Đề bài

Giá trị của biểu thức \(\frac{{{x^2} + 4x + 4}}{{{x^2} + 2x}}\) khi x = -2 là:  

  • A.
    0.
  • B.
    -1.
  • C.
    4.
  • D.
    Không xác định.
Phương pháp giải

Kiểm tra điều kiện xác định của biểu thức. Thay x = -2 vào biểu thức.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Điều kiện xác định của biểu thức là: \({x^2} + 2x \ne 0 \Leftrightarrow x\left( {x + 2} \right) \ne 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x \ne 0\\x \ne  - 2\end{array} \right.\)

Vì x = -2 không thỏa mãn điều kiện xác định nên biểu thức không xác định.

Đáp án : D

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Hiệu của biểu thức \(\frac{{{\rm{x\;}} + {\rm{\;}}1{\rm{\;}}}}{{{\rm{x\;}} - {\rm{\;}}1{\rm{\;}}}}\) \(-\) \(\frac{{{\rm{x\;}}-\;4}}{{{\rm{x\;}}-{\rm{\;}}1}}\) bằng:

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Cho \(\frac{{{{\left( {x + y} \right)}^2}}}{{x - y}} = \frac{P}{{{x^2} - {y^2}}}\). Đa thức P là: 

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Một hình chóp tứ giác đều có độ dài cạnh bên bằng 25cm, đáy là hình vuông ABCD cạnh 30cm. Tính diện tích xung quanh của hình chóp.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có thể tích là 100 cm3; chiều cao của hình chóp là 3cm. Độ dài cạnh đáy của hình chóp đó là (Làm tròn đến hàng đơn vị)

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Độ dài một cạnh góc vuông và cạnh huyền của một tam giác vuông lần lượt là 3cm và 5cm. Diện tích của tam giác vuông đó là:

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Hình bình hành ABCD là hình chữ nhật khi:

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Cho phân thức: \(A = \frac{{1 - 2x}}{{1 - 4{x^2}}}\)

a) Với điều kiện nào của x thì giá trị của phân thức A được xác định?

b) Rút gọn phân thức A.

c) Tính giá trị nguyên của x để phân thức A có giá trị nguyên.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

1. Mái nhà của một chòi trên bãi biển có dạng hình chóp tứ giác đều như hình bên. Tính diện tích vải bạc cần dùng để phủ mái chòi, biết rằng người ta chỉ dùng một lớp vải bạt (Không tính phần viền xung quanh)

2. Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) có \(AB < AC\). Gọi \(M\) là trung điểm của \(BC\), kẻ \(MD\) vuông góc với \(AB\) tại \(D\), \(ME\) vuông góc với \(AC\) tại \(E\).

a) Chứng minh \(AM = DE\).

b) Chứng minh tứ giác \(DMCE\) là hình bình hành.

c) Gọi \(AH\) là đường cao của tam giác \(ABC\) (\(H \in BC\)). Chứng minh tứ giác \(DHME\) là hình thang cân.

Xem lời giải >>