Đề bài

Có các nhận xét sau về chlorine và hợp chất của chlorine

(1) Nước Javel có khả năng tẩy mầu và sát khuẩn.

(2) Cho giấy quì tím vào dung dịch nước chlorine thì quì tím chuyển màu hồng sau đó lại mất màu.

(3) Trong phản ứng của HCl với MnO2 thì HCl đóng vai trò là chất bị khử.

(4) Trong công nghiệp, Cl2 được điều chế bằng cách điện phân dung dịch NaCl (màng ngăn, điện cực trơ).

Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    1

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất và ứng dụng của chlorine

Lời giải chi tiết :

(1) đúng

(2) sai, quỳ tím chuyển thành màu đỏ

(3) đúng

(4) đúng

Đáp án B

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Trong phản ứng điều chế khí oxygen trong phòng thí nghiệm bằng cách nhiệt phân muối potassium chlorate (KClO3):

(a) Dùng chất xúc tác manganese dioxide (MnO2).

(b) Nung hỗn hợp potassium chlorate và manganese dioxide ở nhiệt độ cao.

(c) Dùng phương pháp dời nước để thu khí oxygen.

Có mấy biện pháp được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng ?

Bài 2 :

Cho phản ứng: Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2.

Nồng độ ban đầu của Br2 là a mol/lít, sau 50 giây nồng độ Br2 còn lại là 0,01 mol/lít. Tốc độ trung bình của phản ứng trên tính theo Br2 là 4.10-5 mol/(L.s). Tính giá trị của a? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười)

Bài 3 :

Khi cho từ từ vài giọt dung dịch silver nitrate vào ống nghiệm chứa từng dung dịch potassium fluoride, hydrochloric acid, sodium bromide. Số ống nghiệm cho kết tủa với dung dịch silver nitrate?

Bài 4 :

Tiêu chuẩn quốc gia GB 14880 – 1994 quy định hàm lượng iodine có trong muối iodine là từ 20 – 60 mg/kg. Để kiểm tra hàm lượng potassium iodide trong muối ăn có đạt tiêu chuẩn hay không có thể sử dụng phản ứng sau:  KIO3 + KI + H2SO4 → K2SO4 + I2 + H2O.

Nếu cần tạo ra 0,3 mol iodine thì khối lượng muối KIO3 cần dùng là bao nhiêu gam? (Cho biết NTK: K=39, I=127, O=16) (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười)

Bài 5 :

Xét phản ứng sau: 2ClO2  + 2NaOH \( \to \) NaClO3  + NaClO2 + H2O

Tốc độ phản ứng được viết như sau: \(v = k.C_{Cl{O_2}}^x.C_{NaOH}^y\). Thực hiện phản ứng với những nồng độ chất đầu khác nhau và đo tốc độ phản ứng tương ứng thu được kết quả trong bảng sau:

Tính tổng giá trị của x và y trong biểu thức tốc độ phản ứng?

Bài 6 :

Có bao nhiêu phản ứng mà trong đó HCl đóng vai trò là chất khử trong số các phản ứng sau?

(a) 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O.

(b) HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O.

(c) 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O.

(d) 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2.

Bài 7 :

Cho phản ứng xảy ra trong pha khí sau: H2 + Cl2 \( \to \) 2HCl. Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng là:

Bài 8 :

Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:

Bài 9 :

Phương trình nhiệt hoá học nào sau đây ứng với sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy của phản ứng sau:

Bài 10 :

Tốc độ phản ứng tăng lên khi

Bài 11 :

Yếu tố nào dưới đây đã được sử dụng để làm tăng tốc độ của phản ứng rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu?

Bài 12 :

Cho phản ứng:

Yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng trên là:

Bài 13 :

Khi ninh (hầm) thịt cá, người ta sử dụng những cách sau.

(1) Dùng nồi áp suất                                                         (3) Chặt nhỏ thịt cá.

(2) Cho thêm muối vào.                                                   (4) Nấu cùng nước lạnh.

Cách làm cho thịt cá nhanh chín hơn là

Bài 14 :

Không dùng chai, lọ thuỷ tinh mà thường dùng chai nhựa để chứa, đựng, bảo quản hydrohalic acid nào sau đây?

Bài 15 :

Hai chất nào sau đây được cho vào muối ăn để bổ sung iodine?

Bài 16 :

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen là

Bài 17 :

Khi đun nóng, đơn chất thăng hoa chuyển từ thể rắn sang thể hơi màu tím là

Bài 18 :

Trong hợp chất chlorine có các số oxi hóa nào sau đây?

Bài 19 :

Sục Cl2 vừa đủ vào dung dịch NaOH loãng, ở nhiệt độ thường thu được dịch X. Trong X chứa chất tan nào sau đây?

Bài 20 :

Khí HCl khi tan trong nước tạo thành dung dịch hydrochloric acid. Hydrochloric acid khi tiếp xúc với quỳ tím làm quỳ tím

Bài 21 :

Oxide nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra hỗn hợp muối?

Bài 22 :

Dung dịch nào sau đây có thể phân biệt được các ion F-, Cl-, Br-, I- trong dung dịch muối?

Bài 23 :

Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với hydrochloric acid?