Tết sale hết! Đồng giá 399K, 499K toàn bộ khoá học tại Tuyensinh247

Duy nhất từ 08-10/01

  • Chỉ còn
  • 11

    Giờ

  • 07

    Phút

  • 44

    Giây

Xem chi tiết
Đề bài

Khi quan sát dưới ánh sáng mặt trời, ta thấy các viên pha lê ở hình 4.1 có nhiều màu sắc. Vì sao lại có hiện tượng như vậy?

 

Hình 4.1. Các viên pha lê dưới ánh sáng mặt trời

Phương pháp giải

Sử dụng định nghĩa hiện tượng tán sắc ánh sáng (Khi chiếu chùm sáng trắng qua lăng kính, dùng màn chắn chùm tia ló thì trên màn quan sát thu được dải ánh sáng màu giống như dải màu cầu vồng (so với phương của tia tới, tia đỏ lệch ít nhất, tia tím lệch nhiều nhất), đó là quang phổ của ánh sáng trắng). Từ đó vận dụng vào ví dụ được nêu ở trên: ánh sáng mặt trời là ánh sáng trắng, lăng kính là viên pha lê.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

- Pha lê và cấu trúc tinh thể: Pha lê có một cấu trúc tinh thể đặc biệt, và khi ánh sáng đi qua nó, các phân tử trong pha lê tương tác với ánh sáng vì vậy nó giống như 1 lăng kính.

- Tán sắc ánh sáng: Khi ánh sáng đi qua pha lê, nó bị tán sắc thành các màu sắc riêng biệt vì hiện tượng tán sắc ánh sáng.

- Dải màu: Do sự tán sắc, chúng ta thấy một dải màu, giống như cầu vồng, trải dài trên bề mặt hoặc trong bóng tối của các viên pha lê.

Tóm lại, hiện tượng này là kết quả của sự tán sắc ánh sáng khi đi qua pha lê, và nó giúp tạo ra các màu sắc rực rỡ mà chúng ta thường thấy khi quan sát dưới ánh sáng mặt trời.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

• Quan sát tia sáng đi ra ở mặt bên kia của lăng kính (tia ló). Mô tả bằng hình vẽ đường đi của tia sáng qua lăng kính.

• Thay đèn laser bằng đèn sợi đốt, lặp lại các bước thí nghiệm trên, quan sát hiện tượng xảy ra và rút ra nhận xét.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Chiếu một chùm ánh sáng trắng rộng, song song tới lăng kính như hình 4.7. Dự đoán hình ảnh thu được ở màn quan sát chắn chùm sáng ló ở mặt bên kia của lăng kính (dùng hình vẽ để giải thích cho dự đoán của mình).

 

Hình 4.7. Chiếu chùm sáng trắng song song tới lăng kính

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Giải thích hiện tượng ở phần mở đầu.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Ở hình 3.3, nếu thay ánh sáng đỏ bằng ánh sáng trắng chiếu tới khối thuỷ tinh thì có xảy ra hiện tượng tán sắc ánh sáng không? Em hãy dùng hình vẽ để giải thích dự đoán của em và làm thí nghiệm để kiểm chứng.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Ở hình 3.3, nếu thay tia sáng đỏ bằng ánh sáng trắng thì có xảy ra hiện tượng tán sắc ánh sáng không? Vẽ hình giải thích dự đoán của em.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Tiến hành thí nghiệm (Hình 5.2) và cho biết chùm sáng đi vào lăng kinh và đi ra khỏi lăng kính có điểm gì khác nhau?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Hãy kể ra các màu chính trong quang phổ của ánh sáng trắng.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

a) Sự sắp xếp các màu trong quang phổ của Mặt Trời (Hình 5.3) và quang phổ của ánh sáng trắng qua lăng kính (Hình 5.2) có điểm gì giống nhau?

b) Vì sao ta có thể kết luận ánh sáng mặt trời là ánh sáng trắng?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

1. Một quả bóng có màu vàng dưới ánh sáng mặt trời. Đặt quả bóng này trong phòng tối, sau đó lần lượt chiếu ánh sáng đỏ, lục vào quả bóng thì ta sẽ thấy nó có màu gì?

2. Trả lời câu hỏi ở phần Mở đầu bài học

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Ánh sáng truyền trong môi trường không khí với vận tốc khoảng:

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Hiện tượng tán sắc ánh sáng là hiện tượng gì?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến sự khúc xạ ánh sáng?

A. Chiếc bút chì đặt trong cốc nước trông như bị gãy khúc tại mặt nước.

B. Ảnh của cá dưới nước trông ở gần mặt nước hơn vị trí thực tế của cá.

C. Mặt Trời vừa lặn xuống dưới đường chân trời nhưng bầu trời vẫn chưa tối hẳn.

D. Tia nắng truyền xuyên qua khe hở nhỏ trên tường tạo nên vệt sáng trên sàn nhà.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Sau khi chiếu ánh sáng mặt trời qua lăng kính, ta thu được một dải ánh sáng màu từ đỏ đến tím. Sở dĩ như vậy là vì

A. ánh sáng mặt trời chứa các ánh sáng màu.

B. lăng kính chứa các ánh sáng màu.

C. phản ứng hoá học giữa lăng kính và ánh sáng mặt trời sinh ra các màu.

D. lăng kính làm đổi màu ánh sáng mặt trời.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Vật có màu nào sẽ hấp thụ ánh sáng nhiều nhất?

