Với tư cách là chủ tướng, Trần Quốc Tuấn đã dùng những lí lẽ nào để kêu gọi các tì tướng phải rèn tập võ nghệ, học tập cuốn Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho việc đánh giặc, giữ nước trong văn bản Hịch tướng sĩ?
Chú ý đoạn từ “Nay ta bảo thật các ngươi” … “phỏng có được không”
- Để kêu gọi các tì tướng phải rèn tập võ nghệ, học tập cuốn Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho việc đánh giặc, giữ nước, với tư cách là chủ tướng, Trần Quốc Tuấn đã phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động nên làm nhằm thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm, tự nhìn nhận lại mình để điều chỉnh suy nghĩ cũng như hành động của tướng sĩ.
- Khi phê phán hay khẳng định, tác giả đều tập trung vào vấn đề đề cao tinh thần cảnh giác, chăm lo rèn luyện để chiến thắng kẻ thù xâm lược. Bởi vì, bài hịch này dù trực tiếp là nhằm khích lệ tiến sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược do chính Trần Quốc Tuấn biên soạn, nhưng mục đích cao nhất chính là kêu gọi tinh thần yêu nước quyết chiến quyết thắng với ngoại xâm.
Cách 2Để kêu gọi các tì tướng phải rèn tập võ nghệ, học tập cuốn Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho việc đánh giặc, giữ nước, với tư cách là chủ tướng, Trần Quốc Tuấn đã phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động nên làm nhằm thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm, tự nhìn nhận lại mình để điều chỉnh suy nghĩ cũng như hành động của tướng sĩ.
Cách 3Với tư cách là chủ tướng, Trần Quốc Tuấn đã dùng những lí lẽ để kêu gọi các tì tướng phải rèn tập võ nghệ, học tập cuốn Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho việc đánh giặc cứu nước:
- Vạch rõ ranh giới giữa hai con đường chính và tà.
- Chỉ có luyện binh đánh giặc mới có thể chiến thắng, cửa nhà no ấm, tiếng thơm muôn đời.
- Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.
Cách 4Làm tướng thì phải hết lòng với chủ đă được khẳng định đầy đủ không phải chỉ như một chân lý chung, mà còn là lẽ phải của ngày hôm nay, của vua tôi, chủ tớ nhà Trần trước nguy cơ ngoại xâm đã đến trước mặt. Lời hịch khẳng định sự thống nhất chặt chẽ giữa lợi ích của triều đình, của chủ lương với lợi ích của các tướng sĩ: “Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không cổ mặc thì lạ cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan thấp thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng…”
Các bài tập cùng chuyên đề
Hãy kể tên một số vị tướng nổi tiếng trong lịch sử nước ta.
Theo em, vì sao quân Mông – Nguyên ba lần đem quân xâm lược nước ta đều phải chịu thất bại?
Bài Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết ra nhằm mục đích gì?
Xác định bố cục của bài Hịch tướng sĩ và nêu rõ vai trò của từng phần trong việc thực hiện mục đích mà bài hịch hướng tới.
Hãy chỉ ra những điểm chung của các cặp nhân vật lịch sử được nêu ở phần đầu bài hịch Hịch tướng sĩ. Tác giả đã nêu hành động của tám cặp nhân vật lịch sử này để minh chứng điều gì?
Trong văn bản Hịch tướng sĩ, để khơi gợi những cảm xúc mạnh mẽ trong lòng các tì tướng và thuyết phục họ, Trần Quốc Tuấn đã nhắc đến nhiều hiện tượng trong thực tế. Đó là những hiện tượng nào?
Tác giả đã dùng những bằng chứng và lí lẽ nào để chứng minh các tì tướng đã suy nghĩ, hành động không đúng trong văn bản Hịch tướng sĩ?
