậy B là H2O.

- Chất D làm quỳ tím hóa đỏ, chứng tỏ D là acid còn lại, không tạo kết tủa với BaCl2. Vậy D là HCl.

 

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Tìm hiểu thêm và trình bày về các ứng dụng của muối sulfate mà em biết.

 
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Thí nghiệm: Nhận biết ion SO­42- bằng ion Ba2+

Chuẩn bị: dung dịch Na2SO4, dung dịch BaCl2; ống nghiệm, kẹp gỗ.

Tiến hành:

- Lấy khoảng 1 mL dung dịch Na2SO4 cho vào ống nghiệm.

- Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm, lắc nhẹ.

Quan sát hiện tượng xảy ra và thực hiện các yêu cầu:

1. Viết phương trình hoá học dạng phân tử và ion rút gọn.

2. Dự đoán hiện tượng khi nhỏ dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4 loãng.

 
Xem lời giải >>
Bài 3 :

Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các cặp dung dịch sau:

a) BaCl2 và NaCl.

b) H2SO4 loãng và HCl.

 
Xem lời giải >>
Bài 4 :

Cho vài giọt dung dịch BaCl2 vào dung dịch nào sau đây sẽ tạo kết tủa trắng?

A. NaCl.                 B. Na2SO4.             C. NaNO3.              D. NaOH.

 
Xem lời giải >>
Bài 5 :

Nếu ứng dụng trong đời sống, sản xuất của một số muối sulfate mà em biết.

 
Xem lời giải >>
Bài 6 :

Quan sát Hình 7.6, trình bày cách nhận biết ion . Nêu hiện tượng xảy ra, viết phương trình hoá học.’

 
Xem lời giải >>
Bài 7 :

Các số oxi hóa có thể có của sulfur: -2; 0; +2; +4; +6.

Vì +6 là số oxi hóa lớn nhất của sulfur, do đó trong các phản ứng oxi hóa khử, số oxi hóa của sulfur chỉ có thể giảm về +4 (hoặc +2; 0; -2). Vậy trong phản ứng oxi hóa khử H2SO4 đặc không có khả năng thể hiện tính khử, mà chỉ thể hiện tính oxi hóa.

→ Chọn D.

 
Xem lời giải >>
Bài 8 :

Cho các dung dịch không màu của mỗi chất sau: K2CO3, Na2SO4, Ba(NO3)2. Hãy trình bày cách phân biệt các dung dịch đã cho bằng phương pháp hoá học. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

 
Xem lời giải >>
Bài 9 :

Hai chất phụ gia thực phẩm đều màu trắng là bột thạch cao nung và bột "baking soda" NaHCO3. Làm thế nào để phân biệt hai chất phụ gia này?

 
Xem lời giải >>
Bài 10 :

Trình bày cách sử dụng dung dịch barium hydroxide để phân biệt ba phân đạm có thành phần chính lần lượt là NaNO3, NH4Cl, (NH4)2SO4.

 
Xem lời giải >>
Bài 11 :

Dựa vào tính chất nào để phân biệt nhanh muối magnesium sulfate và muối barium sulfate?

 
Xem lời giải >>
Bài 12 :

Bảng dưới đây cho biết độ tan của ba muối trong nước ở những nhiệt độ khác nhau:

a) Vẽ đồ thị biểu diễn độ tan của ba muối theo nhiệt độ.

Nhiệt độ của nước (oC)

Độ tan (gam/100 gam nước)

Na2CO3

NH4Cl

K2SO4

0

7,1

29,70

7,33

20

21,40

37,56

11,11

40

48,50

46,00

14,97

60

46,50

53,30

18,20

80

45,80

65,60

21,29

100

45,50

77,30

24,10

b) Độ tan của các chất rắn trong nước thường tăng theo nhiệt độ. Có nhận xét gì về độ tan của ba chất? Chất có độ tan lớn là ở nhiệt độ nào?

c) Chất nào có độ tan lớn nhất ở 30 °C và 90 °C?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Đặt hai cốc (A) và (B) có khối lượng bằng nhau lên hai đĩa cân thấy cân thăng bằng. Cho 15,9 gam Na2CO3 vào cốc (A) và 17,73 gam CaCO3 vào cốc (B), sau đó thêm 18 gam dung dịch H2SO4 98% vào cốc (A) và m gam dung dịch HCl 14,6% vào cốc (B) thì thấy cân thăng bằng. Tính khối lượng dung dịch HCl đã cho vào cốc (B).

