Cách thể hiện hình ảnh “chái bếp” của bài thơ Chái bếp có gì đặc sắc?
Vận dụng tri thức Ngữ văn, kĩ năng đọc hiểu
Cách 1
Hình ảnh “chái bếp” là hình ảnh rất đỗi quen thuộc với đồng bào người Dao, mộc mạc, đơn sơ là nơi lưu giữ biết bao kỉ niệm. “Chái bếp” gần gũi thân thương, nơi căn bếp luôn đỏ lửa, thắt chặt tình cảm mỗi gia đình, gắn kết các thành viên trong gia đình.
Cách 2“Chái bếp” gần gũi thân thương, nơi căn bếp luôn đỏ lửa, thắt chặt tình cảm mỗi gia đình, gắn kết các thành viên trong gia đình.
Cách 3Hình ảnh chái bếp hiện lên lại gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ của tác giả, những kí ức với cha mẹ với những dụng cụ quen thuộc gần gũi: nồi cám, cánh nỏ…
Cách 4Hình ảnh " chái bếp" được nhân hóa, qua các sự vật hiện tượng mà chái bếp hiện lên thật hiền hòa. Tác giả không miêu tả chái bếp mà thể hiện chái bếp giống như con người biết hoạt động, biết lắng nghe.
Các bài tập cùng chuyên đề
Từ hình ảnh về chái bếp ở dòng thơ đầu tiên, hồi ức của tác giả mở rộng sang những hình ảnh nào? Điều đó thể hiện nét đặc biệt gì trong bố cục của bài thơ Chái bếp?
Nêu tác dụng của việc sử dụng điệp từ “cho” trong bài thơ Chái bếp.
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Chái bếp là gì?
Nêu chủ đề của bài thơ Chái bếp. Dựa trên cơ sở nào để em xác định như vậy?
Bài thơ Chái bếp được viết bằng thể thơ nào?