A. Màu đỏ.

B. Màu đen.

C. Màu trắng.

D. Màu vàng.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Một người mặc áo màu đỏ (khi nhìn ngoài trời sáng) đứng trên sân khấu được chiếu bởi những ngọn đèn phát ra ánh sáng màu lục thì khán giả nhìn thấy áo người đó có màu gì?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

a) Kể tên một số nguồn phát ánh sáng trắng.

b) Nêu một số hiện tượng quen thuộc chứng tỏ ánh sáng trắng là hỗn hợp của các ánh sáng có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Giải thích vì sao khi nhìn lên trên bầu trời vào ban ngày ta thường thấy những đám mây màu trắng, nhưng có lúc lại thấy có những đám mây màu xám đen.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Chọn phát biểu đúng khi nói về ánh sáng trắng.

A. Ánh sáng trắng được tạo từ bảy ánh sáng màu khác nhau.

B. Ánh sáng trắng được tạo từ ba màu cơ bản là đô, xanh lá và xanh dương.

C. Ánh sáng trắng truyền qua lăng kính cho dải ánh sáng màu liên tục từ đỏ đến tím.

D. Ánh sáng trắng là ánh sáng đơn sắc có màu trắng.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Trường hợp nào sau đây sẽ gây ra hiện tượng tán sắc ánh sáng?

A. Chiếu ánh sáng trắng xiên góc tới mặt của tấm thuỷ tinh phẳng, song song.

B. Chiếu ánh sáng laser đỏ xiên góc tới mặt khối thuỷ tinh phẳng, song song.

C. Chiếu ánh sáng laser đỏ vuông góc tới mặt khối thuỷ tinh phẳng, song song

D. Chiếu ánh sáng trắng vuông góc với mặt của tấm thuỷ tinh phẳng, song song.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

a) Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng (Đ), phát biểu nào là sai (S).

STT

Phát biểu

Đ

S

1

Ánh sáng do Mặt Trời phát ra gồm bảy ánh sáng màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm và tím.

?

?

2

Vào ban ngày, ta thấy lá cây màu xanh là do lá cây hấp thụ các ánh 2 sáng màu từ ánh sáng mặt trời chiếu tới và chỉ cho phản xạ ánh sáng màu xanh.

?

?

3

Đèn ông sao ở giữa có một ngọn nến và năm cánh dán giấy bóng kính có các màu xanh và đỏ... Màu sắc các cánh ở đèn ông sao là do giấy bóng kính ở đó cho các màu khác truyền qua, trừ màu xanh và màu đỏ bị hấp thụ tại đó.

?

?

4

Hiện tượng tán sắc ánh sáng xảy ra ở lăng kính là do chiết suất của môi trường trong suốt đối với các ánh sáng màu khác nhau là khác nhau.

?

?

5

Tất cả các ánh sáng màu khi truyền trong một môi trường trong suốt đều có cùng tốc độ (không kể môi trường chân không).

?

?

6

Khi truyền trong một môi trường trong suốt, tốc độ của ánh sáng đỏ nhỏ hơn tốc độ của ánh sáng tím.

?

?

b) Nếu phát biểu sai, viết lại để được phát biểu đúng.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Dùng màn có lỗ nhỏ chắn ánh sáng mặt trời để được một tia sáng mảnh chiếu tới mặt nước của một bể bơi. Biết góc tới 60°, chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ và tím lần lượt là 1,325 và 1,334.

a) Tính góc khúc xạ của tia đỏ và tia tím.

b) Vẽ hình mô tả vùng quang phổ thu được dưới đáy bể nước nằm ngang.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Quan sát thí nghiệm 1 SGK KHTN 9, thực hiện các yêu cầu và trả lời câu hỏi sau:

1. Mô tả đường đi của tia sáng qua lăng kính mà em quan sát được

Xem lời giải >>
Bài 23 :

2. Viết ra thứ tự các màu trên màn

Xem lời giải >>
Bài 24 :

3. Những màu sắc khác nhau cho biết điều gì về thành phần của chùm ánh sáng

Xem lời giải >>
Bài 25 :

2. So sánh góc lệch của tia sáng màu đỏ và màu tím

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Ánh sáng đơn sắc là:

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Hiện tượng tán sắc xảy ra là do:

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Tìm phát biểu sai về hiện tượng tán sắc ánh sáng:

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng màu nào là lớn nhất?

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Nhận định nào sau đây về hiện tượng tán sắc ánh sáng là không đúng?

Xem lời giải >>