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Cho các dung dịch không màu của mỗi chất sau đây chứa trong các lọ mất nhãn riêng biệt: Na2CO3, MgSO4, KNO3, NaOH, HCl. Hãy trình bày cách phân biệt các dung dịch đã cho bằng phương pháp hóa học. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Trong sản xuất phân bón, surpephosphate kép chứa thành phần dinh dưỡng là Ca(H2PO4)2, được sản xuất từ quặng phosphorite theo hai giai đoạn sau:

Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 2H3PO4 + 3CaSO4

Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 → 3Ca(H2PO4)2

Để sản xuất được 1 tấn Ca(H2PO4)2 với hiệu suất của cả quá trình là 80% thì cần bao nhiêu tấn dung dịch H2SO4 70%?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Cho vào hai ống nghiệm, mỗi ống 20,00 mL dung dịch X gồm các ion sau: và .

Cho dung dịch NaOH dư vào ống nghiệm thứ nhất, đun nóng, thu được 0,116 g kết tủa và 49,58 mL khí (đkc).

Cho dung dịch BaCl2 dư vào ống nghiệm thứ hai, thu được 0,233 g kết tủa.

Xác định nồng độ mol mỗi loại ion trong dung dịch X.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Kết quả phân tích thành phần một muối sulfate cho thấy nguyên tố kim loại M chiếm 28% về khối lượng, còn lại là oxygen và lưu huỳnh. Kim loại M là

A. Fe.                            B. Cu.                            C. Mg.                           D. Ca.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Khi trộn dung dịch Na2SO4 với dung dịch BaCl2 phản ứng thực chất xảy ra trong dung dịch là

A. \({\rm{B}}{{\rm{a}}^{2 + }} + {\rm{SO}}_4^{2 - } \to {\rm{BaS}}{{\rm{O}}_4}.\)

B. \({\rm{N}}{{\rm{a}}^ + } + {\rm{C}}{{\rm{l}}^ - } \to {\rm{NaCl}}{\rm{.}}\)

C. \({\rm{B}}{{\rm{a}}^{2 + }} + {\rm{N}}{{\rm{a}}_{\rm{2}}}{\rm{S}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}} \to {\rm{BaS}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}} + 2{\rm{N}}{{\rm{a}}^ + }.\)

D. \({\rm{BaC}}{{\rm{l}}_2} + {\rm{SO}}_4^{2 - } \to {\rm{BaS}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}} + 2{\rm{C}}{{\rm{l}}^ - }.\)

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Muối X không tan trong nước và các dung môi hữu cơ. Trong y học, X thưởng được dùng làm chất cản quang trong xét nghiệm X-quang đường tiêu hoá. Công thức của X là

A. BaSO4.                     B. Na2SO4.                    C. K2SO4.                      D. MgSO4.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Phân biệt được dung dịch Na2SO4 và NaCl bằng dung dịch nào sau đây?

A. MgCl2.                     B. FeCl2.                       C. HCl.                          D. BaCl2.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Hoà tan 3,92 g một muối X ngậm nước vào cốc nước, thu được 100 mL dung dịch X gồm các ion: \({\rm{F}}{{\rm{e}}^{2 + }},{\rm{ NH}}_4^ + \)và \({\rm{SO}}_4^{2 - }\). Cho dung dịch NaOH dư vào 20 mL dung dịch X, đun nóng, thu được 49,58 mL khí (đkc). Cho dung dịch BaCl2 dư vào 20 mL dung dịch X, thu được 0,466 g kết tủa. Xác định công thức của X.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Cho 104g dung dịch BaCl2 10% tác dụng với dung dịch H2SO4 dư. Lượng kết tủa thu được là

Xem lời giải >>