Tác giả đã chọn cách diễn đạt như thế nào để lời hịch có sức tác động lớn đến nhận thức và tình cảm của các tì tướng? Phân tích một ví dụ mà em cho là tiêu biểu cho cách diễn đạt đó trong văn bản Hịch tướng sĩ
Từ bài hịch Hịch tướng sĩ, em rút ra được bài học gì cho bản thân khi viết một bài văn nghị luận?
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) về một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam.
Xác định được luận đề, luận điểm; phân biệt được lí lẽ và bằng chứng khách quan với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong văn bản Hịch tướng sĩ.
Tìm hiểu biện pháp nghệ thuật đặc sắc được tác giả sử dụng trong văn bản Hịch tướng sĩ; chú ý yếu tố biểu cảm được bộc lộ chủ yếu qua ngôn từ, giọng điệu lập luận, cách thể hiện quan điểm, tình cảm, thái độ của tác giả nhằm thuyết phục người đọc.
Nội dung chính của phần (2) văn bản Hịch tướng sĩ là gì?
Những thái độ, hành động nào bị tác giả phê phán trong văn bản Hịch tướng sĩ?
Việc nêu lên hậu quả trong văn bản Hịch tướng sĩ nhằm mục đích gì?
Những vấn đề nào được nêu lên ở đoạn cuối phần (3) văn bản Hịch tướng sĩ?
Câu hỏi “Vì sao vậy?” trong văn bản Hịch tướng sĩ nhằm giải thích cho điều gì?
Xác định mục đích và đối tượng thuyết phục của bài Hịch tướng sĩ.
Trình bày bố cục của bài hịch Hịch tướng sĩ, cho biết luận điểm của từng phần và mối quan hệ của mỗi phần với mục đích của bài hịch.
Hãy chỉ ra cách thuyết phục của tác giả qua bài hịch Hịch tướng sĩ (Gợi ý: Vì sao tác giả mở đầu bài hịch bằng cách nêu lên những tấm gương trung thần nghĩa sĩ? Vì sao tác giả bày tỏ tình cảm với các tướng sĩ và phê phán nghiêm khắc những suy nghĩ, việc làm sai trái của họ? Lời khuyên nhủ của tác giả dựa trên cơ sở nào?...)
Văn nghị luận không chỉ thuyết phục bằng lí lẽ mà còn bằng cả tình cảm, cảm xúc. Hãy dẫn ra một số câu văn trong bài hịch Hịch tướng sĩ nêu lí lẽ và một số câu văn bộc lộ nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn.
Nêu khái quát các giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài Hịch tướng sĩ.
Ngày nay, loại văn bản nào có mục đích và nội dung tương tự hịch? Theo em, khi nào thì người ta viết loại văn bản như thế?
Từ bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, em học được gì về cách viết bài văn nghị luận nhằm thuyết phục người khác?
Trần Quốc Tuấn khẳng định sự đối đãi của mình đối với các tì tướng không kém gì cách đối đãi của Vương Công Kiên và Cốt Đãi Ngột Lang dành cho các viên tướng dưới quyền nhằm mục đích gì?
Khi khẳng định số phận tương lai của bản thân (chủ tướng) cùng gia đình cũng như số phận tương lai của các tì tướng và gia đình của họ, Trần Quốc Tuấn muốn các tì tướng nhận ra điều gì?
Trong văn bản Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã yêu cầu các viên tướng dưới quyền thực hiện những điều gì để có thể chống giặc?
Thay vì dùng quyền của chủ tướng để ra lệnh cho các tì tướng, Trần Quốc Tuấn lại chỉ chia sẻ: “Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta”. Em hãy làm rõ giá trị của lời chia sẻ ấy.
Thay vì dùng quyền của chủ tướng để ra lệnh cho các tì tướng, Trần Quốc Tuấn lại chỉ chia sẻ: “Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta”. Em hãy làm rõ giá trị của lời chia sẻ ấy.
Nêu cảm nhận của em về mối quan hệ giữa Trần Quốc Tuấn và các tì tướng qua văn bản Hịch tướng sĩ.